Phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Khu vực TP. Hồ Chí Minh (Trang 58)

2.3.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu

Cuộc khảo sát được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 07 đến tháng 10 năm 2013 với 250 bảng câu hỏi được phát ra, kết quả khảo sát thu về được 239 bảng. Sau khi loại đi các phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu còn lại được 230 quan sát.

Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Phân bổ theo mẫu Số lượng Tỉ lệ % trong mẫu

Giới tính Nam 89 38.7 Nữ 141 61.3 Độ tuổi Dưới 22 tuổi 33 14.3 Từ 22 đến 35 tuổi 109 47.4 Từ 36 đến 45 tuổi 57 24.8 Trên 45 tuổi 31 13.5

Trình độ

Dưới THPT 9 3.9

Từ THPT đến trung cấp/cao

đẳng 92 40

Đại học/sau đại học 129 56.1

Nghề nghiệp

Nhân viên văn phòng 106 46.1

Quản lý/giám đốc 26 11.3 Thương nhân 56 24.3 Nội trợ 25 10.9 Khác 17 7.4 Thu nhập Dưới 6 triệu đồng 20 8.7 Từ 6 đến dưới 12 triệu đồng 162 70.4 Từ 12 đến dưới 25 triệu đồng 36 15.7 Từ 25 triệu đồng trở lên 12 5.2 Tổng cộng 230 100

(Nguồn phụ lục C – Đặc điểm mẫu khảo sát)

Về đặc điểm mẫu khảo sát, trong 230 khách hàng trả lời bảng câu hỏi, tỷ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch, theo đó số lượng nữ được khảo sát nhiều hơn với 141 khách hàng (chiếm tỷ lệ 61.3%) và có 89 người trả lời là nam (chiếm tỷ lệ 38.7%). Về độ tuổi, đa số người trả lời trong độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi (109 người chiếm 47.4%), 57 khách hàng có độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 24.8%), độ tuổi dưới 22 và trên 45 có tỷ lệ thấp tương ứng là 14.3% và 13.5%, đặc biệt là họ có điều kiện tiếp xúc với dịch vụ hiện đại của ngân hàng như Internet banking. Thống kê theo nghề nghiệp, trong số 230 bảng khảo sát thu về chủ yếu là các ngành nghề như: nhân viên văn phòng 106 khách hàng (chiếm 46.1 % kích thước mẫu), kế đến là giới thương nhân (chiếm 24.3 % kích thước mẫu), chiếm tỷ lệ thấp nhất là người khảo sát thuộc nhóm khác với 17 khách hàng. Trình độ khách hàng được khảo sát

chiếm đa số là đại học và sau đại học (56.1% kích thước mẫu), trong khi đó, mức thu nhập phổ biến của khách hàng được khảo sát là 6 đến dưới 12 triệu đồng (chiếm 70.4%).

2.3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Trước khi thực hiện phân tích nhân tố để rút trích các thành phần nhân tố ảnh hưởng của mô hình, nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha trên chương trình phần mềm SPSS, cũng như kiểm định sự tương quan giữa các biến quan sát. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên là thang đo lường tốt. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là khái niệm mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu thì hệ số từ 0.6 trở lên vẫn có thể chấp nhận được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra, đối với các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 cũng sẽ bị loại ra khỏi thang đo.

