Kỹ thuật phân tích

Một phần của tài liệu Kế toán trách nhiệm tại tập đoàn hoàng anh gia lai (Trang 37 - 42)

Kỹ thuật phân tích dọc: Là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể qui mô chung.

Kỹ thuật phân tích ngang: là Sự so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu.

* Các yếu tố tác động đến hoạt động của trung tâm trách nhiệm

Kết quả thu được từ kỹ thuật phân tích không chỉ đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm trách nhiệm mà còn chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng.

- Biến động xảy ra do nhiều yếu tố tác động vừa chủ quan vừa khách quan.

- Biến động có thể xuất phát từ chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp hay do các yếu tố của môi trường bên ngoài gây ra.

- Biến động có thể được tạo ra do nhân tố tác động tiêu cực và nhân tố tác động tích cực.

Phân tích xác định vấn đề và nguyên nhân là nhằm để:

- Xác định trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong đơn vị để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, đồng thời có chế độ thưởng phạt thích hợp để nâng cao tính tích cực, khuyến khích nhân viên cố gắng hoàn thành mục tiêu ở kỳ sau.

- Trường hợp các nhân tố ảnh hưởng nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp thì việc phân tích sẽ trợ giúp nhà quản lý định hướng hoạt động của doanh nghiệp theo hướng có lợi nhất, giảm thiểu rủi ro hoạt động cho doanh nghiệp.

Ý nghĩa của qui trình phân tích đối với hệ thống kế toán trách nhiệm không chỉ dừng lại hai nhiệm vụ trên. Thông qua việc đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm, nhà quản trị có thể xác định đâu là thế mạnh đâu là điểm yếu của đơn vị mình, từ đó có biện pháp duy trì và phát huy

các nguồn lực một cách hợp lý. Với ý nghĩa to lớn này, quá trình phân tích còn

đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trong kỳ đến (xây dựng mục tiêu mới, bắt đầu vòng tuần hoàn mới) và định hướng hoạt động của doanh nghiệp về lâu dài.

Tuy nhiên không phải bất cứ hoạt động hay yếu tố nào đều có thể đo lường cụ thể do đó phân tích thật sự là công cụ tích cực và hiệu quả cho hoạt động quả lý thì đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa những thông tin tài chính với thông tin phi tài chính và tất nhiên là cần một nhà phân tích có tài phán đoán và nhạy bén.

1.6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCHNHIỆM TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHIỆM TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Kế toán trách nhiệm không chỉ đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn xác định ở đâu, ai là người chịu trách nhiệm, bộ phận nào có quyền kiểm soát đối với hoạt động xảy ra. Nói cách khác, kế toán trách nhiệm chính là sự nhân cách hóa hệ thống kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị nên về cơ bản cũng có đầy đủ nội dung của kế toán quản trị, nó thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý ở các bộ phận đối với mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Để thấy rõ ý nghĩa của hệ thống kế toán trách nhiệm trong quản trị doanh nghiệp ta xem xét sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá trình kế toán:

Xác định mục tiêu Hình thành các chỉ tiêu kinh tế Xây dựng kế hoạch Lập các bảng dự toán

Tổ chức thực hiện Thu thập kết quả thực hiện Kiểm tra, đánh giá Lập các báo cáo thực hiện

Hình 1.3: Mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá trình kế toán

Qua sơ đồ trên ta thấy quá trình kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với các chức năng quản trị, hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Khi quá trình kế toán đó được tổ chức lại một cách có hệ thống, hoàn chỉnh thì sẽ đảm bảo cung cấp cho nhà quản trị một lượng thông tin đầy đủ, có chất lượng, phục vụ tốt nhất cho nhà quản trị trong việc ra quyết định. Đó là việc thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.

Do là một bộ phận của kế toán quản trị nên kế toán trách nhiệm cũng sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của kế toán quản trị để hỗ trợ cho quá trình thu thập và xử lý thông tin. Thông tin kế toán trách nhiệm cung cấp phục vụ cho nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy thông tin kế toán được thiết kế thành các chỉ tiêu phục vụ quá trình ra quyết định theo các tiêu chuẩn tương ứng của các cấp ra quyết định. Rõ ràng số liệu sẽ vô dụng nếu thiếu các tiêu chuẩn để so sánh với nó. Vì lẽ đó, các thông tin kế toán trách nhiệm cung cấp ở các bộ phận được thiết kế thành các chỉ tiêu có thể so sánh được số liệu thực tế với các dự án, định mức hay mục tiêu đã đặt ra. Nhờ thông tin được thiết kế dưới dạng so sánh được mà nhà quản trị cấp cao có thể đánh giá các

bộ phận có hay không hoàn thành kế hoạch, từ đó đánh giá chính xác thành quả của các bộ phận.

Một đặc điểm nữa của thông tin do kế toán trách nhiệm cung cấp là nó được phản ánh một cách chính xác trong mối quan hệ giữa các nhân tố. Việc sử dụng các dạng đồ thị, phương trình toán học có thể biểu thị mối tương quan rõ nét giữa các thông tin với nhau cũng như xu hướng biến thiên của thông tin, hỗ trợ công tác phân tích và lập dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong một doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của doanh nghiệp, do đó hầu hết các quyết định quản trị của doanh nghiệp đều có liên quan đến chi phí. Vì vậy chi phí sẽ được phân loại theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi loại quyết định, đáp ứng mục tiêu quản lý cụ thể. Để phục vụ cho yêu cầu quản trị, các báo cáo trách nhiệm phải thể hiện khả năng kiểm soát chi phí, đồng thời chi phí được phân loại thành chi phí bất biến và chi phí khả biến, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí xác định và chi phí cơ hội… Việc phân loại chi phí như vậy sẽ giúp nhà quản trị cấp cao thấy được khả năng kiểm soát chi phí của các nhà quản lý bộ phận, từ đó có các biện pháp và quyết định phù hợp để giảm thiểu chi phí.

Tóm lại, việc thiết lập một hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp. Thông qua quá trình định lượng các thông tin kinh tế, đánh giá tình hình thực hiện ở từng bộ phận và trách nhiệm của nhà quản lý bộ phận, hệ thống kế toán trách nhiệm cung cấp các thông tin hữu ích theo nhu cầu cho từng nhà quản trị để ra quyết định một cách có hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, cung cấp cho nhà quản trị các chỉ tiêu để đánh giá kết quả của từng bộ phận trong một tổ chức. Nhiệm vụ của kế toán trách nhiệm là xây dựng các trung tâm trách nhiệm cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh doanh của đơn vị.

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung khái quát đặc điểm kế toán trách nhiệm, xác định nội dung của kế toán trách nhiệm như: tổ chức phân cấp quản lý; tổ chức các trung tâm trách nhiệm; xác định các chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý và hệ thống các báo cáo kế toán trách nhiệm có liên quan. Đồng thời đánh giá được vai trò của dự toán trong hệ thống kế toán trách nhiệm.

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận kế toán trách nhiệm sẽ giúp cho việc đánh giá thực trạng và hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Kế toán trách nhiệm tại tập đoàn hoàng anh gia lai (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w