4. Nội dung nghiên cứu
1.6.5. Nghiên cứu về bệnh phấn trắng
Bệnh phấn trắng được phát hiện đầu tiên vào năm 1918 tại Java, đến nay bệnh đã có mặt trên khắp thế giới. Bệnh thường xuất hiện từ khi mới mọc lá, hay trên những lá non gần trưởng thành nhưng còn có màu tím hay màu xanh lợt. Lá mắc bệnh thường mọc rủ xuống, mất hết vẻ bóng bẩy thường ngày, phiến lá co queo ở rìa. Mặt dưới lá thường xuất hiện những đám phấn trắng, bắt đầu từ đỉnh lá lan tràn xuống phiến lá dọc theo các gân chính. Khi bị bệnh nặng thì lá bị rụng hàng loạt, đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rụng lá lần thứ hai trong năm và cũng có thể gây chết cành.
Bào tử nấm có dạng hình trống, màu trắng, nhiều bào tử dính nhau thành chùm. Bệnh thường xuất hiện lúc trời có sương mù, đất thiếu đạm, nhiệt độ từ 20 – 300C. Bệnh thường xuất hiện vào mùa khô trong những ngày có sương mù, trung gian truyền bệnh chính là gió [21].
Các công trình nghiên cứu phòng chống bệnh hại cho cây Cao su cũng được nghiên cứu sâu rộng, kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất như: Phan Thành Dũng (2006), Tình hình bệnh cây Cao su tại Việt Nam, hiện trạng và hướng giải quyết. Viện nghiên cứu cây Cao su đã thành công trong quá trình nghiên cứu họ đã tìm ra phương pháp để trị các loại bệnh như: (biện pháp trị nấm hồng, loét sọc mặt cạo. Biện pháp sử dụng Validacin với nồng độ 2% trị nấm hồng. Chất bám dính 2000 trị bệnh nấm hồng. Biện pháp sử dụng dung môi Ridomil pha thuốc trị bệnh loét sọc mặt cạo...).
Các công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực khác đã được in ấn ban hành như: Đỗ Kim Thành (2006), Những tiến bộ kỹ thuật có thể áp dụng cho vườn Cao su tiểu điền tại Việt Nam [15]. Đặng Văn Vinh (2000), Một trăm năm Cao su ở việt nam [23]. Tống Viết Thịnh(2008), Tiến bộ về chẩn nghiệm dinh dưỡng, đánh giá phân hạng đất trồng cây Cao su [18]. Viện nghiên cứu cây Cao su Việt Nam (2006), Hội thảo cơ cấu giống 2006 – 2010 và quy trình sản xuất cây con một tầng lá, Lai khê, Bình Dương...
Ngoài các công trình kể trên chúng ta còn biết đến các ứng dụng trong quá trình trồng Cao su như: vấn đề diệt cỏ tranh đã được giải quyết cơ bản nhờ việc ứng dụng Glyphosate và bình phun PDA từ những năm 1995 – 1996. Trong khâu khai thác đã sử dụng máng chắn mưa, thử nghiệm kích thích mủ RRIMFLOW triển khai rộng năm 2006 để tăng năng suất. Trong xử lý nước thải các công ty đã nghiên cứu áp dụng công nghệ mới để xử lý mùi hôi, bước đầu đã có kết quả như ở công ty Cao su Bà Rịa, công ty Cao su Hoà Bình, công ty Cao su Đồng Nai...