Nội dung thư tín dụng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH VŨNG TÀU.PDF (Trang 29)

Thư tín dụng thông thường chứa đựng những nội dung cơ bản sau: a) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C:

+ Số hiệu L/C: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C. Số hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C, đặc biệt là tham chiếu khi lập hối phiếu đòi tiền.

+ Địa điểm mở L/C: Là nơi ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Địa điểm này liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết mâu thuẫn nếu có.

+ Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh hiệu lực về sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng. Ngày mở L/C còn có ý nghĩa như là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng thời hạn như trong hợp đồng không.

b) Loại thư tín dụng:

Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan tới thư tín dụng cũng rất khác nhau. Do đó, khi mở thư tín dụng, người có nhu cầu cần phải xác định cụ thể loại thư tín dụng nào cần mở.

c) Tên, địa chỉ của những người liên quan:

Những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ bao gồm người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C cần được chỉ rõ ràng tên và địa chỉ trong thư tín dụng.

d) Số tiền của thư tín dụng:

Số tiền của thư tín dụng là một nội dung rất quan trọng được quy định rất chặt chẽ, thể hiện qua việc phải ghi bằng số, và bằng chữ thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, cụ thể, không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối có thể gây khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là dựa vào cách ghi số lượng mà ghi số tiền cho hợp lý, nếu số lượng có thể ghi chính xác thì số tiền ghi chính xác, nếu không thì ghi dung sai cho phép. Theo điều 30 UCP600 thì các từ “vào khoảng”, “xấp xỉ”, “độ chừng” hoặc các từ tương đương được hiểu là dung sai cho phép +/- 10%.

e) Thời hạn hiệu lực của L/C:

Thời hạn hiệu lực là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều khoản đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.

Thời hạn hiệu lực của L/C kéo dài quá thì nhà nhập khẩu bị đọng vốn, nhà xuất khẩu có lợi và có thời gian rộng rãi hơn cho việc lập và xuất trình chứng từ thanh toán. Ngược lại, thời gian hiệu lực của L/C ngắn quá thì tránh ứ đọng vốn cho nhà nhập khẩu nhưng lại gây khó khăn cho nhà xuất khẩu trong việc lập và xuất trình chứng từ thanh toán vì thời gian quá eo hẹp. Vì vậy cần phải xác định một thời hạn hiệu lực của L/C hợp lý vừa tránh ứ đọng vốn cho nhà nhập khẩu vừa không gây khó khăn trong việc xuất trình chứng từ thanh toán của nhà xuất khẩu. Việc xác định này cần thỏa mãn các nguyên

tắc sau:

Thứ nhất, ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hiệu lực của L/C. Trong thực tế, việc “L/C quy định ngày giao hàng trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C” vẫn xảy ra và nhà xuất khẩu vẫn có thể đáp ứng yêu cầu này.

Thứ hai, ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số của số ngày cần có để thông báo L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho nhà nhập khẩu nếu mặt hàng xuất phức tạp, phải chở từ xa để ra đến cảng và phải chế biến trước khi giao. Nếu giao hàng vào mùa ẩm ướt thì số ngày chuẩn bị giao hàng phải nhiều, ngược lại nếu là sản phẩm công nghiệp thì không cần đòi hỏi số ngày chuẩn bị quá lớn. Theo UCP600, nếu L/C không cấm giao hàng trước ngày mở L/C, các ngân hàng liên quan phải chấp nhận chứng từ (trong đó có B/L làm cơ sở xác định ngày giao hàng) phát hành trước ngày mở L/C và trên thực tế, chuyện này vẫn xảy ra tuy không thường xuyên.

Ngoài ra, ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.

f) Thời hạn trả tiền của L/C:

Thời hạn trả tiền có liên quan tới việc trả tiền ngay hay trả tiền sau, tùy thuộc vào hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả chậm). Trong trường hợp này phải lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

g) Thời hạn giao hàng:

thương mại. Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời hạn giao hàng một số ngày thì đương nhiên ngân hàng mở thư tín dụng cũng phải hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm tương ứng. Trong thực tế có nhiều trường hợp gia hạn thời hạn giao hàng nhưng giữ nguyên thời hạn hiệu lực.

h) Điều khoản về hàng hóa:

Điều khoản về hàng hóa chỉ ra những quy định liên quan đến hàng hóa, bao gồm tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký hiệu, ….

i) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa:

Điều kiện giao hàng (FOB,CIF,C&F…), nơi gửi hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng… được ghi vào L/C. Thông thường điều kiện giao hàng tuỳ thuộc vào khả năng cung ứng của nhà xuất khẩu, khả năng nhận của nhà nhập khẩu, khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải, hàng hóa phải được giao trên boong tàu. Nếu nhận thấy những điều kiện giao hàng trong L/C không thể thực hiện được thì nhà xuất khẩu có thể đề nghị điều chỉnh L/C.

Các bên thường chọn điều kiện chuẩn theo Incoterms và phải chỉ rõ là Incoterms 1990, 2000 hay 2010.

j) Các chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình:

Yêu cầu về việc lập và xuất trình các loại chứng từ cần phải được nêu cụ thể và chặt chẽ trong L/C, xuất phát từ đặc điểm của hàng hóa, của phương tức vận tải, của công tác thanh toán và tín dụng, của tính chất hợp đồng và các nguồn pháp lý có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó.

Cam kết của ngân hàng mở L/C là nội dung cuối cùng của L/C, ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng L/C này. Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C trong các mẫu L/C đều giống nhau.

l) Những điều kiện đặc biệt khác:

Những điều kiện khác có thể liệt kê như phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp dụng….

m) Chữ ký của ngân hàng mở L/C:

L/C thực chất là một khế ước dân sự. Do vậy người ký L/C cũng phải là người có năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện một quan hệ pháp luật. Nếu gửi bằng telex, swift thì không có chữ ký, chỉ căn cứ vào mã khóa (testkey) của L/C.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH VŨNG TÀU.PDF (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)