C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
E. TIẾN TRÌNH 1 Ổn định
1. Ổn định
2.KTBC: Nêu cấu tạo & chức năng ti thể, lục lạp 3. Bài mới:
VII.Lưới nội chất
Hoạt động của GV & HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức
năng của lưới nội chất
-GV: Cho HS quan sát hình 16.1/SGK. Hãy cho biết trong tế bào nhân thực có những loại lưới nội chất nào?
-HS: Quan sát hình vẽ và trả lời
-GV: Lưới nội chất có cấu trúc như thế nào?
-HS: Đọc SGK và trả lời
-GV: Lưới nội chất có chức năng gì -HS: Đọc SGK và trả lời
-GV: Lưới nội chất hạt (gần nhân), lưới nội chất trơn (xa nhân), là hệ thống màng bên trong tế bào, chia tế bào chất thành những vùng tương đối cách biệt nhau. Lưới nội chất phân bố khắp tế bào tạo kênh dẫn truyền phân tử, tạo bề mặt lớn để enzim hoạt động, đây chính là con đường liên lạc giữa các phần khác nhau trong tế bào
-GV: Cho biết trong cơ thể người, loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển, loại tế bào nào coa lưới nội chất trơn phát triển?
-HS: Thảo luận và trả lời
-GV: Tế bào sản sinh nhiều prôtêin để xuất bào thì có lưới nội chất hạt phát triển. Tế bào sản xuất nhiều lipit thì có lưới nội chất trơn phát triển(TB vỏ tuyến thượng thận)
-Là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau chia tế bào chất ra thành nhiều xoang chức năng. -Lưới nội chất có 2 loại: +Lưới nội chất hạt: Trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào, có chức năng tổng hợp prôtêin. +Lưới nội chất trơn: Đính rất nhiều enzim phân hủy chất độc hại với tế bào, có khả năng tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại đối với tế bào. Ở tế bào thực vật còn có chức năng tổng hợp pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.
VIII.Bộ máy gôngi và lizôxôm Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc và
chức năng của bộ máy gôngi và lizôxôm.
-GV: Bộ máy gôngi có cấu trúc như thế nào?
-HS:Đọc SGK,quan sát tranh vẽ và trả
1.Bộ máy gôngi:
-Cấu trúc: Là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (tách biệt nhau) theo hình vòng cung
lời
-GV: Chức năng bộ máy gôngi? -HS: Đọc SGK và trả lời
-GV: Có thể xem bộ máy gôngi như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào
-GV: Cho HS quan sát hình 16.2/SGK và mô tả dòng di chuyển của vật chất -HS: Quan sát hình vẽ và mô tả
-GV: Prôtêin, lipit được tổng hợp từ lưới nội chất, được bao gói bằng các túi tiết gửi đến gôngi để gắn thêm các gốc đường ngắn(tạo nên glicôprôtêin và glicôlipit), sau đó lại được đóng gói vào trong các túi tiết để gửi đi các nơi trong tế bào hay xuất bào. TBĐV: 10- 20 thể gôngi, TBTV: hàng trăm thể gôngi
-GV: Cấu trúc và chức năng lizôxôm? -HS: Đọc SGK và trả lời
-GV: Điều gì xảy ra nếu lizôxôm của tế bào bị vỡ?
-HS: Thảo luận và trả lời -GV: Tế bào sẽ bị phá hủy
-Chức năng:
Thu gom, đóng gói, biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng.
2.Lizôxôm:
-Cấu trúc: Bào quan dạng túi, có 1 lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzim thủy phân
-Chức năng: Phân hủy tế bào, bào quan già, tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi, kết hợp với không bào tiêu hóa để phân hủy thức ăn
IX.Không bào Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu
trúc và chức năng của không bào.
-GV:Không bào có cấu trúc như thế nào?
-HS: Đọc SGK và trả lời -GV: Không bào có chức năng gì?
-HS: Đọc SGK và trả lời
-Cấu trúc: có 1 lớp màng bao bọc, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các iôn khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào
-Chức năng: khác nhau tùy từng loài sinh vật và từng loại tế bào
VD: +B cánh hoa thực vật: chứa sắc tố +Một số TB có không bào chứa chất phế thải
+Một số TBTV có không bào dự trữ chất dinh dưỡng
+Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa muối khoáng và nhiều chất khác→hút nước
4.Củng cố và dặn dò:
Cho HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ở cuối bài để củng cố
14/10/2010
Tiết 15 - Bài 17: TẾ BÀO NHÂN THỰC (TT) A. MỤC TIÊU
-Mô tả được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất, thành tế bào. B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về màng sinh chất, các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬDỤNG DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm D.PHƯƠNG TIỆN
- Tranh vẽ
E. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định 1. Ổn định
2.KTBC: Kiểm tra 15 phút: So sánh cấu tạo lưới nội chất và bộ máy gôngi.
