Tình huống truyện:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP HAY (Trang 32)

III. Kết luậ n: Với tình yêu thiên nhiên, sông núi kì vĩ của Tơ quốc, với sự tài hoa, uyên bác của mình, nhà văn đã mô tả vể đẹp của sông Đàmột cách đa dạng,

1. Tình huống truyện:

- Thể hiện ở nhan đề tác phẩm: Vợ nhặt–một kết hợp từ độc đáo của Kim Lân. Anh Tràng đã “nhặt” được vợ ở chợ như người ta nhặt được một thứ đồ vật vô chủ nào đó. Người ta lấy vợ có dạm hỏi, cưới xin đàng hoàng, có cỗ bàn dù ít cũng phải một vài mâm. Tràng lấy vợ nhờ vài câu nói đùa vu vơ và bốn bát bánh đúc.

- Thể hiện ở hoàn cảnh, sự kiện: Tràng là dân ngụ cư, nghèo, lại sống giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945. Hắn chưa bao giờ dám nghĩ mình có vợ nhưng giữa lúc đói kém Tràng lại có vợ.

- Thể hiện ở diễn biến tâm lí của các nhân vật trước sự kiện Tràng có vợ:

+ Những người dân trong xóm ngụ cư: Bàn tán, ngạc nhiên, lo lắng nhưng bao trùm vẫn là niềm vui bởi có cái gì tươi mát thổi vào cuộc sống tăm tối hàng ngày của họ.

+ Mẹ Tràng–Bà cụ Tứ: Ngạc nhiên, không hiểu, khi đã rõ cơ sự lòng bà ngổn ngang bao tâm sự: Vừa vui vì thế là con mình đã có vợ, vừa buồn tủi, xót xa cho con lại có vợ vào đúng lúc cái nạn đói đe dọa.

● Bà ngậm ngùi nghĩ đến quá khứ dằng dặc đau khổ của mình: Bà đã mất đi người chồng và đứa con gái út yêu thương. Dẫu biết thời gian có thể xóa nhòa đi tất cả nhưng vết thương lòng đâu dễ biến tan.

=> Nghĩ về những điều đó mà bà thương con ( vì bà chỉ còn một đứa con trai duy nhất để yêu thương, để chăm sóc, để lo lắng nhưng bà không làm tròn cái bổn phận của một người mẹ; bà phấp phỏng “biết chúng có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không”.

● Bà yêu thương và mở lòng bao bọc đứa con dâu, vượt lên hiện tại để bàn tính chuyện tương lai cho các con thêm vững tâm chống chọi với cái đói.

+ Người vợ nhặt: Lấy Tràng vì muốn tìm một nơi nương tựa, nên bước vào nhà Tràng thị nén một tiếng thở dài. Nhưng chỉ sau đêm đầu tiên được sống trong không gian gia đình ấm áp tình yêu thương, thị đã thay đổi.

+ Tràng: Ngay chính anh cũng ngạc nhiên, không tin là mình đã có vợ. Nhưng niềm vui đã át cả nỗi lo về cái đói: Tràng thấy thích thú, mặt hắn phớn phở khác thường, hai mắt thì sáng lên lấp lánh,…

=> Sau đêm tân hôn của vợ chồng Tràng. Dù đêm tân hôn diễn ra trong một đêm “có tiếng hờ khóc đến từ phía những nhà có người chết đói”, nhưng sáng hôm sau, có sự thay đổi trong ba con người ấy.

+ Bà cụ Tứ: Niềm vui khiến “cái mặt búng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên… Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”. Tâm trạng đó thể hiện tình cảm chân thành, đôn hậu của người mẹ nghèo.

+ Người vợ nhặt:

● Từ một người nhếch nhác, dơ dáng => một người biết điều, ý tứ.

● Từ một người chao chát, chỏng lỏn => một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, biết lo toan.

+ Tràng: lần đầu tiên hắn có ý thức về bổn phận, trách nhiệm với gia đình. “Hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”.

+ Hình ảnh lá cờ đỏ cuối truyện.

- Tình huống truyện cũng là một cách để Kim Lân lên tiếng tố cáo xã hội thuộc địa, phong kiến đã gây nên nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói đã khiến phẩm giá con người bị hạ thấp đến mức người ta có thể “nhặt” được vợ.

**Kết bài: Tình huống truyện độc đáo và khả năng phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ văn xuôi nhuần nhuyễn, giản dị đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn “Vợ nhặt”.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP HAY (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w