Thị trường vốn Singapore:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM (Trang 28)

Singapore được coi như là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, cũng là thị trường có tương lai phát triển thành trung tâm giao dịch thứ cấp quan trọng của khu vực châu Á với các thị trường chứng khoán trên toàn cầu.

Sức tăng trưởng của thị trường trái phiếu Singapore khá nhanh về cả quy mô, độ sâu và tính thanh khoản. Đây là trung tâm giao dịch lớn của khu vực. Hệ thống của sở giao dịch chứng khoán Singapore kết nối trực tiếp với hệ thống của các công ty chứng khoán thành viên, để nhận lệnh trực tiếp qua các kênh khác nhau và khớp lệnh liên tục.

Trước năm 1998, TTTP Singapore rất nhỏ và kém phát triển. Chính phủ Singapore đã quản lý thặng dư ngân sách và không có nhu cầu tăng vốn trong thị trường vốn. Ủy ban chứng khoán chính phủ Singapore (SGS) phát hành trái phiếu chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu của ngân hàng về các tài sản có tính thanh khoản theo những yêu cầu của pháp luật, do đó, TTTP Singapore tương đối nhỏ và thị trường thứ cấp gần như không sôi động.

Tháng 2 năm 1998. ủy ban tiền tệ của Singapore( MAS) đã bắt đầu một chuỗi các phương pháp để phát triền thị trường trái phiếu. Mục tiêu được đưa ra là:

- Tạo ra đường cong tỷ suất lợi nhuận chuẩn ở thị trường trái phiếu chính phủ đáng tin cậy để khuyến khích việc phát hành trái phiếu ở khu vực tư nhân

- Tạo điều kiện cho những nhà phát hành, cả trong và ngoài nước tới những thị trường sơ cấp và thứ cấp.

- Thiết lập cơ sở vật chất tạo điều kiện bù trừ chứng khoán và tiền cũng như tạo tính thanh khoản cho các trái phiếu do SGS phát hành và trái phiếu doanh nghiệp trên cơ sở thanh toán ngay khi giao nhận.

Phạm vi những phương pháp phát triển TTTP do SGS phát hành đã thành công khi thiết lập một đường cong tỷ suất lợi nhuận chuẩn có tính thanh khoản cao hơn. Do đó, TTTP phát triển chủ yếu về qui mô, chiều sâu và tính thanh khoản. Vào tháng 1 năm 2005, TTTP Singapore đã trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên ngoài Nhật tham gia vào chỉ số TPCP toàn cầu- Cititgroup World Government Bond Index. Đó chính là dấu hiệu về sự phù hợp của trái phiếu do SGS phát hành đối với những nhà đầu tư trên toàn cầu.

Bảng số liệu 3: Số liệu cụ thể các năm: giá trị vốn hóa thị trường so với GDP

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 % 245.63 253.35 256.39 198.7 7 209.53 100.6 1 160.0 8 170.3 9 125.83 150.75

Biểu đồ 9: Giá trị vốn hóa thị trường của Singapore :

(Nguồn: http://www.theglobaleconomy.com/Vietnam/Stock_market_capitalization/) Có thể nói, TTCK Singapore phát triển mạnh vào khoảng thời gian trước 2006: Với những phân tích trên có thể thấy quy mô thị trường Singapore không ngừng lớn mạnh. Giá trị vốn hóa thị trường tăng nhanh. Trên thị trường trái phiếu giai đoạn 2003 – 2005: Khối lượng trái phiếu do SGS phát hành năm 2004 là 72.2 tỷ đô la Singapore,

gần gấp 4 lần vào năm 1995. Doanh thu trung bình hằng ngày tăng mạnh từ 1997 cùng với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày vào 1997 và 2004 làn lượt là 1.7 tỷ và 2.2 tỷ đô la Singapore.

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế Thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy mô thị trường vốn của Singapore, giá trị vốn hóa thị trường Singapore gảm hơn 50% từ năm 2005 (hơn 240% so với GDP) xuống tới mức chưa chạm ngưỡng 120% năm 2008. Nguyên nhân là do Singapore bị suy thoái kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu này.

Năm 2009 và 2010, nền kinh tế của Singapore đã có ít nhiều khởi sắc. Từng bước khắc phục khủng hoảng đã làm cho nền kinh tế của Singapore tăng trưởng nhanh. Cụ thể: Singapore đã trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất châu Á trong năm 2010 với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm tăng 14,7%. Với tốc độ tăng trưởng trên, Singapore chỉ đứng sau Qatar với mức tăng trưởng ước tính vào khoảng 16%. Kinh tế Singapore tăng trưởng chủ yếu nhờ khu vực chế tạo - mức tăng trưởng 28,2% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó, sản lượng của khu vực dịch vụ, vốn chiếm tới 65% GDP, cũng tăng 8,8%. Kinh tế Singapore chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm tin học, tân dược và hóa chất. Trong giai đoạn này, Singapore đã tìm cách đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là du lịch.

Giai đoạn 2011- 2012: Nền kinh tế Singapore bị ảnh hưởng bởi lạm phát trong năm 2011. Mức lạm phát tại Singapore giữa năm 2011 tăng mạnh, nguyên nhân chính bởi giá nhà và chi phí vận tải tăng cao. Tháng 6/2011, so với cùng kỳ, chi phí vận tải tăng 10,4% còn giá nhà tăng 8,8%, giá thực phẩm tăng 3,1%. Ngân hàng Trung ương Singapore khẳng định áp lực lạm phát vẫn rất lớn ngay cả khi tăng trưởng kinh tế đã chững lại. Chỉ số giá tiêu dùng tại Singapore tháng 6/2011 tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2010, đồng đô la Singapore mất giá. Năm 2012, Singapore đã phần nào giải quyết được nỗi lo lạm phát. Nền kinh tế tăng trưởng trở lại và có nhiều khởi sắc.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w