-Giống: Đều là hệ thống màng đơn
-Khác: +Hệ thống màng của lưới nội chất tạo thành hệ thống các xoang dẹp và ống thông với nhau, gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn +Hệ thống màng của bộ máy gôngi tạo nên các túi dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau
3. Bài mới:
X. Màng sinh chất
Hoạt động của GV&HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của màng sinh chất.
-GV: Vị trí của màng sinh chất trong TB?
-HS: Trả lời.
-GV: Cho HS quan sát hình
-Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn có chọn lọc của tế bào.
1.Cấu tạo:
-Lớp kép phôtpholipit sắp xếp thành khung.
17.1/SGK. Hãy cho biết màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào?
-HS: Quan sát hình vẽ và trả lời
-GV: Những thành phần này sắp xếp, phân bố như thế nào để tạo nên màng sinh chất?
-HS: Quan sát hình vẽ và trả lời. -GV: Nếu màng sinh chất ở tế bào người có nhiều côlesteron thì sẽ gây tác dụng gì?
-HS: Thảo luận và trả lời.
-GV: Vì sao mô hình cấu trúc màng sinh chất lại được gọi là mô hình khảm động?
-HS: Thảo luận và trả lời.
-GV giải thích: Cấu trúc khảm là lớp kép phôtpholipit tạo thành khung liên tục, các phân tử prôtêin phân bố rải rác trên khung đó (trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin). Cấu trúc động là các phân tử prôtêin và phôtpholipit có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu
-GV: Bằng thí nghiệm nào người ta biết được màng sinh chất có cấu trúc khảm động?
-HS: Thảo luận và trả lời
-GV: Lai tế bào chuột với tế bào người. Tế bào chuột có các prôtêin trên màng đặc trưng có thể phân biệt được với các prôtêin trên màng sinh chất của người. Tế bào lai có các phân tử prôtêin của chuột & người xen kẽ nhau
-GV: màng sinh chất có chức năng gì?
-HS: Đọc SGK và trả lời
-Các phân tử prôtêin (khảm trên màng). Bao gồm:
+ Protein bám màng, có thể bám trên bề mặt màng tế bào hoặc khảm vào nửa lớp kép phôtpholipit.
+ Protein xuyên màng: Xuyên qua lớp kép phôtpholipit tạo lỗ và kênh vận chuyển.
→ Chức năng của protein màng: Vận chuyển các chất qua màng, thu nhận và xử lí thông tin cho tế bào.
-Ngoài ra còn có các phân tử côlesteron nằm xen kẽ với các phân tử phôtpholipit và rải rác trong 2 lớp lipit của màng (chiếm 25- 30 % lipit màng). Côlesteron nhiều làm cản trở sự đổi chỗ của phôtpholipit → giảm tính linh động của màng → màng ổn định hơn.
* Cấu trúc theo mô hình khảm động:
+Lớp kép phôtpholipit sắp xếp thành khung, trong đó có nhiều loại prôtêin khảm
+Các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể chuyển động
-Chức năng:
+Trao đổi chất có chọn lọc +Tiếp nhận và truyền thông tin (thụ thể)
+Nơi định vị nhiều loại enzim +Nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ (nhờ dấu chuẩn glicoprotein).
XI.Thành tế bào
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng thành tế bào. -GV: Vị trí thành tế bào? -HS: trả lời -GV: Thành phần hóa học của thành tế bào? -HS: Trả lời -GV: Chức năng thành tế bào? -HS: Trả lời -GV: Thành tế bào thực vật & thành tế bào vi khuẩn khác nhau như thế nào?
-HS: Thảo luận và so sánh
-Bao ngoài màng sinh chất -Tế bào thực vật: Thành xenlulozơ
-Tế bào nấm: Thành kitin
-Chức năng: Tạo bộ khung ngoài để ổn định hình dạng của tế bào, giúp bảo vệ bề mặt nhưng vẫn đảm bảo liên lạc giữa các tế bào.
4.Củng cố và dặn dò:
-Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất & cho biêt chức năng những thành phần tham gia cấu trúc màng
-Trong tế bào nhân thực, những bộ phận nào có cấu trúc màng đơn? Màng kép?
19/10/2010
Tiết 16 - Bài 18: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
A. MỤC TIÊU
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. - Phân biệt được vận chuyển thụ động & vận chuyển chủ động, xuất bào và nhập bào.
- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, dung dịch ưu trương, nhược trương và đẳng trương.
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về các kiểu vận chuyển các chất qua màng sinh chất (vận chuyển thụ động, chủ động, nhập bào và xuất bào).
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬDỤNG DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm D.PHƯƠNG TIỆN
- Tranh vẽ
E. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định 1. Ổn định
2. KTBC: Trình bày cấu trúc và chức năng màng sinh chất ? Thành TB ?
3. Bài mới
I. Vận chuyển thụ động (sự khuếch tán)
Hoạt động của GV&HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vận chuyển thụ động.
-GV làm thí nghiệm : Mở nắp lọ dầu gió→ Mọi người đều ngửi thấy mùi dầu. Yêu cầu HS giải thích tại sao? - HS: Giải thích.