Bảng 2.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha các thang đo

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

An toàn bảo mật (ATBM) - Cronbach Alpha = 0.77

ATBM.1 13.66 6.959 0.558 0.722

ATBM.2 13.13 7.803 0.484 0.746

ATBM.3 13.73 6.798 0.598 0.707

ATBM.4 13.11 7.909 0.503 0.741

Hình ảnh Ngân hàng (HA) - Cronbach Alpha = 0.728

HA.1 6.7 2.169 0.546 0.647

HA.2 6.77 2.333 0.576 0.611

HA.3 6.83 2.345 0.529 0.664

Chính sách giá (GIA) - Cronbach Alpha = 0.798

GIA.1 10.23 4.021 0.675 0.714

GIA.2 10.16 4.770 0.509 0.793

GIA.3 10.11 4.310 0.606 0.750

GIA.4 10.26 3.905 0.656 0.724

Hiệu quả mong đợi (HQMD) - Cronbach Alpha = 0.866

HQMD.1 16.00 12.432 0.662 0.844 HQMD.2 16.10 11.825 0.755 0.827 HQMD.3 15.96 12.374 0.679 0.841 HQMD.4 16.13 12.554 0.590 0.857 HQMD.5 16.01 12.236 0.667 0.843 HQMD.6 16.13 12.388 0.624 0.850 Tính dễ sử dụng (DSD) -Cronbach Alpha = 0.808 DSD.1 9.90 5.493 0.561 0.789 DSD.2 10.11 4.581 0.741 0.701 DSD.3 9.96 5.182 0.607 0.768 DSD.4 10.04 4.789 0.601 0.774

Quyết định sử dụng (QDSD)- Cronbach Alpha = 0.764

SUDUNG.1 10.0783 3.941 0.444 0.777

SUDUNG.2 10.1913 3.623 0.624 0.674

SUDUNG.3 10.3174 3.947 0.573 0.704

SUDUNG.4 10.213 3.784 0.632 0.673

(Nguồn: phụ lục C- Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha)

Kiểm định sơ bộ cho thấy các biến thành phần đo lường an toàn bảo mật, hình ảnh ngân hàng, chính sách giá, hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng và quyết định sử dụng có hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt là 0.77; 0.728; 0.798; 0.866; 0.808; 0.764 đều lớn hơn 0.7, đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Do đó, có thể kết luận các thang đo lý thuyết đảm bảo được độ tin cậy.

2.3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Toàn bộ các biến quan sát được vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Một số tiêu chuẩn cần quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) như sau:

-Hệ số KMO(Kaiser-Mayer-Olkin) lớn hơn hoặc bằng 0.5 -Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn hoặc bằng 0.05

-Hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0.4, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại.

-Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%. -Hệ số eigenvalue lớn hơn 1.

Bảng 2.4: Kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .913 Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 2132.841

df 231

Sig. .000

Bảng 2.5: Kết quả phân tích EFA đối với các thang đo nhân tố ảnh hưởng Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 HQMD.1 .625 HQMD.2 .766 HQMD.3 .653 HQMD.4 .654 HQMD.5 .741 HQMD.6 .683 DSD.1 .695 DSD.2 .797 DSD.3 .604 DSD.4 .609 GIA.1 .738 GIA.2 .592 GIA.3 .697 GIA.4 .677 ATBM.1 .757 ATBM.2 .622 ATBM.3 .562 ATBM.4 .570 ATBM.5 .525 HA.1 .806 HA.2 .815 HA.3 .786

(Nguồn: Phụ lục C – Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA)

Kết quả phân tích EFA đối với các biến độc lập: Theo bảng 2.4 và 2.5, năm nhân tố ban đầu vẫn được giữ nguyên. Hệ số KMO = 0.913 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-quare của kiểm định Bartlett đạt giá trị 2132.841 với mức ý nghĩa 0.000, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích được là 61.947% thể hiện các nhân tố rút ra giải thích được 61.947% biến thiên của dữ liệu. Các thành phần nhân tố sau khi chạy EFA cụ thể như sau:

-Hiệu quả mong đợi (HQMD): đo lường bằng 6 biến quan sát (Từ HQMD.1 đến HQMD.6)

-Tính dễ sử dụng (DSD): đo lường bằng 4 biến quan sát (Từ DSD.1 đến DSD.4)

-Chính sách giá (GIA): đo lường bằng 4 biến quan sát (Từ GIA.1 đến GIA.4) -An toàn, bảo mật (ATBM): đo lường bằng 5 biến quan sát ( Từ ATBM.1 đến ATBM.5)

-Hình ảnh ngân hàng (HA): Được đo lường bằng 3 biến quan sát ( Từ HA.1 đến HA.3)

Kết quả phân tích EFA đối với biến phụ thuộc được thể hiện ở bảng 2.6 và 2.7. Hệ số KMO đạt 0.731, thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett đạt 251.866 với mức ý nghĩa 0.000, phương sai trích được là 59.406%. Các hệ số tải nhân tố đều thỏa yêu cầu.

