Đánh giá mức độ đề kháng của các chủng E coli phân lập được.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP KHẢO sát TÌNH HÌNH NHIỄM ESCHERICHIA COLI TRÊN BỆNH NHÂN có hội CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU đạo – âm đạo tại BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG (Trang 38)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2. Đánh giá mức độ đề kháng của các chủng E coli phân lập được.

Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy gần 100% các chủng E. coli

phân lập trên BN có HCTDNDAD tới khám tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương đã đề kháng lại các kháng sinh tiêu chuẩn mà bệnh viện sử dụng với tỷ lệ khác nhau.

Ampicillin

Kết quả cho thấy, các chủng E. coli phân lập được đề kháng mạnh nhất với AM là 93.9%. Kết quả này cao hơn một số nghiên cứu trong nước về tỷ lệ kháng AM như Lưu Thị Vũ Nga năm 2008 là 83.7% [26], Đoàn Thị Hồng Hạnh (Bệnh viện Uông Bí – Quảng Ninh, 2000) là 85.9% [27], hay nghiên cứu của Bùi Khắc Hậu tại bệnh viện Việt Đức và viện 108 (2005) thì tỷ lệ kháng AM của E. coli là 85.9% [28]. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu ở Sudan và Arabia Saudi của Glob J Health Sci. 2014 với tỷ lệ lần lượt là 97.7% và 94.2% [29] nhưng thấp hơn nghiên cứu của El Bouamri MC và cộng sự năm 2014 với 65% [30] và Badura A ở Đông Nam Áo từ 1998 – 2013 là 40% năm 2013 [31]. Nhìn chung, tỷ lệ kháng AM của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu khác trong nước trước đó và một số nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện vào thời điểm hiện tại, khi mà các chủng vi khuẩn tăng dần tỷ lệ đề kháng kháng sinh theo thời gian. Mặt khác, nghiên cứu này được thực hiện ở một trong những labo xét nghiệm uy tín tầm quốc gia với hóa chất, sinh phẩm chất lượng tốt, chúng tôi tin rằng, kết quả nghiên cứu này là có cơ sở và ý nghĩa khoa học, phù hợp với thời điểm hiện tại.

Amoxicillin

Tỷ lệ kháng AMC theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 78.8%, tỷ lệ này cũng cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lưu Thị Vũ Nga là 6.4% [26], hay nghiên cứu của phòng thí nghiệm vi sinh của bệnh viện Avicenne

của Marrakech, Morocco là 43% [32]. Sự khác biệt này có thể do thời gian nghiên cứu của chúng tôi tương đối ngắn (7 tháng), chỉ nghiên cứu trên các đối tượng có HCTDNDAD trong khi phạm vi của các nghiên cứu khác rộng hơn. Mặt khác, các chủng đề kháng có xu hướng tăng dần theo thời gian do thói quen sử dụng kháng sinh không kiểm soát, không đúng liều lượng, chủng loại, thời gian, chất lượng kháng sinh mua tự do không đảm bảo, đặc biệt là tại một đất nước đang phát triển như Việt Nam.

Ceftriaxon

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ E. coli đề kháng lại CRO là 66.7% kết quả này cao hơn Lưu Thị Vũ Nga với tỷ lệ 36.9% [26] hay nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam với tỷ lệ tương ứng là 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ kháng CRO của chúng tôi tương đương với nghiên cứu tại bệnh viện bang Khartoum, Sudan là 64%, và cao hơn nghiên cứu tại Arabi Saudi là 52.4% [29]. Từ sự so sánh trên, chúng tôi thấy nguyên nhân của sự khác biệt trên có thể thay đổi theo từng quốc gia với đặc điểm kinh tế - xã hội, thói quen sinh hoạt khác nhau, hay sự thay đổi về khả năng đề kháng của vi khuẩn theo thời gian như đã nói ở trên.

