2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Vietcombank Vũng Tàu được thành lập ngày 06/11/1982 và là một trong 5 chi nhánh cấp 1 đầu tiên trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày nay.
Vietcombank Vũng Tàu kế tục nhiệm vụ của Phòng Ngoại hối Vũng Tàu (được thành lập vào tháng 08/1977) trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước Tỉnh
Đồng Nai chỉ gồm 12 cán bộ. Đến năm 1979, Phòng Ngoại hối Vũng Tàu trở thành Phòng Thanh toán quốc tế trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (cũ), khi Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô được thành lập và hoạt động trên cơ sở Hiệp định Liên Chính phủ với Liên Xô cũ (nay là Liên bang Nga) vào tháng 06/1981.
Trước tình hình phát triển mạnh của công tác thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam, công việc của Phòng Thanh toán quốc tế ngày càng nhiều, nghiệp vụ thanh toán đối ngoại ngày càng mở rộng dẫn đến sự ra đời của Vietcombank Vũng Tàu vào ngày 06/11/1982 với số lượng 30 cán bộ ban đầu tại trụ sở chính.
Trong thời kỳ độc quyền hoạt động đối ngoại, là NH đối ngoại duy nhất trên địa bàn, Vietcombank Vũng Tàu nắm giữ hầu như toàn bộ thị phần dịch vụ NH quốc tế. Trong bối cảnh bị cấm vận kinh tế, thanh toán quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, song nhờ biết vận dụng các nghiệp vụ thanh toán qua NH và tổ chức tài chính quốc tế trung gian ở nước ngoài mà toàn bộ nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu với doanh số hàng triệu USD mỗi năm và mua sắm thiết bị chuyên ngành dầu khí, phục vụ nhu cầu thanh toán XNK cần thiết khác của các đơn vị tại địa phương luôn đảm bảo an toàn cao, không để bị chậm hoặc mất mát.
Từ chỗ chỉ thanh toán quốc tế liên quan đến dầu khí, đến nay Chi nhánh là một ngân hàng lớn của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với nhiều dịch vụ đa dạng. Vietcombank Vũng Tàu phát huy lợi thế của Vietcombank về các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến. Liên tục trong 30 năm kể từ ngày thành lập, nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng với tốc độ cao. Bên cạnh công tác thanh toán XNK, Vietcombank Vũng Tàu đã triển khai các dịch vụ hỗ trợ như kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ… vừa đáp ứng nhu cầu của các đơn vị kinh doanh vừa mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng.
Những năm gần đây, hàng loạt Ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam cộng thêm hàng chục cơ sở Ngân hàng TMCP trên địa bàn tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt làm giảm sút thị phần của Vietcombank.
Thực tế đòi hỏi Vietcombank và Vietcombank Vũng Tàu phải có chiến lược khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế, nhằm phát huy lợi thế và hạn chế bất lợi.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên Vietcombank Vũng Tàu vẫn duy trì sự phát triển đều mỗi năm. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2002 đến nay, bằng việc tiếp thị các sản phẩm mới đa dạng của Vietcombank, áp dụng chính sách khách hàng mềm dẻo và linh hoạt như mở thư tín dụng không ký quỹ, lãi suất ưu đãi hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn, tài trợ kịp thời cho khách hàng. Vietcombank Vũng Tàu không ngừng mở rộng quy mô và đối tượng quan hệ tín dụng sang các vùng lân cận, thực hiện tốt công tác thanh toán quốc tế, đem lại hiệu quả thiết thực.
Đến nay Chi nhánh có 168 cán bộ công nhân viên. Không chỉ tăng về số lượng, đội ngũ lao động của Chi nhánh còn trưởng thành về nghiệp vụ, nhất là kinh nghiệm hoạt động quốc tế, có trình độ, đảm bảo tiếp thu kịp thời các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong hoạt động dịch vụ NH, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ trong hệ thống dịch vụ NH quốc tế của Vietcombank như: hệ thống thanh toán SWIFT, hệ thống NH bán lẻ, hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ATM. Chi nhánh ứng dụng công nghệ để triển khai nhiều phần mềm quản lý như: chương trình quản lý và kinh doanh vốn, tài trợ thương mại,... đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đem lại hiệu quả đầu tư tốt nhất.
