Giải pháp phát triển thị trường vốn Việt Nam:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM (Trang 34)

 Điều chỉnh thể chế thị trường vốn:

Rà soát lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý. Điều tiết thị trường, khắc phục và phát triển các thể chế còn đang khuyết, để đảm bảo tính đồng bộ của khung pháp lý. Tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường chủ động hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, song vẫn đảm bảo các yêu cầu thận trọng, an toàn đối với khu vực tài chính, với vấn đề ổn định vĩ mô và hỗ trợ phát triển kinh tế.

Hoàn thiện chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết được lợi ích với rủi ro ở mức nhất định. Tăng cường việc hợp tác, tư vấn, nghiên cứu để hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường nói chung và dịch vụ nói riêng như dịch vụ uỷ thác, giao dịch các công cụ phái sinh... thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa sự tham gia của các các định chế tài chính trong và ngoài nước.

 Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường vốn gắn với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế:

Cơ cấu lại TTCK đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, từng bước nâng cao vai trò của TTCK trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Hoàn thiện phương thức phát hành, xây dựng cơ chế khuyến khích các DN thuộc các thành phần kinh tế huy động vốn qua TTCK.

Tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung thông qua việc đẩy mạnh phát hành mới, sử dụng các công cụ phái sinh để hoàn thiện cấu trúc thị trường. Xây dựng cơ chế công bố thông tin theo chuẩn mực quốc tế, áp dụng các chuẩn mực quản trị công ty, quản trị rủi ro, chuẩn hóa các quy định về giao dịch, mua bán, đăng ký, thanh toán theo thông lệ quốc tế.

Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc DN gắn với cổ phần hóa DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm tăng số lượng và chất lượng hàng hóa cho thị trường. Đa dạng hóa các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trong nước, tạo điều kiện để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường và đầu tư lâu dài vào TTCK Việt Nam

Mặt khác, thông qua vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết, khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không bao cấp cho ngân hàng (cả ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước và NHTM cổ phần), nhưng cũng không nên tạo ra những rủi ro bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; kết hợp giữa giám sát tuân thủ và giám sát theo rủi ro, có chế tài đủ mạnh để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị trường tuân thủ “luật chơi” đã quy định.

 Tăng cường năng lực họat động của các tổ chức tham gia thị trường vốn: Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán để có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, trình độ nghiệp vụ cao, quản trị hiện đại, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và tính an toàn hệ thống, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực; tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và thị trường vốn.

Về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Đối với các NHTM cổ phần yếu kém, sau khi tái cấu trúc phải có sự chuyển biến mới về chất (vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch). Đối với các NHTM nhà nước, tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn nhà nước ở mức hợp lý, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tại mỗi ngân hàng tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng.

Việc sở hữu chéo giữa DN và ngân hàng, giữa ngân hàng với công ty chứng khoán, cần có lộ trình và biện pháp cứng rắn để xử lý sở hữu chéo trong việc thực hiện tái cấu trúc đi đôi với hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, hạn chế và đi tới chấm dứt lợi ích nhóm tháo túng trên thị trường vốn tín dụng ngân hàng… để giúp khơi thông tín dụng cho nền kinh tế.

Sự phát triển của thị trường vốn khiến cả cơ hội đầu tư và rủi ro đầu tư đều tăng lên. Nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn hơn nhằm thu lợi cao hơn từ khoản đầu tư này, song rủi ro trong đầu tư cũng tăng lên vì họ không hiểu hết những chủ thể sử dụng vốn của mình. Để biết được mức độ rủi ro của mỗi khoản đầu tư, cần có hoạt động xếp

hạng tín nhiệm mức độ rủi ro của các khoản đầu tư (chủ yếu là các khoản vay nợ) trên thị trường vốn. Vì thế , việc hình thành và phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho thị trường vốn là điều rất cần thiết.

 Thông tin phải được công khai trên thị trường:

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để có một thị trường vốn hiệu quả là xây dựng cơ chế công khai thông tin. Việt Nam phải xây dựng được một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư, cũng như bảo vệ quyền lợi của họ.

Thị trường vốn phát triển, đòi hỏi phải quan tâm đến tính minh bạch của thị trường, tạo dựng được lòng tin để thu hút những chủ thể cung cấp vốn và những chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn tham gia thị trường, làm cho thị trường có thể phát huy tối đa vai trò của nó.

 Nâng cao hiệu quả kiểm soát vốn:

Việt Nam cần có một lượng lớn vốn đầu tư tăng thêm mỗi năm để đạt được những mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được các dòng vốn đổ vào Việt Nam, cũng như việc sử dụng vốn không hiệu quả, thì bất ổn tài chính là điều dường như chắc chắn xảy ra. Vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách để đối phó với dòng chảy vốn trong giai đoạn đầu hội nhập này là hết sức quan trọng.

Học hỏi kinh nghiệm của các nước cùng khu vực cũng như trên thế giới, kết hợp với các điều kiện thực tiễn của Việt Nam trong việc kết hợp các chính sách để đối phó với dòng chảy vốn, thường là công khai các biện pháp kiểm soát vốn và lộ trình thay đổi nếu có để các nhà đầu tư nắm bắt và có phản ứng thích hợp. Kiểm soát vốn một khi được kết hợp với những chính sách khác sẽ làm thay đổi cấu trúc của dòng vốn chảy vào theo hướng khuyến khích các dòng vốn đầu tư dài hạn, hạn chế dòng tiền nóng mang tính đầu cơ ngắn hạn, từ đó giảm thiểu được rủi ro “đảo ngược dòng vốn” gây khủng hoảng.

Nhà nước cần nâng cao quản lý và giám sát các chủ thể tham gia cũng như các giao dịch trên thị trường được an toàn, minh bạch và hiệu quả thông qua cơ chế chính sách, luật pháp. Hạn chế tối thiểu các biến động xấu từ thị trường vốn quốc tế tác động. Cần có những biện pháp cụ thể và chặt chẽ hơn nữa trong việc quản lý thị trường tự do, hạn chế những tác động xấu như phá giá, lãi suất ngầm...gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w