0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại VQG Pù Mát

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CÚC (ASTERACEAE) Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - NGHỆ AN (Trang 32 -32 )

2.1. Điều kiện tự nhiên VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An

Nằm trên dải đất miển Trung, Vườn quốc gia Pù Mát được coi là một trong những VQG có độ đa dạng sinh học với hệ thực vật và động vật phong phú. Nối liền với các vườn quốc gia và khu bảo tồn trong dãy Trường Sơn, với địa hình dốc thoải phức tạp nên dải Trường Sơn vẫn còn một diện tích rừng bao phủ lớn mặc dù đã có những hoạt động khai thác gỗ tàn phá rừng nghiêm trọng. Là một trong những khu rừng đặc dụng, vườn quốc gia Pù Mát nằm trong 12 khu trên mặt đất được xếp hạng giá trị sinh học loại A khi sở hữu diện tích rừng nguyên sinh lớn.

Đặc biệt, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hề có bàn tay của con người chạm đến: Rừng nguyên sinh thượng nguồn Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng, Cao Vều... Thác Khe Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, H'mông, Đan Lai - nét hoang sơ là món quà của thiên nhiên ban tặng cho VQG Pù Mát.

Với khoa học, Pù Mát là một khu vực bảo vệ rộng và ít có sự tác động nhất còn tồn tại, nơi đây chính là một trong những nơi đầu tiên phát hiện ra loài thú quý hiếm: Sao La. Pù Mát đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều du khách và đặc biệt hơn nữa là sự quan tâm chú ý của các nhà khoa học và tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong nước và thế giới.

2.1.1. Vị trí địa lý

VQG Pù Mát nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có toạ độ địa lý nằm18 46'’ - 19 12' Vĩ độ Bắc, 104 24' - 104 56' Kinh độ Đông. VQG Pù Mát nằm hoàn toàn trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương tỉnh Nghệ An, nằm trên diện tích 16 xã. Phía Nam có chung 61km với đường biên giới Lào, phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Đình,

Tam Quang, Tam Hóa (huyện Tương Dương). Phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Yên Khê, Bồng Khê (huyện Con Cuông). Phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn (huyện Anh Sơn). VQG Pù Mát được thành lập năm 2001 và được chia thành 2 vùng: Vùng lõi có diện tích 94.275 ha (sau hiệu chỉnh năm 1999) và vùng đệm có diện tích khoảng 100.000 ha. Tên gọi VQG Pù Mát được lấy từ tên gọi của ngọn núi cao nhất(1.841m).

Hình 1.1. Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Pù Mát

VQG Pù Mát nằm gọn trên dải Bắc Trường Sơn, là khu vực có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, các đỉnh giông phụ có độ dốc lớn, độ cao của Vườn từ 100 - 145m so với mặt nước biển, trung bình từ 800  1000m, 90% diện tích ở độ cao dưới 1000m, địa hình hiểm trở. Khu vực cao nhất nằm ở phía Nam của VQG với các đỉnh giông của các dải Trường Sơn đã được tìm thấy ở khu vực biên giới Việt - Lào. Các đỉnh núi cao trên 1000m kéo dài kế tiếp nhau như Cao Vều (1.341m), Pù Huội (1.762m) và cao nhất là đỉnh Pù Mát với 1.841m. Phía Tây Nam của VQG là nơi có địa hình tương đối bằng, thấp và là nơi sinh sống trước đây cũng như hiện nay của một số cộng đồng người dân tộc, ở đó nhiều hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã và đang diễn ra. Nằm trong khu vực còn có khoảng 7.057 ha núi đá sỏi và phần lớn diện tích nằm ở vùng đệm của VQG, chỉ có khoảng 150 ha nằm trong vùng lõi.

2.1.3. Địa chất

Địa chất của khu vực có khác nhau giữa các phân khu. Kiểu địa hình trong vùng mang tính chất của vùng núi cao và núi trung bình, khí hậu nóng và ẩm, ở độ cao 500 - 1000m có lớp thảm khô chưa phân hủy triệt để, ở độ cao trên 1000m tầng mùn chưa phân hủy khá dày. Phổ biến trong vùng đặc trưng bởi 3 loại chính như sau:

Kiểu địa hình núi đất xen kẽ núi đá ở độ cao 500 – 1000m độ dốc 200 – 350 gồm:

+ Đá: nền cấu tạo cơ bản bởi đá xâm nhập thành phần chủ yếu là gnanit hạt vừ và hạt lớn, granit hạt mica và granit boxit.