Vietcombank Vũng Tàu trở thành trung tâm giao dịch có uy tín trên địa bàn, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Với những thành tích đã đạt được Vietcombank Vũng Tàu đã
nhận được rất nhiều giấy khen, bằng khen của NHNN, Uỷ Ban nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, vào năm 2002 Vietcombank Vũng Tàu vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba. Năm 2007, nhân kỷ niệm 25 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể Chi nhánh Vietcombank Vũng Tàu được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì.
Ngày 01/06/2008, NHNT Việt Nam chính thức chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần với tên gọi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB Việt Nam). Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Vũng Tàu cũng thay đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP với tên gọi “Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu” (Vietcombank Vũng Tàu).
2.2.2 Mạng lưới hoạt động và cơ cấu tổ chức của Vietcombank Vũng Tàu.
Vietcombank Vũng Tàu có 1 trụ sở chính, 4 phòng giao dịch (PGD) và 1 quỹ tiết kiệm:
Trụ sở chính: số 27 Trần Hưng Đạo, Phường 1, TP. Vũng Tàu;
Phòng Giao dịch số 01: số 30 Phạm Hồng Thái, Phường 6, TP. Vũng Tàu;
Phòng Giao dịch số 02: số 1 Lý Thường Kiệt, P.Phước Trung, TP. Bà Rịa;
Phòng Giao dịch số 03: Thị trấn Phú Mỹ, Huyện Tân Thành;
Phòng Giao dịch Lê Lợi: số 27 Lê Lợi, Phường 4, TP. Vũng Tàu;
Quầy tiết kiệm (trực thuộc Phòng Kinh doanh dịch vụ - Trụ sở chính): số 169 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 4, TP. Vũng Tàu.
Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Vũng Tàu gồm 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và 10 phòng chức năng với nhiệm vụ chính như sau:
+ Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành, quản lý chung toàn bộ hoạt động Ngân hàng theo pháp luật, trực tiếp quản lý mảng hành chính nhân sự, khách hàng, kiểm tra nội bộ, vốn và kinh doanh ngoại tệ, …
+ Phó Giám đốc 1: phụ trách kế toán tài vụ, vi tính, kinh doanh dịch vụ, các phòng giao dịch…
+ Phó Giám đốc 2: phụ trách quản lý nợ, quản lý rủi ro, thanh toán quốc tế, ngân quỹ, công tác hành chính quản trị
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vietcombank Vũng Tàu
(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự - Vietcombank Vũng Tàu)
Đến cuối năm 2011, Vietcombank Vũng Tàu có 168 nhân viên, trong đó có 98 nữ - chiếm 58.33% và 70 nam - chiếm 41.67% với độ tuổi bình quân là 33 tuổi, được đào tạo về lý luận, nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay.
Giám đốc Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 1 Kiểm tra nội bộ P.Vốn và P.Hành Chính Nhânsự KDNT P. Khách hàng P. Quản
lý nợ P. Thanh toán Quốc Tế P. Ngân quỹ
Quầy Tiết Kiệm P. Kế toán Tài vụ P.Kinh doanh dịch vụ PGD số 1 PGD số 2 PGD số 3 PGD Lê P. Vi tính Lợi
2.2.3 Tình hình hoạt động.
2.2.3.1 Các hoạt động chủ yếu của Vietcombank Vũng Tàu.
Dịch vụ ngân hàng: Chi nhánh cung cấp các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi giao dịch chứng khóan, tiền gửi có kỳ hạn, dịch vụ quản lý vốn tập trung, dịch vụ đầu tư tự động; phát hành thẻ thanh toán liên kết giữa Vietcombank và một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, như hàng không, viễn thông. Vietcombank Vũng Tàu phát hành và chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ thông dụng trên thế giới là Visa, Master Card, JCB, American Express, Diners Club và China Union Pay. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể sử dụng các loại thẻ khác như Vietcombank Connect 24 (thẻ ghi nợ nội địa), Vietcombank Connect 24 Visa và Vietcombank Mastercard (thẻ ghi nợ quốc tế).
Tiết kiệm và đầu tư: Chi nhánh thu hút nguồn tiền tiết kiệm từ dân cư và doanh nghiệp bằng nhiều chương trình hấp dẫn.
