Phân loại thư tín dụng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH VŨNG TÀU.PDF (Trang 33)

(i) Thư tín dụng không thể huỷ ngang:

Là một loại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền tự ý sửa đổi hay huỷ bỏ thư tín dụng đó. Loại L/C không thể huỷ ngang bảo đảm quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Nếu L/C không ghi rõ thì mặc định là không thể huỷ ngang.

(ii) Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận:

Là loại thư tín dụng không huỷ ngang và được một ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C, tức là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được. Với L/C này quyền lợi của nhà xuất khẩu được đảm bảo hơn. Khi nhà xuất khẩu không hoàn toàn tin tưởng vào ngân hàng mở L/C, đặc biệt khi giá trị L/C tương đối lớn, để đảm bảo, có khi ngân hàng xác nhận yêu cầu

ngân hàng mở L/C phải ký quỹ trước (có trường hợp phải ký quỹ 100% giá trị L/C) và phải trả phí cho ngân hàng xác nhận. Thông thường ngân hàng mở L/C sẽ nhờ ngân hàng thông báo xác nhận luôn L/C (xem Sơ đồ 1.4).

Sơ đồ 1.4: Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận

(iii) Thư tín dụng không thể huỷ ngang và không được truy đòi:

Là loại L/C không thể huỷ bỏ trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho nhà xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền trong bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại L/C này, nhà xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi tiền người ký phát”.

(iv) Thư tín dụng tuần hoàn:

Là loại L/C không hủy ngang trong đó quy định rằng khi L/C sử dụng hết hạn mức hoặc sau khi hết hạn giao hàng của L/C thì nó tự động phục hồi giá trị như cũ và cứ tuần hoàn như vậy đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng. Loại L/C tuần hoàn này được áp dụng trong trường hợp bên xuất khẩu và bên nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng mua bán không thay đổi. Khi áp dụng L/C tuần hoàn, nhà nhập khẩu có lợi ở hai điểm lớn: không bị đọng vốn, giảm được phí tổn mở L/C. Thư tín dụng tuần hoàn được chia làm hai loại: NH mở L/C Người NK Nh xác nhận NH thông báo L/C Người XK Hợp đồng ngoại thương L/C (2) Xác nhận L/C (3) Đơn mở L/C (1) L/C (4)

+ Loại có tích luỹ: cho phép chuyển hạn mức ở vòng trước vào vòng sau và cứ như vậy cho đến vòng cuối cùng, nghĩa là trong thời hạn hiệu lực của L/C, nhà xuất khẩu nếu vì lý do nào đó, không giao đủ số lượng, giá trị trên L/C thì qua vòng kế tiếp được giao hàng bù cho phần còn thiếu trước đó. + Loại không tích luỹ: không cho phép chuyển số dư của vòng trước vào vòng sau.

Ngoài ra L/C tuần hoàn có thể chia làm ba phương thức tuần hoàn: L/C tuần hoàn tự động, L/C tuần hoàn không tự động, L/C tuần hoàn bán tự động.

(v) Thư tín dụng giáp lưng:

Là loại thư tín dụng không hủy ngang được mở căn cứ vào một L/C khác làm đảm bảo. Theo L/C này, nhà xuất khẩu căn cứ vào L/C của nhà nhập khẩu mở, yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho nhà xuất khẩu khác hưởng. Thư tín dụng giáp lưng thường được sử dụng trong trường hợp L/C gốc không cho phép chuyển nhượng hay khi các chứng từ cần có theo L/C gốc không trùng hợp với các chứng từ của L/C thứ hai và người trung gian muốn giữ bí mật một số thông tin.

Khi áp dụng L/C giáp lưng cần phải thỏa mãn những điều kiện sau: + Hai thư tín dụng gốc và giáp lưng phải thông qua một ngân hàng trực tiếp phục vụ nhà xuất khẩu.

+ Giá trị L/C gốc phải lớn hơn hoặc bằng giá trị L/C giáp lưng. Nhà XNK trung gian hưởng chênh lệch này.

+ L/C gốc phải được mở sớm hơn L/C giáp lưng.

(vi) Thư tín dụng đối ứng:

Là loại L/C không hủy ngang trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được phát hành, tức là nhà xuất khẩu khi nhận được L/C do nhà nhập khẩu phát hành thì phải phát hành lại L/C tương ứng thì cà hai L/C mới có giá trị.

Loại L/C đối ứng được sử dụng khi giữa hai bên XNK có quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công, nguyên liệu bao tiêu thành phẩm. Trong gia công, L/C nhập thành phẩm sẽ là L/C trả ngay, L/C nhập nguyên liệu là L/C trả chậm.

(vii) Thư tín dụng thanh toán chậm (Deferred payment):

Là loại L/C không hủy ngang trong đó quy định ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu.

(viii) Thư tín dụng với điều khoản đỏ:

Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ, theo đó, người mở L/C cho phép nhà xuất khẩu được quyền tháo khoán một số tiền nhất định trước khi giao hàng. Vì thế thư tín dụng này còn gọi là thư tín dụng ứng trước.

(ix) Thư tín dụng dự phòng:

Để đảm bảo quyền lợi cho nhà nhập khẩu, trong trường hợp nhà xuất khẩu không giao hàng đúng theo hợp đồng, nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phòng trong đó quy định rằng nếu nhà xuất khẩu không thực hiện hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho nhà nhập khẩu. Loại thư tín dụng này cũng được thực hiện đúng quy định trong UCP600 và ISP98.

(x) Thư tín dụng có điều khoản T/TR:

Là loại thư tín dụng thông thường nhưng có quy định cho phép ngân hàng phục vụ người hưởng lợi sau khi kiểm tra thấy bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện đã quy định trong L/C thì được phép điện đòi tiền ngân hàng mở L/C hay một ngân hàng được chỉ định trong thư tín dụng. Nó được áp dụng trong trường hợp hai ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau.

(xi) Thư tín dụng có thể chuyển nhượng:

Là loại L/C không huỷ ngang trong đó quy định quyền được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ trị giá L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Tuy nhiên việc chuyển nhượng chỉ được phép tiến hành một lần, không thể chuyển nhượng theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ hai cho bất kỳ người hưởng lợi tiếp theo nào khác, nghĩa là chỉ được phép tái chuyển nhượng cho người khác khi L/C có quy định không hạn chế chuyển nhượng. Trong trường hợp người thứ hai không giao hàng hoặc không giao đúng hàng hay chứng từ không hoàn hảo thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm về phía bên xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên thanh toán. L/C này được sử dụng khi mua hàng qua các đại lý, qua trung gian. L/C chuyển nhượng phải ghi chữ “có thể chuyển nhượng (transferrable)” trên L/C.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH VŨNG TÀU.PDF (Trang 33)