Một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự sinh trưởng của giống cao su ian873 tại xã noong hẻo huyện sìn hồ tỉnh lai châu (LV01295) (Trang 27)

4. Nội dung nghiên cứu

1.7. Một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố

của cây Cao su

+ Nhiệt độ:

Cây Cao su yêu cầu nhiệt độ cao đều, thích hợp từ 20oC – 28oC, có biên độ nhiệt độ chênh lệch ít và sợ rét.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung Quốc: nếu nhiệt độ bình quân ngày thấp hơn 15oC đỉnh ngọn bị ức chế. Nếu dưới 10oC thì hạt không nảy mầm, ảnh hưởng xấu đến trao đổi chất trong cây. Nếu dưới 5oC thì vỏ thân bị nứt, mủ không đông, có thể bị khô ngọn. Nếu dưới 0oC thì cây sẽ chết [13].

+ Chế độ mưa và độ ẩm không khí:

Cây Cao su cần nhiều nước, đòi hỏi phải có lượng nước mưa hàng năm cao và đều từ 1500 -2000mm. Nếu lượng mưa trung bình mỗi tháng dưới 50 mm đã ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng. Về tính chất mưa, cây Cao su yêu cầu mưa nhiều trận, vừa phải vào buổi chiều … vào khoảng 15 ngày mưa trong một tháng, mỗi trận mưa dưới 15 mm. Nếu mưa to hoặc mưa dầm đều không tốt vì làm cho sâu bệnh nhiều, mủ ít. Về độ ẩm không khí, Cao su cần tối thiểu từ 75% trở lên [13].

+ Chế độ gió:

Cây Cao su ưa lặng gió, nếu có gió mạnh sẽ làm cho lượng bốc hơi ở lá, trong mủ tăng lên, cành thân giòn dễ gẫy, sản lượng mủ thấp. Tốc độ gió

ảnh hưởng rất rõ đến đời sống cây Cao su: nếu tốc độ gió 1m/s thì tốt, từ 1- 2m/s không ảnh hưởng lớn lắm, nhưng từ 2-3m/s đã gây nhiều khó khăn trở ngại cho cây Cao su, nếu trên 3m/s thì cây phát triển không bình thường.

+ Chế độ ánh sáng:

Cây Cao su cần đầy đủ ánh sáng, song vẫn có khả năng chịu được bóng râm, nên theo Xemicop (Liên Xô) cho rằng cây Cao su thuộc loại cây trung tính. Theo kết quả nghiên cứu ở Hoa Nam (Trung Quốc): cường độ chiếu sáng thích hợp cho cây Cao su là 28.000 lux. Nếu thời gian chiếu sáng khác nhau thì sự sinh trưởng của cây cũng khác nhau (bảng 1.2) [13].

Bảng 1.2. Ảnh hưởng số giờ chiếu sáng đến sinh trưởng cây con

Chỉ tiêu

Xử lý ánh sáng Chiều cao cây (cm) Chu vi thân (cm)

Chiếu sáng 24h 31,9 0,8

Chiếu sáng tự nhiên 17,8 0,7

Chiếu sáng 6h 5,3 0,6

+ Điều kiện về đất đai và địa hình:

Độ dốc: độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng. Khi trồng Cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức. Cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Còn độ dốc 8% – 30% thì vẫn trồng được, nhưng phải chú ý đến các biện pháp chống xói mòn [13].

Độ sâu tầng đất: tầng sỏi dày, hay tầng đá tảng nông đều không thuận lợi cho cây Cao su, gây hạn chế phát triển rễ cọc. Cây Cao su sinh trưởng trên những nền đất này thường sinh trưởng kém về chiều cao, chậm tăng trưởng vành thân, có khi cành lá còn bị héo vàng sau 2 – 3 năm trồng. Vì vậy độ sâu

lý tưởng cho trồng cây Cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8m thì vẫn có thể trồng được [13].

Cây Cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu lý hoá tính của đất cao. Về hoá tính phải là đất tốt, nhiều mùn, giầu N, P, K; có độ pH đất thích hợp cho cây Cao su là 4,5 – 5,5. Theo Edgar (1960), giới hạn pH đất có thể trồng là từ 3,5 - 7,0. Về lý tính yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước. Ngoài ra cây Cao su còn yêu cầu mực nước ngầm thấp, nơi có độ cao của mặt đất so với mặt biển từ 200m. Bình độ lý tưởng được khuyến cáo trồng Cao su là: vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng đến 500 – 600m, vị trí có vĩ độ 5 – 60… có thể trồng lên 400m [13].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự sinh trưởng của giống cao su ian873 tại xã noong hẻo huyện sìn hồ tỉnh lai châu (LV01295) (Trang 27)