Bảng 2.6: Kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .731 Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 251.866

df 6

Sig. .000

Bảng 2.7: Kết quả phân tích EFA đối với thang đo quyết định sử dụng

Component Matrixa Component

1

SUDUNG.1 .647

SUDUNG.2 .809

SUDUNG.3 .784

SUDUNG.4 .830

2.3.3.4 Kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân

 Kiểm định sự khác biệt hai trung bình tổng thể (Independent sample T-test) Giả thuyết H0: Có sự khác biệt giữa nam và nữ đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Vietinbank.

Bảng 2.8: Kết quả kiểm định Independent sample T-test

QDSD

Levene's Test for Equality of Variances

T-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Q D S D Equal variances assumed .045 .832 -.394 228 .694 -.05663 .14358 -.33953 .22628 Equal variances not assumed -.392 182.824 .696 -.05663 .14461 -.34195 .22870

(Nguồn: Phụ lục C – Kiểm định bằng T-test)

Kết quả Sig trong kiểm định Levene bằng 0,832>0,05 cho thấy phương sai giữa hai giới tính là không khác nhau, do đó ta xem xét kết quả kiểm định t tiếp theo ở phần “Equal variances assumed”. Giá trị Sig trong kiểm định t bẳng 0.694>0,05 cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Vietinbank.

 Kiểm định sự khác biệt trung bình đám đông (One way - ANOVA)

- Giả thuyết H01: Không có sự khác biệt về quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại Vietinbank theo độ tuổi.

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định phương sai các nhóm độ tuổi

QDSD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.308 3 226 .272

Bảng 2.10: Kết quả phân tích Anova theo độ tuổi

QDSD Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .928 3 .309 .273 .845

Within Groups 255.684 226 1.131

Total 256.611 229

(Nguồn: Phụ lục C– Kiểm định bằng one-way ANOVA)

Kiểm định Levene (bảng 2.9) với sig = 0.272> α = 0.05, tức là phương sai của các nhóm bằng nhau, cho thấy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng tốt. Theo bảng kết quả phân tích Anova (bảng 2.10) thì Sig = 0.845 > α=0.05, tức là với độ tin cậy 95% thì không có sự khác biệt về quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng khi thuộc các nhóm độ tuổi khác nhau.

- Giả thuyết H02: Không có sự khác biệt về quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyếncủa khách hàng cá nhân tại Vietinbank theo nghề nghiệp.

Bảng 2.11: Kết quả kiểm định phương sai các nhóm nghề nghiệp

QDSD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.134 4 225 .341

(Nguồn: Phụ lục C – Kiểm định bằng one-way ANOVA)

Bảng 2.12: Kết quả phân tích Anova theo nghề nghiệp

QDSD Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .308 4 .077 .068 .992

Within Groups 256.304 225 1.139

Total 256.611 229

(Nguồn: Phụ lục C– Kiểm định bằng one-way ANOVA)

Kiểm định Levene với Sig = 0.341>0.05, tức là phương sai của các nhóm bằng nhau, cho thấy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng tốt. Theo bảng kết quả phân tích Anova thì Sig = 0.992 > α=0.05, tức là với độ tin cậy 95% thì không có sự khác biệt về quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng tại Vietinbank khi thuộc các nhóm nghề nghiệp khác nhau.

-Giả thuyết H03: Không có sự khác biệt về quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại Vietinbank theo các nhóm thu nhập.

Bảng 2.13: Kết quả kiểm định phương sai các nhóm thu nhập

QDSD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.367 3 226 .777

(Nguồn: Phụ lục C– Kiểm định bằng one-way ANOVA)

Kiểm định Levene với sig = 0.777>0.05, tức là phương sai của các nhóm thu nhập bằng nhau, cho thấy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng.

Bảng 2.14: Kết quả phân tích Anova theo thu nhập

QDSD Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 2.693 3 .898 .799 .496

Within Groups 253.918 226 1.124

Total 256.611 229

(Nguồn: Phụ lục C – Kiểm định bằng one-way ANOVA)

Theo bảng kết quả phân tích Anova thì Sig = 0.496 > α=0.05, tức là không có sự khác biệt về quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng tại Vietinbank khi thuộc các nhóm thu nhập khác nhau.