Cefuroxim

Tỷ lệ kháng CXM theo như kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 45.5%, kết quả này cũng cao hơn nghiên cứu của Lưu Thị Vũ Nga năm 2008 là 33% và nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam với 21.7%. Tỷ lệ của chúng tôi cao hơn có thể giải thích do sự thay đổi theo thời gian, các chủng kháng thuốc với tỷ lệ ngày càng tăng, bên cạnh đó, số chủng E. coli mà chúng tôi phân lập được chưa thực sự lớn (33 chủng) chưa đủ đại diện một cách tổng quát nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ mà chúng tôi đưa ra có ý nghĩa tham khảo cho các nghiên cứu sau này do kết quả nghiên cứu được thực hiện tại một labo xét nghiệm đầu ngành, uy tín.

Gentamycin

Theo như nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đề kháng với GM của các chủng E. coli phân lập được là 30.3%. Tỷ lệ kháng GM này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Hoàng Tiến Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 4% [33] và tương đương với nghiên cứu của Trần Thị Thùy Giang là 30% [35]. Chúng tôi tin rằng, kết quả của chúng tôi là có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như tham khảo do số lượng BN của chúng tôi tương đối lớn (1024BN), thực hiện trên các BN có HCTDNDAD tại một labo uy tín, đầu ngành về da liễu, trong khi khả năng đề kháng của các chủng E. coli gây viêm nhiễm đường sinh dục – tiết niệu ngày càng tăng cao.

Amikacin.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho biết, chưa có chủng nào trong số các chủng E. coli phân lập được đề kháng với AK. Tỷ lệ kháng AK của chúng tôi cũng thấp hơn rất nhiều so với thống kê của WHO tại Trung Quốc là 44.8% [34] và cao hơn nghiên cứu của phòng thí nghiệm vi sinh của bệnh viện Avicenne của Marrakech, Morocco là 14% [32].

Ceftazidim

Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ đề kháng của các chủng

E. coli phân lập được với CAZ còn khá thấp (21.2%). Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại một trong những labo đầu ngành cả nước, thiết bị, sinh phẩm, hóa chất chất lượng tốt, tay nghề của đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo nghiêm túc, có kinh nghiệm, số lượng mẫu khá lớn (1024 mẫu). Chính vì vậy, chúng tôi tin rằng, tỷ lệ đề kháng của Ceftriaxon 21.2% là đáng tin cậy.

Ciprofloxacin

Tỷ lệ đề kháng của các chủng E. coli phân lập được với CIP khá cao (60.6%) và không còn chủng nào nhạy cảm. Kết quả này cao hơn khá nhiều

so với nghiên cứu của Văn Bích và cộng sự tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định là 38.86% [36] và cao hơn rất nhiều so với Trần Thị Thùy Giang (8.3%) [35]. Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu thực hiện ở Đông Nam Áo từ 1998 – 2013 là 16.7% [37]. Từ sự so sánh trên cho thấy có sự khác biệt tương đối lớn giữa các nghiên cứu khác trong nước và trên thế giới. Nguyên nhân có thể do thời gian nghiên cứu và số lượng chủng phân lập được của chúng tôi chưa đủ lớn, đối tượng tiến hành nghiên cứu hẹp (BN có HCTDNDAD) dẫn đến sự chênh lệch với các nghiên cứu khác.

Cefotaxim

Tỷ lệ đề kháng CTX của các chủng E. coli phân lập được theo nghiên cứu của chúng tôi là 42.5%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Lưu Thị Vũ Nga với 37.5%. Tuy kết quả của chúng tôi cao hơn, nhưng không nhiều. Trước tình hình kháng kháng sinh ngày càng mạnh, với tỷ lệ tăng nhanh theo thời gian, chúng tôi tin tưởng rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi thực sự có ý nghĩa khoa học, phù hợp với tỷ lệ đề kháng CTX hiện nay.

Từ kết quả và sự so sánh trên, chúng tôi thấy tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các chủng E. coli phân lập được trên BN có HCTDNDAD hầu hết khá cao so với các nghiên cứu trước đây, số loại kháng sinh có thể sử dụng ngày càng thu hẹp.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu “Khảo sát tình hình nhiễm Escherichia coli trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo – âm đạo tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương”của chúng tôi tiến hành trên 1024 BN có HCTDNDAD tới khám tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 10/2014 – 4/2015 bằng phương pháp nuôi cấy phân lập, kết quả thu được như sau:

1. Xác định tỷ lệ nhiễm E. coli trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo – âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 10/2014 – 4/1015. âm đạo đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 10/2014 – 4/1015.

