Nhân tố khích lệ

Một phần của tài liệu Kế toán trách nhiệm tại tập đoàn hoàng anh gia lai (Trang 27 - 29)

Là những nhân tố liên quan đến sự hài lòng của con người. Ví dụ như cơ hội thực hiện công việc, niềm vui thành tích, được khen thưởng do thành tích tốt, sự hy vọng về sự phát triển trong tương lai,… Nếu việc xử lý các nhân tố khích lệ không thoả đáng thì hiệu quả bất lợi của nó không tạo ra tâm lý bất mãn với công việc.

Lý luận của Herberg gợi ý với chúng ta rằng : muốn huy động và duy trì tính tích cực của các trung tâm trách nhiệm (nhà quản trị và nhân viên cấp dưới) thì trước hết phải chú ý nhân tố duy trì, làm tốt những việc có liên quan

để tránh tâm lý không hài lòng. Sau đó cần lợi dụng các nhân tố khích lệ để kích thích sự nhiệt tình, cố gắng làm việc của nhân viên.

Vậy xây dựng nhân tố duy trì và nhân tố khích lệ như thế nào để hướng người lao động đến mục tiêu của doanh nghiệp? Rất đơn giản mục tiêu của

doanh nghiệp thể hiện qua thành quả hoạt động của trung tâm trách nhiệm, để người lao động hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp phải gắn kết lợi ích của họ với kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm.

Như vậy việc đánh giá hoạt động trung tâm trách nhiệm không chỉ là cơ sở cho việc điều hành và kiểm soát hoạt động của nhà quản trị mà còn là căn cứ để xác định lợi ích dành cho người lao động.

1.5. TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM1.5.1. Khái niệm về hệ thống báo cáo trách nhiệm 1.5.1. Khái niệm về hệ thống báo cáo trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm cung cấp hệ thống báo cáo từ các cấp khác nhau của tổ chức. Mỗi báo cáo kế toán trách nhiệm được kiểm soát bởi một nhà quản trị trung tâm trách nhiệm đó, mức độ chi tiết phụ thuộc vào cấp độ của nhà quản lý trong tổ chức. Đặc trưng của các báo cáo kế toán trách nhiệm là số lượng các chi tiết giảm dần khi các báo cáo càng tiến lên các cấp quản lý cao hơn.

Tồn tại hai quan điểm về lập báo cáo kế toán trách nhiệm: quan điểm thứ nhất là nhà quản trị bộ phận cấp này chỉ có trách nhiệm báo cáo những chi phí công ty thuộc khả năng kiểm soát của bộ phận mình, Quan điểm thứ hai là báo cáo kế toán trách nhiệm sẽ bao gồm tất cả chi phí và doanh thu, kể cả những phần không thuộc phạm vi quản lý của trung tâm. Tuy nhiên, báo cáo trách nhiệm theo quan điểm thứ nhất giúp đánh giá trung tâm trách nhiệm một cách đúng đắn hơn, thể hiện rõ hơn nội dung của kế toán trách nhiệm. Bởi vì quan điểm này cho thấy rằng: nhà quản trị bộ phận chỉ báo cáo về những chi

phí, doanh thu mà mình có khả năng kiểm soát, chỉ chịu trách nhiệm giải trình về những sai lệch thuộc phạm vi quản lý.

Các báo cáo phải được làm một cách thường xuyên thì mới có cơ sở để tìm ra xu hướng phát triển đối với các yếu tố chi phí của bộ phận cũng như của toàn đơn vị. Các báo cáo nên thiết kế một cách đơn giản, dễ đọc, tránh những thuật ngữ phức tạp.

Báo cáo trách nhiệm là hệ thống báo cáo phản ánh kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm thông qua các chỉ tiêu chủ yếu đạt được trong một khoảng thời gian nhất định theo kết quả thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch giữa kết quả thực tế và dự toán theo từng chỉ tiêu.

Như vậy hệ thống báo cáo trách nhiệm là phương tiện để đánh giá thành quả từng trung tâm trách nhiệm, theo nhu cầu của phân cấp quản lý để cung cấp thông tin về hoạt động của các trung tâm trách nhiệm phục vụ cho cả việc điều hành của nhà quản trị trung tâm và quản lý kiểm soát hoạt động các trung tâm trách nhiệm của nhà quản trị cấp cao (hay Giám đốc doanh nghiệp)

Đặc điểm chung của báo cáo kế toán trách nhiệm :

Hai khía cạnh đáng chú ý trong báo cáo của các trung tâm trách nhiệm là:

Một phần của tài liệu Kế toán trách nhiệm tại tập đoàn hoàng anh gia lai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w