So sánh thị trường vốn Singapore và Việt Nam:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM (Trang 30)

Dựa trên các phân tích về thị trường vốn Việt Nam và Singapore, có thể thấy: Quy mô thị trường của Singapore lớn hơn hẳn Việt Nam. Giá trị vốn hóa thị trường tính theo phần trăm so với GDP của Việt Nam từ 2003 đến 2012 thấp hơn so với Singapore, Thái Lan và các nước trong khu vực Châu Á nói chung. Nhìn vào biểu đồ so sánh với khu vực Châu Á (xem tại Phụ lục), năm 2011 Việt Nam tụt xuống vị trí 26 so với năm 2010 (vị trí 25), điều này cho thấy năm 2011 những biến động trong nền kinh tế đã tác động đến thị trường chứng khoán và làm cho giá trị vốn hóa thị trường Việt Nam giảm xuống. Tuy nhiên, sang năm 2012, Việt Nam tăng lên vị trí 14 với giá trị vốn hóa là 23,25% GDP, điều này chứng tỏ nỗ lực khắc phục sự suy giảm kinh tế và kết quả khả quan mà Việt Nam đã đạt được so với năm 2011.

Theo biểu đồ bên dưới, có thể thấy khoảng cách về quy mô là khá lớn. Điều này tương đối dễ hiểu khi về mức độ tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam còn “thua xa” Singapore.

(Biểu đồ 10 - Nguồn:

http://www.theglobaleconomy.com/Vietnam/Stock_market_capitalization/)

Về diễn biến thị trường, có thể thấy, gần như xu hướng biến động của 2 thị trường là gần giống nhau. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhóm, có thể thấy rằng, trước các biến động lớn của kinh tế Thế giới thì Việt Nam vẫn có một độ trễ nhất định. Đồng thời, về mức độ biến động trong nền kinh tế thì biến đông của Singapore là rất lớn, điều này có

thể bắt nguồn từ nguyên nhân: thị trường Singapore là thị trường lớn của Khu vưc Châu Á, nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu, du lịch, dịch vụ. Quốc gia này cũng thu hút được đầu tư nước ngoài lớn, do đó các biến động kinh tế trên thế giới sẽ gần như ảnh hưởng nhanh và mạnh đến Singapore. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới 2007, hay lạm phát năm 2011, mức độ biến động quy mô thị trường Việt Nam gần như không đáng kể khi so sánh với Singapore.

 Một số điểm giống và khác nhau cơ bản của 2 thị trường:

Đặc điểm Thị trường vốn Việt Nam Thị trường vốn Singapore

Giống nhau

- Thị trường vốn đều thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

- Đều có hai thị trường là thị trường tập trung và OTC.

Về cơ cấu

TTTP gồm: TPCP, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ tiền gửi và các chứng khoán nợ có giá trị khác. Trong đó TPCP chiếm tỷ trọng lớn nhất. TTTP gồm: TPCP, TPDN bằng đồng đô la Singapore và các đồng tiền khác. Về phát hành - Quy định công ty có mức vốn 10 tỷ đồng trở lên, hoạt động kinh doanh của công ty năm liền trước có lãi đồng thời không lỗ lũy kế, không có các khoản nợ quá hạn trên 1 năm, có hoạt động từ 1 năm trở lên, báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm

- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích lũy trong 3 năm kề trước ít nhất là 7,5 triệu $ Sing, với lợi nhuận trước thuế hợp nhất mỗi năm không dưới 1 triệu $ Sing.

- Mức vốn hóa tối thiểu là 80 triệu $ Sing tại thời điểm phát hành ra công chúng lần đầu tiên, dựa vào

toán để đảm bảo tính minh bạch và công khai về thông tin.

giá phát hành và vốn cổ phần sau khi phát hành.

- Tình trạng tài chính lành mạnh với các hoạt động tạo ra luồng lưu chuyển tiền tệ dương. Tất cả các khoản vay của các giám đốc, các cổ đông lớn, và các công ty được điều hành bởi các giám đốc và các cổ đông lớn phải được thanh toán, trừ các khoản vay của công ty con và công ty liên kết với công ty xin niêm yết.

Về đặc điểm khác

- Thị trường đơn giản, nhỏ về quy mô, nghèo về sản phẩm, tính thanh khoản thấp, thiếu tổ chức định mức tín nhiệm, hoạt động chưa chuyên nghiệp.

- Thị trường chưa có đường cong lãi suất chuẩn để xác định được giá theo thị trường, quản lý rủi ro, phát triển các công cụ phái sinh.

- Có sự chênh lệch lớn giữa lượng cổ phiếu, TPCP và TPDN. Trong đó TPCP chiếm tỷ trọng lớn nhất

- Năm 1997, Singapore đã đưa ra các loại thuế ưu đãi cho các đối tượng tham gia thị trường vốn nhằm khuyến khích sự phát triển. - Năm 1998, MAS (cơ quan tiền tệ Sigapore) đã đưa ra đường cong lãi suất chuẩn đáng tin cậy trên thị trường. Năm 1999, Mas đã tự do hóa lãi suất, hạn chế thị trường OTC bằng cách hoán đổi lãi suất, lãi suất tùy chọn

- Sự chênh lệch giữa thị trường TPCP và TPDN không lớn, có thời điểm gần bằng nhau

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM (Trang 30)