1.1. Tỷ lệ nhiễm chung.

Tỷ lệ nhiễm E. coli trên BN có HCTDNDAD đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 10/2014 – 4/2015 là 3.2%

1.2. Tỷ lệ nhiễm E. coli phân bố theo giới:

+ Tỷ lệ nhiễm ở nam: 1.3% + Tỷ lệ nhiễm ở nữ: 7.5%

2. Đánh giá mức độ đề kháng của các chủng E. coli phân lập được.

- Đề kháng cao nhất với Ampicilli: 93.9%.

KIẾN NGHỊ

Sau khi tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm E. coli trên các bệnh nhân (có HCTDNDAD) đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương thời gian từ 10/2014 – 4/2015, chúng tôi có một vài kiến nghị như sau:

- Bổ sung, nâng cao kiến thức cho nhân dân, đặc biệt là phụ nữ về vệ sinh cơ quan sinh dục cũng như các viêm nhiễm đường sinh dục – tiết niệu, phát hiện và điều trị sớm khi có các viêm nhiễm đường sinh dục để giảm tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục.

- Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh, đúng loại, thời gian, liều lượng theo sử chỉ định của bác sĩ, kiểm soát chặt chẽ các loại kháng sinh bán trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng để hạn chế sự gia tăng khả năng đề kháng kháng sinh.

1. Lê Huy Chính, giáo trình Vi sinh vật Y học, đại học Y hà Nội. Tr 172 – 175. 2. Kaper, J. B., J. P. Nataro, and H. L. Mobley (2004).

Pathogenic Escherichia coli. Nat. Rev. Microbiol. 2:123–140.

3. Ewing, W. H., R. W. Reavis, and B. R. Davis. 1958. Provisional Shigellaserotypes.Can. J. Microbiol.4:89–107.

4. Fisher, I. S.2004. Dramatic shift in the epidemiology of Salmonella entericaserotype Enteritidis phage types in western Europe, 1998– 2003––results from the Enter-net international salmonella database. Euro Surveill.9:45–47.

5. Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, khoa xét nghiệm, tài liệu giám sát năm 2012.

6. Bettelheim, K. A. 1992. The genus Escherichia,

p. 2696–2736. In A. Balows, H. G. Truper, M. Dworkin, W. Harder, and K.-H. Schleifer (ed.), The Prokaryotes, 2nd ed. Springer-Verlag KG, Berlin, Germany.

7. Kaper, J. B., J. P. Nataro, and H. L. Mobley.2004. Pathogenic Escherichia coli. Nat. Rev. Microbiol.2:123–140

8. Nataro, J. P., and J. B. Kaper. 1998. Diarrheagenic Escherichia coli. Clin. Microbiol. Rev.11:142–201

9. Tacket, C. O., S. L. Moseley, B. Kay, G. Losonsky, and M. M. Levine. 1990. Challenge studies in volunteers usingEscherichia colistrains with diffuse adherence to HEp-2 cells. J. Infect. Dis. 162:550–552

10. Servin, A. L. 2005. Pathogenesis of Afa/Dr diffusely adheringEscherichia coli.Clin. Microbiol. Rev.18:264–292

clinical material. Microb. Pathog.4:103–113.

12. Albert, M. J., S. M. Faruque, A. S. Faruque, K. A. Bettelheim, P. K. Neogi, N. A. Bhuiyan, and J. B. Kaper. 1996. Controlled study of cytolethal distending toxinproducing Escherichia coli infections in Bangladeshi children.J. Clin. Microbiol. 34:717–719.

13. Bộ môn Vi sinh, khoa Y, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, 1996.

14. Bộ môn Vi sinh, Đại học Y Hà Nội, Giáo trình thực tập vi sinh.

15. Bettelheim, K. A. 1992. The genus Escherichia,

p. 2696–2736. In A. Balows, H. G. Truper, M. Dworkin, W. Harder, and K.-H. Schleifer (ed.), The Prokaryotes, 2nd ed. Springer-Verlag KG, Berlin, Germany.

16. Nataro, J. P., and J. B. Kaper. 1998. Diarrheagenic

Escherichia coli. Clin. Microbiol. Rev.