+ Đất feralit màu vàng nâu chiếm đại đa số diện tích đất.

+ Đất feralit màu đỏ nâu phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá vôi. Thành phần cơ giới trung bình đến trung bình nặng phân bố chủ yếu ở Khe Bu, Khe Mọi, giáp Phuhi, Phuloong và giáp Môn Sơn.

Kiểu địa hình thung lũng gặp ở dọc 3 con suối lớn Khe Thơi, Khe Choăng, Khe Khặng từ độ cao 200 - 450m độ dốc trung bình từ 200 - 300, đất

feralit, sản phẩm dốc tụ tầng dày, phát triển trên đá phiến và đá sa thạch có Ph từ 4,5 - 5.

Kiểu địa hình núi đá vôi chiếm một diện tích không lớn hơn 1.200 ha chủ yếu là feralit vàng đỏ và feralit đỏ trên sản phẩm phong hóa của đá vôi, đất khô và tích tụ trong một số khe nhỏ và khe có nhiều đá lộ đầu, đất bị rửa trôi mạnh nên hàm lượng mùn rất thấp (<2%), có hiện tượng đá ong hóa.

Ở độ cao từ 800m trở lên, khí hậu lạnh ẩm đã hình thành loại đất feralit mùn trên núi, loại đất này có tỷ lệ đá lẫn cao, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình với tầng thảm mục dày.

2.1.4. Khí hậu

VQG Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do chịu ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự phân hoá và khác biệt lớn trong khu vực. Có một mùa đông lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và một mùa hè nắng nóng khắc nghiệt của gió phơn Tây Nam (gió Lào).

Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, tổng nhiệt năng từ 8.500 – 8.7000C. Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 200C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 180C (tháng giêng). Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió phơn Tây Nam (gió Lào) nên thời tiết rất khô nóng, kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9).Nhiệt độ trung bình mùa hè lên trên 250C, nóng nhất vào tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 290C. Nhiệt độ tối cao lên tới 420C ở Con Cuông và 42.70C ở Tương Dương vào tháng 4 và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%.

2.1.5. Thủy văn

Tại vùng nghiên cứu có lượng mưa ít đến trung bình,trung bình hằng năm 1.791mm, cao nhất đạt 2.287mm, thấp nhất xuống còn 1.190mm, số ngày mưa bình quân là 140 ngày. Trên 90% lượng nước tập trung trong mùa mưa, lượng mưa lớn nhất là tháng 8, 9, 10 và tháng 5 (mưa tiểu mãn), thường kèm

theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 2, 3, 4 có mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng 5, 6, 7 là những tháng nóng nhất và lượng bốc hơi cũng cao nhất dẫn đến hạn hán (trung bình chỉ có 40 ngày mưa với tổng lương mưa là 209mm)

Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 đến 86%, mùa mưa lên tới 90%. Tuy vậy nhưng giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường do thời kỳ nóng kéo dài.

VQG Pù Mát có hệ thống sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Các di lưu phía hữu ngạn như khe Thơi, khe Choăng, khe Khặng lại chạy theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả. Gồm có 3 khu vực chính:

+ Khe Choăng, Khe Bu (nhánh của Khe Choăng) nằm giữa vườn quốc gia Pù Mát.

+ Khe Thơi nằm ở phía Bắc VQG Pù Mát.

+ Khe Khặng nằm ở phía Nam VQG Pù Mát, là nhánh của sông Giăng chạy qua địa phận xã Môn Sơn. Riêng khe Choăng và khe Khặng có thể dùng thuyền máy ngược dòng ở phía hạ lưu.

Nhìn chung mạng lưới sông suối khá dày đặc, do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa và các khu vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra. Khu vực này cũng thường có bão xuất hiện vào tháng 8 đến tháng 10 kèm theo áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn và lũ quét. Cũng nhờ hệ thống sông này mà tạo nên hệ thực vật ven suối rất đa dạng và phong phú về loài, góp phần hạn chế xói mòn trong mưa lũ.

