Nhân vật Tnú:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP HAY (Trang 40)

- Là người đàn bà có ngoại hình xấu xí Bước chân vào tác phẩm của Nguyễn Minh Châu không có một cái tên Những lam lũ, lo toan và mưu sinh thường nhật

1.Nhân vật Tnú:

Nổi lên trong tác phẩm, nhân vật Tnú lá một con người lì lợm, gan dạ và dũng cảm từ bé. Thế nhưng, Tnú dù anh húng, dũng cảm trước quân thù vẫn không thể bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Sự nghiệt ngã vượt qua sức chịu đựng đưa Tnú váo quân ngũ vá trở thành anh hùng. Câu chuyện về cuộc đời Tnú là một câu chuyện đầy bi tráng. Tnú lá nơi tập trung tất cả những đau thương mà vùng đất này phải chịu đựng. Tnú cũng hội tụ đủ mọi phẩm chất, nhất là sự dũng cảm, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên. Hơn thế, Tnú còn là biểu tượng cho con đường đi lên của cách mạng miền Nam.

Tnú là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên trong sự cưu mang của dân làng Xô Man. Có lẽ vì thế, hơn ai hết, Tnú gắn bó với dân làng và có những phẩm chất cần thiết của dân làng. Tnú được già làng nhận xét: ”Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta.”

Đây là người con của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ rất gan góc, táo bạo. Ta không thể không khâm phục Tnú khi đọc đến đoạn học chữ của Tnú và Mai. Tnú nhận mặt chữ chậm hơn Mai, vì không nhớ được mặt chữ, Tnú đã đập vỡ bảng, bỏ ra bờ suối ngồi suốt ngày, sau đó lấy một cục đá “ tự đập vào đầu máu chảy ròng ròng” để rồi sang hôm sau ngượng ngùng gọi Mai ra hốc đá để hỏi xem “chữ O có móc là chữ chi”. Khi làm liên lạc, Tnú không đi đường mòn. Qua song không lội chỗ nước êm, mà “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. Khi bị địch đốt cháy 10 ngón tay, Tnú quyết tâm chịu đựng chứ quyết “không thèm kêu la”.

Đây cũng là một con người có mối thù chồng chất đối với quân địch. Chúng không chỉ giết hại dân làng, mà còn giết hại vợ con anh và khiến anh trở thành người tàn tật.

Tnú là một chàng trai dũng cảm và trung thành với cách mạng, tiêu biểu cho số phận dân làng Xô Man. RXN ra đời trong chiến tranh ác liệt nhất, kẻ thù điên cuồng khủng bố. Những vụ thảm sát liên tiếp xảy ra, nhiều chiến sĩ cách mạng hi sinh. Mĩ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam. Cách mạng gặp không ít tổn thất và khó khăn. Ở làng Xô Man, “không bữa nào nó không đi lung, không đêm nào

chó của nó, súng của nó không sủa vang cả rừng”. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng (vì đã vào rừng nuôi cán bộ). Sau cùng đến lũ trẻ thay người lớn làm việc này. Trong đó Tnú và Mai là những người hăng hái nhất. Có đêm, chúng ngủ luôn ở ngoài rừng, vì đề phòng giặc lùng phát hiện có người dẫn cán bộ chạy. Lòng trung thành với cách mạng của Tnú đã được bộc lộ và kiểm chứng qua thử thách. Khi bị giặc bắt, giải về làng, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đã đặt tay lên bụng mình và nói: ”Cộng sản ở đây nè”. Lưng Tnú ngang dọc vết chem. Của bọn lính. Khi chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn dã man, mặc dù không có một thứ vũ khí nào nhưng Tnú vẫn nhảy vào giữa lũ giặc điên cuồng. Nhưng anh vẫn không cứu sống được vợ con, bản than thì bị giặc bắt và tra tấn dã man. Khi dân làng đứng lên chiến đấu, Tnú gia nhập vào lực lựng giải phóng như một phần tất yếu.

Khi xây dựng nhân vật Tnú, NTT đặc biệt dụng công miêu tả bàn tay của nhân vật. Từ đôi bàn tay này, người đọc có thể thấy hiện lên không chỉ cuộc đời mà cả tính cách nhân vật.

• Khi còn lành lặn, bàn tay Tnú là bàn tay nghĩa tình, thẳng thắn. Đấy là bàn tay cầm phấn học chữ do cán bộ dạy. Bàn tay cầm đá tự ghè vào đầu mình để trừng phạt cái tội không nhớ mặt chữ. Bàn tay đặt lên bụng chỉ cho giặc biết cộng sản ở đâu…

• Tuy vậy, ấn tượng mạnh mẽ nhất về bàn tay của Tnú chính là đoạn cao trào của truyện, cũng là đoạn đời bi tráng nhất của nhân vật. Giặc quấn giẻ tẩm nhựa xà nu vào mười ngón tay – nơi tập trung nhiều dây thần kinh nhất – của anh và đốt. “Mười ngón tay Tnú thành mười ngọn đuốc” thiêu cháy cả gan ruột anh, anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng, máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Chứng kiến cảnh Tnú bị tra tấn dã man, dân làng Xô Man không thể kiềm chế được nữa, vùng lên tiêu diệt giặc, mở rat rang sử mới trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược của dân làng Xô Man. Từ đây bàn tay Tnú mỗi ngón chỉ còn 2 đốt, như là một chứng tích về tội ác của giặc mà Tnú mang theo suốt đời. Đến cuối tác phẩm, bàn tay ấy vẫn có thể cầm sung giết giặc, vẫn có thể bóp chết tên chỉ huy đồn giặc dù nó cố thủ ở trong hầm. Như vậy, có thể nói bàn tay Tnú được miêu tả trải dài theo suốt cả câu chuyện. Dường như mọi nét tính cách cũng như số phận và chiến công của Tnú đều gắn liền với bàn tay đó.

Cũng như nhiều nhân vật trong văn học thời chống Mĩ, Tnú được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, giàu chất lí tưởng. Qua nhân vật này, NTT muốn thể hiện số phận và nhất là con đường đi lên của nhân dân Tây Nguyên, nhân dân miền Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP HAY (Trang 40)