-GV: Cho 1 ít tinh thể thuốc tím (K2MnO4) vào 1 cốc nước sạch , cho HS quan sát hiện tượng xảy ra
-HS: quan sát, thảo luận & giải thích -GV:Thế nào là vận chuyển thụ động ? -HS: Trả lời
-GV:Nguyên lý của sự vận chuyển này là gì?
-HS: trả lời
-GV: Tại sao khi rửa rau sống nếu ta cho nhiều muối vào vào nước để rửa rau thì rất nhanh bị héo?
-HS: Thảo luận trả lời
-GV: Tại sao khi ta chẻ rau muống , nếu không ngâm vào nước thì sợi rau thẳng nhưng nếu ngâm vào nước sạch thì sợi
-Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng . -Theo nguyên lý khuếch tán: là sự chuyển động của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Nước (dung môi) khuếch tán qua màng gọi là sự thẩm thấu. Tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với diện tích khuếch tán
- Vận chuyển thụ động có thể đạt cân bằng nồng độ các chất giữa trong và ngoài tế bào. - Vận chuyển thụ động tạo ra sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng.
*Dung dịch ưu trương: dung dịch có nồng độ chất tan lớn
rau muống chẻ lại cong lên? -HS: Thảo luận trả lời .
-GV: Cho HS phân biệt dung dịch ưu trương? Nhược trương? Đẳng trương? -HS: Đọc SGK và phân biệt.
hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
*Dung dịch nhược trương: dung dịch có nồng độ chất tan bé hơn nồng độ chất tan trong tế bào. *Dung dịch đẳng trương: dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
II. Vận chuyển chủ động (sự vận chuyển tích cực)
Hoạt động 2: Tìm hiểu vận chuyển chủ động
-GV: Cho HS đọc SGK & thảo luận + quan sát sơ đồ 18.2/SGK để giải thích các hiện tượng
-HS: Quan sát sơ đồ , thảo luận và giải thích
–GV: Thế nào là vật chuyển chủ động ?
-HS: Trả lời
-GV: Điểm nổi bậc của vận chuyển chủ động là gì ?
-HS: Trả lời.
-GV: Tính chọn lọc (đặc hiệu) , tốc độ nhanh và tiêu tốn ATP
-Là quá trình vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất vận chuyển (chất mang), tiêu dùng năng lượng ATP
III. Xuất bào , nhập bào.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng xuất bào, nhập bào.
GV: Nêu vấn đề : Làm thế nào mà có thể chọn được các chất đưa vào tế bào mặc dù nồng độ các chất đó ở môi trường ngoài thấp hơn nhiều so với trong TB khi trên màng sinh chất không có các kênh prôtêin để vận chuyển các chất theo kiểu tích cực? -HS: Thảo luận trả lời.
-GV: Tế bào sử dụng cách thực bào ,
+Nhập bào: Tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất. Gồm 2 loại:
-Thực bào: Màng tế bào biến đổi tạo thành bóng nhập bào để đưa các phần tử rắn vào tế bào
-Ẩm bào: đưa các chất ở dạng lỏng vào tế bào
ẩm bào nhờ thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất .
-GV: Cho HS quan sát hình 18.3 & mô tả hiện tượng thực bào .
-HS: Quan sát hình vẽ & mô tả. -GV: Các bóng nhập bào sẽ được lizôxôm tiêu hóa.
ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc các phân tử ra ngoài.
* 2 hiện tượng nhập bào và xuất bào cũng là quá trình vận chuyển chủ động, chỉ khác là 2 hiện tượng này có sự biến dạng màng tế bào.
4. Củng cố , dặn dò.
-Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động . -Điều kiện để xảy ra vận chuyển thụ động , chủ động . 21/10/2010
Tiết 17: BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
A. MỤC TIÊU
-Hệ thống lại các kiến thức đã học ở phần I và phần II(chương I+II) -Học sinh làm được một số bài tập thuộc 2 phần trên
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬDỤNG DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm D.PHƯƠNG TIỆN
-Câu hỏi và bài tập E. TIẾN TRÌNH 1.Ổn định
2.KTBC: 3.Bài mới:
-GV nêu các câu hỏi và bài tập
-HS nhớ kiến thức, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi, bài tập -GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Câu hỏi và bài tập Đáp án
tổ chức cơ bản của thế giới sống?
2.Liệt kê các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin.
3.Tìm từ phù hợp điền vào chỗ trống
Đường đôi có (1) như: saccarôzơ (do glucôzơ và fructôzơ kết hợp lại) có nhiều ở cây mía, lactôzơ (2) glucôzơ và galactôzơ và có nhiều trong sữa, đường mantôzơ do hai (3) glucôzơ tạo nên và là sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy tinh bột
4.Phân biệt mạng lưới nội chất với bộ máy gôngi về cấu trúc và chức năng
5.Vẽ hình và chú thích cấu trúc ty thể, lục lạp, màng sinh chất
6.Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Cho ví dụ
7.Phân biệt NST ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. Trong