Cho vay:
Cá nhân: cho vay cán bộ công nhân viên; cho vay cán bộ quản lý điều hành; cho vay mua nhà dự án; cho vay mua ô tô; thấu chi tài khoản cá nhân; sản phẩm kinh doanh tài lộc; bảo an tín dụng;
Doanh nghiệp: cho vay vốn lưu động; cho vay dự án đầu tư.
Bảo lãnh: Vietcombank Vũng Tàu cung cấp dịch vụ bảo lãnh đa dạng như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước (bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hoặc bảo lãnh tiền đặt cọc), bảo lãnh khoản tiền giữ lại (bảo lãnh chất lượng công trình, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh bảo dưỡng), bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, bảo lãnh du học, các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Dịch vụ thanh toán: Chuyển và nhận tiền trong nước và nước ngoài, thanh toán séc trong nước và séc nước ngoài; dịch vụ thanh toán XNK; dịch vụ trả lương tự động; thanh toán gạch nợ tự động tiền mua bán hàng hóa và dịch vụ qua các kênh thanh toán ngân hàng (thanh toán billing) như hệ thống giao dịch tự động ATM, POS, Internet banking, thanh toán tại quầy.
Kinh doanh ngoại tệ: mua bán ngoại tệ với nhiều hình thức như Spot, Forward,... và thực hiện giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ.
Ngân hàng điện tử: dịch vụ này tại Chi nhánh rất phong phú, gồm nhiều hình thức như: ngân hàng trực tuyến VCB - iBanking, dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động VCB – SMS Banking, dịch vụ nạp tiền điện thoại qua tin nhắn di động VCB - eTopup, dịch vụ ngân hàng điện tử 24/7 qua điện thoại VCB – Phone Banking, dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động.
2.2.3.2 Kết quả kinh doanh của Vietcombank Vũng Tàu.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vũng Tàu giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: tỷ VND
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 (%) So sánh 2011/2010 (%) Tổng nguồn vốn huy động (quy VND) 17,598.37 5,469.77 4,660.40 (68.92) (14.8)
Dư nợ cho vay 2,114.82 2,550.01 2,636.28 20.58 3.38
Thu nhập 500.37 389.27 418.41 (22.20) 7.49
Chi phí 319.87 204.07 207.90 (36.20) 1.88
Lợi nhuận 180.50 185.20 210.51 2.60 13.67
Từ năm 2009 đến hết năm 2011, dù nguồn vốn huy động VND tại Chi nhánh có tăng, nhưng đà sụt giảm quá lớn của nguồn vốn USD khiến tổng nguồn vốn huy động quy VND lại giảm còn 68.92% (năm 2010 so với năm 2009). Từ năm 2008, các doanh nghiệp dầu khí chuyển qua Ngân hàng TMCP Đại Dương giao dịch dưới áp lực của Tập đoàn dầu khí, gây sụt giảm mạnh về nguồn vốn USD tại Chi nhánh.
Dư nợ tín dụng tại Chi nhánh có tăng qua các năm. Chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng là các khoản cho vay về dầu khí, thép, sản xuất điện, nước, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Dù tăng cường cho vay, đem lại lợi nhuận cao hơn nhưng công tác quản trị nợ vẫn luôn được Vietcombank Vũng Tàu chú trọng, tỷ trọng nợ xấu của Chi nhánh thấp, từ 1.91% (năm 2009) xuống còn 0.4% (năm 2011) trên tổng dư nợ.
Thu nhập và chi phí của năm 2011 đều sụt giảm so với năm 2009. Năm 2009, do nguồn vốn huy động tại Chi nhánh cao nên trả lãi tiền gửi cao (231.42 tỷ đồng). Đến năm 2010, nguồn vốn huy động giảm mạnh làm chi phí trả lãi tiền gửi giảm (158,21 tỷ đồng), việc ra đi của một số doanh nghiệp dầu khí đã làm giảm thu nhập của Chi nhánh, lợi nhuận năm 2010 chỉ tăng 2.60% so với năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2011, mặc dù nguồn vốn huy động đạt thấp nhất trong 3 năm (2009 - 2011), giảm 14.8% so với năm 2010 nhưng Vietcombank Vũng Tàu vẫn đạt được lợi nhuận cao, gia tăng 13.67% so với năm 2010.