-Giả thuyết H04: Không có sự khác biệt về quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại Vietinbank theo trình độ.

Bảng 2.15: Kết quả kiểm định phương sai các nhóm trình độ

QDSD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.200 2 227 .303

(Nguồn: Phụ lục C – Kiểm định bằng one-way ANOVA)

Kiểm định Levene với sig = 0.303>0.05, tức là phương sai của các nhóm trình độ bằng nhau, cho thấy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng.

Bảng 2.16: Kết quả phân tích Anova theo trình độ

QDSD Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .495 2 .247 .219 .803

Within Groups 256.117 227 1.128

Total 256.611 229

(Nguồn: Phụ lục C – Kiểm định bằng one-way ANOVA)

Kết quả phân tích Anova cho thấy Sig = 0.803 > α=0.05, tức là không có sự khác biệt về quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng tại Vietinbank khi thuộc các nhóm trình độ khác nhau.

2.3.3.5 Phân tích mô hình hồi quy và kết quả nghiên cứu

Sau khi đã phân tích nhân tố khám phá (EFA) và xác định các yếu tố thành phần có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (quyết định sử dụng) thì sau đây, các giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy. Phương pháp thực hiện là phân tích hồi quy tuyến tính, đưa vào từng lượt để kiểm định các giả thuyết đã đề ra và xác định mức độ quan trọng của từng thành phần trong việc ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại Vietinbank- khu vực TP.HCM.

Hệ số xác định R2 (R-square) được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, hệ số xác định R2 được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình, tuy nhiên không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu, R2 có khuynh hướng là một yếu tố lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có một biến giải thích trong mô hình. Như vậy, trong hồi quy tuyến tính bội thường dùng hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R-square) để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Bên cạnh đó, cần kiểm tra hiện tượng tương quan bằng hệ số Durbin – Watson (1< Durbin – Watson < 3) và hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (VIF < 10). Hệ số beta chuẩn hóa được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số beta chuẩn hóa của biến nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào quyết định sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng cá nhân càng lớn.

Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy hệ số xác định R2 là 0.514 và R2 điều chỉnh là 0.503, như vậy, mô hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu với mức 50.3% (nghĩa là mô hình đã giải thích được 50.3% sự biến thiên của biến phụ thuộc quyết định sử dụng). Trị số thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ, tại mức ý nghĩa Sig = 0.000 cho thấy có thể an toàn khi bác bỏ giả thuyết cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0. Hệ số Durbin – Watson là 1.953, gần bằng 2, có thể kết luận không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội đưa ra là phù hợp với tập dữ liệu. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy mô hình không bị vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến do hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập (VIF) nhỏ hơn 10 rất nhiều. Kết quả phân tích hồi quy được trình bày ở bảng 2.17 và 2.18.

Bảng 2.17: Các thông số về sự phù hợp của mô hình hồi quy

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .717a .514 .503 .74644 1.953

a. Predictors: (Constant), HA, GIA, HQMD, DSD, ATBM b. Dependent Variable: QDSD

Bảng 2.18: Các thông số của từng biến trong mô hình hồi quy

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) .009 .049 .186 .852 HQMD .371 .051 .341 7.310 .000 .996 1.004 DSD .395 .050 .371 7.902 .000 .983 1.018 GIA .175 .049 .167 3.570 .000 .998 1.002 ATBM .420 .049 .401 8.522 .000 .980 1.020 HA .245 .053 .217 4.588 .000 .970 1.031

(Nguồn: Phụ lục C – Hồi quy tuyến tính)

Bảng 2.18 cho thấy tất cả 5 nhân tố đề xuất có tác động dương (hệ số beta dương) đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến với mức ý nghĩa

Sig=0.000 (rất nhỏ) ở tất cả các biến, ngoại trừ hằng số là không có ý nghĩa thống kê và có hệ số beta gần bằng 0. Đồ thị phần dư theo hạng phân phối chuẩn (có giá trị trung bình bằng 0). Do đó, nghiên cứu có thể kết luận rằng các giả thuyết H1, H2,

H3, H4, H5 được chấp nhận. Phương trình hồi quy đối với các biến có hệ số chuẩn

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Khu vực TP. Hồ Chí Minh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)