Kết quả gây mô hình chuột béophì thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính hoá sinh dược của lá cây roi đỏ (Syzygium Samarangensen (Blume) Merr Et perry) ở Việt Nam (Trang 36)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THÃO LUẬN 3.1 Tách chiết các phân đoạn hợp chất tự nhiên từ lá cây Roi đỏ

3.4. Kết quả gây mô hình chuột béophì thực nghiệm

Chuột nhắt trắng (Muss muscuỉus) chủng Swiss ( khối lượng ban đầu là 14- 16g) được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm nuôi thường: Cho ăn chế độ thường (thức ăn của Viện Vệ sinh Dịch tễ TW).

+ Nhóm nuôi béo: Cho ăn thức ăn giàu lipid và cholesterol.

Sau 6 tuần nuôi theo hai chế độ trên, chúng tôi tiến hành cân trọng lượng chuột. Ket quả sự thay đổi trọng lượng của chuột thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.6 và hình 3.3.

Bảng 3.6. Sự thay đổi trọng lượng của chuột sau 6 tuần nuôi bằng 2 chế độ ăn khác nhau

Lô chuột Ban đầu Sau 6 tuần % thay đổi

Lô thường 14,85 ± 1,36 30,05 ± 1,63 1 1 0 2,1%

Lô béo 14,87 ± 1,53 49,92 ± 2,48 T234,9%

Ban đầu Sau 6tuần

□ Lô thường ■ Lô béo

Hình 3.3. Biểu đồ biểu diển sự thay đổi trọng lưọng của của chuột sau 6 tuần nuôi theo 2 chế độ ăn khác nhau

Bảng 3.6 và hình 3.3 đă cho thấy rằng chuột được nuôi theo chế độ ăn có hàm lượng lipid

thường. Cụ thể là sau 6 tuần nuôi, chuột nuôi với thức ăn thường chỉ tăng 15,2g (tăng 102,1% so với ban đầu, p< 0,05), trong khi chuột nuôi với thức ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao tăng 35g (tăng 234,9% so với ban đầu, p<0,05). Như vậy, chuột ăn thức ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao đã tăng trọng hơn so với chuột ăn thức ăn thường là 19,8g, tương đương tăng 65,8% hay gấp 1,66 lần (p<0,05). Đây là một kết quả khả quan, phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên chuột của Trần Thị Chi Mai, với những lô chuột cống ăn thức ăn có hàm lượng lipid cao thì trọng lượng chuột tăng hơn so với lô chuột ăn thức ăn bình thường [13]. Những nghiên cứu về chuyến hóa các chất ở tế bào và mô cho chúng ta thấy rằng khi hấp thụ lượng chất béo vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể thì chất béo sẽ được tích tụ ở mô mỡ gây ra béo phì.

Đe có thêm cơ sở cho kết luận này, chúng tôi tiến hành xác định một số chỉ số lipid và glucose trong máu chuột của các lô chuột thí nghiệm này. Ket quả được thế hiện ở bảng 3.7 và hình 3.4 cho thấy chuột nuôi béo có chỉ số lipid máu cao hơn hơn hẳn chuột nuôi thường. Cụ thể là, chuột nuôi béo có nồng độ cholesterol máu tăng 38,4%, triglycerid máu tăng 49,6%, hàm lượng LDLc tăng 29,5% so với chuột nuôi bình thường. Trong khi đó, hàm lượng HDLc lại giảm 22,3% so với chuộtnuôi thường. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quy luật về rối loạn trao đổi lipid ở chuột béo phì.

Bảng 3.7. Một số chỉ số hóa sinh của chuột nuôi thường và chuột nuôi béo sau 6 tuần nuôi bằng 2 chế độ ăn khác nhau

Lô thường ■ Lô béo

Hình 3.4. Biếu đồ biểu diễn sự thay đổi về các chĩ số hóa sinh giữa chuột nuôi thường và chuột nuôi béo sau 6 tuần nuôi

Ket quả trên có thể giải thích là do chuột được ăn thức ăn giàu lipid và cholesterol nên các chỉ số triglycerid và cholesterol toàn phần trong máu tăng do thu nhận quá nhiều. Cholesterol tuy cần thiết cho cơ thể vì nó là hợp phần cấu tạo của màng tế bào, của các mô thần

Chỉ số Lô thường Lô béo % thay đổi Cholesterol (mmol/1) 2,74 ±0,28 3,42 + 0,17 Î 38,4%** Triglycerid (mmol/1) 1,15 + 0,12 1,72 + 0,09 Ì49,6%** HDLc (mmol/1) 1,84 + 0,11 1,43 + 0,07 Ì22,3%* LDLc (mmol/1) 0,78 ± 0,06 1,01 ± 0,1 Î 29,5%** Glucose (mmol/1) 5,4 ± 0,3 8,5 ± 0,4 Î 57,4% * p < 0,05; **p < 0,01 10 ^ 9 1 8 I 7 ễ, 6 ÖJD 5 I * I 3 I 2 X ì 0 3.42 1115 VZ L 1« ri ru I I 2.47 1.01 0.78 TC TG HDLc LDLc Glucose

quá mức lại có hại cho cơ thể vì khi đó nó là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh lý

lipoprotein như chylomicron, VLDL đến trao đổi với các mô. Te bào của mô hấp thụ triglycerid và tiêu dùng theo nhu cầu, khi dư thừa nó tích tụ trong tế bào và trở thành dạng năng lượng dự trữ trong các mô mỡ. Trong thời gian dài chuột ăn thức ăn thừa triglycerid nên trọng lượng cơ thể và hàm lượng triglycerid trong máu cũng tăng cao.

Đáng chú ý là sự biến thiên của hai chỉ số HDLc và LDLc. HDLc và LDLc là hai dạng lipoprotein có thành phần giàu cholesterol (lần lượt chứa 18% và ~ 70%) tham gia vào quá trình trao đổi cholesterol của cơ thể theo hai chiều ngược nhau. HDLc là “cholesterol tốt” vì nó vận chuyển cholesterol dư thừa từ tế bào ngoại vi về gan để đào thải qua đường mật. Trái lại, LDLc là “cholesterol xấu” vì nó vận chuyến cholesterol đến mô đế tổng hợp steroid, dễ bị oxy hoá tạo các hạt LDLc nhỏ và nặng hơn - tác nhân gây xơ vữa động mạch ở người béo phì [20].

Có một điều đặc biệt là chuột nuôi béo (ăn thức ăn có hàm lượng lipid cao) có nồng dộ glucose huyết tăng 57,4% so với nhóm nuôi thường. Điều này là phù hợp với thực tế, chuột béo phì sau một thời gian rất dễ bị rối loạn trao đối lipid và kéo theo sự rối loạn trao đổi glucid mà biểu hiện cụ thể là sự tăng nồng độ glucose máu bất thường. Điều này giải thích nguyên nhân người bị béo phì thường có glucose máu cao, và nguy cơ mắc đái tháo đường cũng rất lớn.

Như vậy, kết hợp sự thay đổi về trọng lượng (tăng 65,8%) với sự thay đổi về các chỉ số hóa sinh máu ở chuột nuôi béo so với chuột nuôi thường, ta có thể khẳng định việc gây mô hình BPTN đă thành công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính hoá sinh dược của lá cây roi đỏ (Syzygium Samarangensen (Blume) Merr Et perry) ở Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w