Trên tổng thể, các dịch vụ Vietcombank Vũng Tàu cung cấp cho khách hàng đều rất tốt, mang lại lợi nhuận cao.
2.3 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Vũng Tàu.
Tại Vietcombank Vũng Tàu, phòng TTQT thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán L/C, nhờ thu chứng từ, trong đó, thanh toán chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao về doanh số.
Bảng 2.2: Doanh số thanh toán XNK tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011:
Đơn vị: Triệu USD
Năm 2009 2010 2011
Doanh số XK 360 422 800
Doanh số NK 600 725 700
Tổng cộng 960 1,147 1,500
(Nguồn: Báo cáo Hoạt động TTQT của Vietcombank Vũng Tàu năm 2009 - 2011)
Nhìn chung, doanh số XNK của Vietcombank Vũng Tàu tăng đều qua các năm, nhất là thanh toán XK do nỗ lực thu hút khách hàng cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tốc độ tăng doanh số xuất khẩu cao hơn doanh số nhập khẩu và năm 2011 kim ngạch xuất khẩu vượt kim ngạch nhập khẩu.
Doanh thu từ nghiệp vụ XNK lại không tăng tương ứng, một mặt do chính sách Hội sở chính miễn giảm phí chuyển tiền đến cho doanh nghiệp XK, một mặt do chi nhánh hỗ trợ phí dịch vụ cho doanh nghiệp XNK trên địa bàn có doanh số cao là khách hàng thân thiết của chi nhánh.
2.3.1 Thanh toán xuất khẩu.
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán XK theo phương thức thanh toán tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu USD
Phương thức thanh toán
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số Số món Chuyển tiền 290 4,000 350 4,800 650 5,300
L/C 58.2 380 70.5 390 148.2 410
Nhờ Thu 0.8 9 1.5 12 1.8 15
Tổng cộng 360 4,389 422 5,202 800 5,725
Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ có mặt nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực dầu khí, cảng biển, du lịch, xây dựng,..., Vietcombank Vũng Tàu đuợc hầu hết doanh nghiệp chỉ thị nhận thanh toán tiền chuyển về. Doanh số chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch XK của chi nhánh do phương thức chuyển tiền được miễn phí, phương thức tín dụng chứng từ chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu và phương thức nhờ thu có doanh số thấp nhất do doanh nghiệp XK không chuộng.Năm 2011, trị giá và số món thanh toán tăng cao so với các năm trước, đặc biệt ghi nhận sự tăng đột biến của doanh số thanh toán chuyển tiền, số món thanh toán L/C cũng gia tăng đáng kể với trị giá từng món cao nên doanh số thanh toán L/C tăng gấp đôi so với năm 2010.
Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán XK theo phương thức thanh toán tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011
Do đặc thù của địa bàn hoạt động và động cơ thành lập, doanh số thanh toán xuất khẩu chủ yếu của Vietcombank Vũng Tàu là xăng dầu, dịch vụ dầu khí, vận tải, thủy sản,…
Bảng 2.4: Số liệu thanh toán XK tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009- 2011 theo nhóm hàng
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng 2009 2010 2011 Xăng dầu 92 105 190 Thủy sản 30 35 44 Vận tải 45 55 250 Khác 193 227 316 Tổng cộng 360 422 800
(Nguồn: Báo cáo Hoạt động TTQT của Vietcombank Vũng Tàu năm 2009 - 2011)
Từ năm 2007, theo cơ chế chuyển tiền tập trung của Hội sở chính Vietcombank, phần lớn tiền xuất khẩu dầu thô ủy thác của Công ty Petechim (đơn vị đóng tại địa bàn Thành phố Hồ chí Minh) cho Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro được chuyển về Vietcombank Hồ Chí Minh dẫn đến tỷ trọng xuất khẩu dầu thô giảm dần, thay vào đó là các mặt hàng thủy sản, vận tải, … có biến động tăng giảm theo từng năm không đáng kể, do doanh nghiệp có kế hoạch ổn định với đối tác. Riêng các mặt hàng khác, doanh số lại tăng dần đều, phản ảnh mức độ tăng truởng và đa dạng của hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh.
2.3.2 Thanh toán nhập khẩu.
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán NK theo phương thức thanh toán tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu USD
Phương thức thanh toán
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số Số món Doanh số Số món Doanh số Số món