III. Kết luậ n: Với tình yêu thiên nhiên, sông núi kì vĩ của Tơ quốc, với sự tài hoa, uyên bác của mình, nhà văn đã mô tả vể đẹp của sông Đàmột cách đa dạng,
a) Hoàn cảnh sáng tác: b) phân tích nhân vật Mị:
b) phân tích nhân vật Mị:
* Trước khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ:
- Mị vốn là con nhà nghèo nhưng lại được ưu thế là trẻ đẹp và tài hoa. Mị khao khát yêu và được yêu; Mị muốn tự quyết định vận mệnh và số phận của mình.
=> Khốn khó không dập tắt được ngọn lửa của sức sống và khát vọng tuổi trẻ. - Vì món nợ truyền kiếp của gia đình mà Mị bị A Sử âm mưu bắt về làm con dâu gạt nợ
* Khi bị bắt làm con dâu gạt nợ:
- Dù không thể thắng vượt hiện thực, Mị vẫn cương quyết không thỏa hiệp với nó: Mị khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử. Cô muốn dùng cái chết để phản đối số phận tủi nhục của mình.
- Vì thương cha già, Mị chết không đành, Mị vẫn sống.
=> Mị đã dám sống ngay cả khi không thể sống và không còn muốn sống
- Mị trãi qua một đoạn đời đau khổ, bị đày đọa về thân xác và tù đày về tinh thần: + Mị đã sống căm lặng trơ gan như tảng đá trước cửa cạnh chuồng ngựa, sống
lùi lũi như con rùa trong xó cửa.
+Mị thấy cuộc đời mình còn thua con trâu, con ngựa vì “con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày”.
+Mị lại ở trong một cái buồng “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi”.
* Nhưng không vì thế mà sức sống trong con người Mị bị thui chột, mà vẫn tiềm ẩn đâu đó, chỉ chực chờ có cơ hội là bùng lên và bùng lên mãnh liệt.
* Khi mùa xuân về, như quy luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong Mị bừng trổi dậy: - Mùa xuân ở Hồng Ngài:
+ Thời tiết: rét dữ dội.
+ Màu sắc: cỏ gianh vàng ửng, váy hoa sặc sỡ.
+ Âm thanh: tiếng cười ầm ĩ, tiếng chó sủa, tiếng sáo,… - Mị lén uống rượu, uống ừng ực từng bát.
Uống nỗi khổ, nỗi tủi nhục, uống sự chua chat, đắng cay, tủi nhục vào lòng bởi những thứ đó không thể vơi đi, không thể nói lên lời ở Mị.
- Mị say, lịm mặt ngồi đó nhưng tâm hồn đang trở về quá khứ (nhà thống lí Pá Tra có thể giam giữ thể xác Mị, nhưng về tinh thần không thể nào giam lấy. Mị đang làm một cuộc vượt ngục về mặt tinh thần).
- Đấu tranh nội tâm (hai tâm trạng, tính cách của Mị): Tự do >< Nô lệ .
=> Mị đấu tranh cho tự do, cho quyền làm người của mình: “Mị còn trẻ lắm…”. => Sự tự do trong lí trí của Mị đã chiến thắng: Mị chuẩn bị đi chơi.
- Khơi cao ngọn đèn cho sáng căn buồng => Mị đang thắp sáng lại cuộc đời mình:
+ Quấn lại tóc. + Lấy váy hoa.
- A Sử xuất hiện và trói Mị: trói bằng thắt lưng, trói bằng dây đai, trói bằng chính tóc của Mị.
- Mị vẫn chưa ý thức được mình bị trói, vẫn thả hồn theo các cuộc chơi khi vùng bước chân mới hay mình đã bị trói cả người đau buốt. Con ngựa đạp chân vào vách, một lần nữa, Mị thấy mình còn thua con ngựa.
=> Sự vùng dậy lần thứ hai của Mị.
- Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở về với con người nhẫn nhục, vô cảm. * Vào một đêm đông
- Mị không ngủ được thổi lửa, hơ lửa thường xuyên, đêm nào cũng vậy. - Nơi Mị sưởi lửa gần nơi A Phủ bị trói.
- Từ vô cảm đến đồng cảm:
+ Trước khi A Phủ khóc: Mị vô hồn, vô cảm: “nếu như A Phủ là xác chết, Mị cũng thế thôi”, “Mị chỉ còn biết sống với ngọn lửa”.
+ Sau khi A Phủ khóc: nước mắt A Phủ khởi thức tình người trong Mị: Nó đánh thức và làm hồi sinh lại đúng bản chất con người Mị hơn.
● Mị nghĩ (tâm trạng): A Phủ sẽ chết, chết đau, chết đói, chết rét liên tưởng đến mình đã từng bị trói. Còn A Phủ việc gì phải chết?
=> Nhận ra sự độc ác và bất công của bọn chúng.
- Từ suy nghĩ chuyển thành hành động. Mọi chi tiết đều được mô tả, trần thuật hợp logic:
+ Lấy con dao cắt lúa. + Cắt dây trói cho A Phủ.
Thực tế bày ra trước mắt: A Phủ thoát là thật. Mị cứu A Phủ là thật. Mị sẽ bị trừng trị. Mị hoảng hốt.
- Khi A Phủ chạy thoát, Mị đứng lặng trong bóng tối, chỉ trong tít tắc, thời gian gấp rút bắt Mị phải chọn giữa sống và chết, đi và ở lại (ở lại cũng sẽ bị chết: “A Phủ trốn, Mị sẽ bị trói thay”.)
Chính niềm ham sống và ước mơ sinh tồn đã giúp Mị quyết định chọn trốn đi. Mị chạy theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài.
=> Như vậy, khi Mị quyết định cắt dây trói cho A Phủ cũng có nghĩa là Mị tự cởi trói cho chính cuộc đời của mình.
=> Hành động giải phóng này là tất yếu của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị vượt qua chế độ phong kiến tàn bạo, lạc hậu đang chà đạp đời sống vật chất và tinh thần người nông dân miền núi.
3.Kết bài:
- Tô Hoài đã tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, cách miêu tả biễu diễn tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí, đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.
- Nhân vật Mị toát lên giá trị nhân đạo sâu sắc.
Vợ nhặt