17. Scotland, S. M., G. A. Willshaw, B. Said, H. R. Smith, and B. Rowe.1989. Identification ofEscherichia coli that produce heat-stable enterotoxin STA by a commercially available enzyme-linked immunoassay and comparison of the assay with infant mouse and DNA probe tests. J. Clin. Microbiol.27:1697–1699

18. Kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh lâm sàng, NXB Y Học, 2006. 19. WHO 1999.

20. Lê Hoài Chương, 2011. Luận án tiến sĩ: “Khảo sát những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám tại BVPSTW”.

và đề xuất biện pháp phòng bệnh thích hợp”.

22. Phạm Bá Nha, 2006. Luận án tiến sĩ “nghiên cứu ảnh hưởng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến đẻ non và phương pháp xử trí”.

23. Slavov Ch, Markova B, Bovianska N, Proevska Iu, Chukov I, Panchev P. Khirurgiia (Sofiia). 2004;60(4-5):22-5. Bulgarian.

24. Trung tâm Giải phẫu Tế bào học - Bệnh viện Bạch Mai.

25. Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh (2001), "Tìm hiểu các căn nguyên vi khuẩn và ký sinh trung gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ".

26. Lưu Thị Vũ Nga, Luận văn thạc sĩ “ Xác định tỷ lệ mang gen PAP, AFA và tình hình kháng kháng sinh của các chủng E. coli gây nhiễm khuẩn tiết niệu”, 2008.

27. Đoàn Thị Hồng Hạnh, “Tìm hiểu căn nguyên nhiễm khuẩn đường tiểu tại Bệnh Viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí – Quảng Ninh”, 2000.

28. Bùi Khắc Hậu, “Dùng kỹ thuật PCR để xác định E. coli gây nhiễm trùng bệnh viện”. Báo cáo nghiên cứu đề tài cấp bộ.

29. Ibrahim ME, Bilal NE, Hamid ME. Glob J Health Sci. 2014 Jul 15;6(6):126-35. doi: 10.5539/gjhs.v6n6p126. Comparison of phenotypic characteristics and antimicrobial resistance patterns of clinical Escherichia coli collected from two unrelated geographical areas.

30. El Bouamri MC, Arsalane L, Kamouni Y, Yahyaoui H, Bennouar N, Berraha M, Zouhair S. Prog Urol. 2014 Dec;24(16):1058-62. doi: 10.1016/j.purol.2014.09.035. Epub 2014 Oct 11. French. “Current

31. Badura A, Feierl G, Pregartner G, Krause R, Grisold AJ. Clin Microbiol Infect. 2015 Feb 20. pii: S1198-743X(15)00300-6. doi: 10.1016/j.cmi.2015.02.012. [Epub ahead of print]. 2015, “Antibiotic resistance patterns of more than 120 000 clinical Escherichia coli isolates in Southeast Austria, 1998-2013.”.

32. Rodríguez R, Hernández R, Fuster F, Torres A, Prieto P, Alberto J. Enferm Infecc Microbiol Clin. 2001, “Genital infection and infertility”.

33. Hoàng Tiến Mỹ, 2008. “Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn được phân lập tại bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”. 34. Tổ chức Y Tế Thế Giới, báo cáo khu vực Tây Thái Bình Dương.

35. Trần Thị Thùy Giang, 2014. “ Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của E. coli phân lập từ thực phẩm tạo viện Pasteur, TP Hồ Chí Minh”.

36. Văn Bích và CS, 2008. “Khảo sát về đề kháng kháng sinh của Escherichia coli ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định”. (http://moodle.yds.edu.vn/tcyh/index.php?Content=ChiTietBai&idBai=6373) 37. Fleming VH, White BP, Southwood R. Am J Emerg Med. 2014

Aug;32(8):864-70. doi: 10.1016/j.ajem.2014.04.033. Epub 2014 Apr 24 2014, “Resistance of Escherichia coli urinary isolates in ED-treated patients from a community hospital.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP KHẢO sát TÌNH HÌNH NHIỄM ESCHERICHIA COLI TRÊN BỆNH NHÂN có hội CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU đạo – âm đạo tại BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w