2.1.6. Thảm thực vật

Vườn quốc gia Pù Mát có tổng diện tích là 194.275 ha rừng tự nhiên nhưng chỉ có 94.275 ha nằm trong vùng lõi là ít bị tác động nhất. Rừng tự nhiên ở Pù Mát có các kiểu thảm thực vật sau:

+ Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim á ẩm nhiệt đới chiếm 29% phân bố ở các sườn dốc và các giông ở phía Nam. Gặp các loài họ Côm (Eleocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Mộc lan (Magnoliaceae)

+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chiếm ưu thế 46,5% trải dài từ Bắc đến phía Đông Nam của Vườn. Kiểu rừng này gặp chủ yếu là các cây thường xanh lá rộng, tuy nhiên cũng gặp một số cây lá kim thuộc họ Kim Giao (Podocarpaceae)và Hoàng đàn (Cupressaceae).

+ Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi chiếm 1,7% phân bố ở độ cao trên 1.500m, có độ ẩm lớn thuận lợi cho sự phát triển của một số loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae) và họ Côm (Elaeocarpaceae).

+ Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy chiếm 21% thường phân bố thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh có trữ lượng lớn.

+ Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác chiếm 1,4% phân bố ở phía Bắc và Đông Bắc của vườn quốc gia, chủ yếu là rừng thứ sinh được phục hồi trên đất thấp.

+ Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy chiếm 0,4%.

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong khu vực VQG Pù Mát có 16 xã nằm trên 3 huyện Con Cuông, Tương Dương và Anh Sơn. Bao gồm 3 dân tộc chính là Thái, Khơ Mú và Kinh. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như: Hơ Mông, Đan Lai, Poọng, Ơ Đu, Tày nhưng số lượng không lớn. Dân tộc Thái có dân số đông nhất (chiếm 66,89%) và ít nhất là dân tộc Ơ Đu (0,6%).

Bảng 2.1. Thành phần dân tộc các huyện trong vùng

(Trích: Niên giám thống kê huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương 1999)

TT Dân tộc Số hộ Nhân khẩu Tỷ lệ (%)

1 Thái 11.338 62.425 66,89 2 Khơ Me 1.984 13.765 14,75 3 Kinh 2.531 10.498 11,25 4 Hmông 599 3.714 3,98 5 Đan Lai 265 1.494 1,60 6 Poọng 132 813 0,87 7 Ơ Đu 96 563 0,60 8 Dân tộc khác 9 53 0,06 9 Tổng 16.954 93.335 100

Tổng dân số 16 xã là 16.945 hộ với 93.235 nhân khẩu. Phần lớn dân cư phân bố trong 7 xã ở huyện Con Cuông (39.419 nhân khẩu, 7.167 hộ) và 5 xã thuộc huyện Anh Sơn (38.163 nhân khẩu, 6.938 hộ) còn lại thuộc 4 xã của huyện Tương Dương (15.753 nhân khẩu, 2.849 hộ), trung bình mỗi hộ gia đình có từ 3 - 6 người, tăng dân số là áp lực lớn đối với rừng. Dân số trong khu vực phân bố không đều giữa các xã, một số xã có dân số rất thấp như xã Tam Hợp huyện Tương Dương (7 người/km2), xã Châu Khê huyện Con Cuông (13 người/km2) có xã mật độ dân số cao như xã Đỉnh Sơn (495 người/km2), xã Cẩm Sơn (421 người/km2) thuộc huyện Anh Sơn.

Do dân số không đều nên lực lượng lao động phân bố cũng không đều và tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp của huyện Anh Sơn. Lực lượng lao động ở địa phương rất lớn, nhưng cơ cấu các ngành nghề trong khu vực lại rất đơn điệu. Phần lớn là các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp với hình thức trồng lúa nương rẫy và trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số ít người làm trong các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, dịch vụ. Việc dư thừa lao động, đời sống khó khăn khiến người dân đã vào VQG Pù Mát để khai thác lâm sản.

Các chương trình Lâm nghiệp được thực hiện như chương trình 327, 661. Hiện nay huyện Anh Sơn đã giao cho các hộ, các tập thể khoanh nuôi tu bổ, chăm sóc bảo vệ và trồng được 2.217ha rừng, huyện Tương Dương được 8.305ha, huyện Con Cuông được 30.280 ha.

Công tác trồng rừng cũng được chú trọng, cho đến thời điểm hiện nay. Diện tích rừng đã được trồng của huyện Anh Sơn là 2.853 ha, Con Cuông là 3.350 ha và Tương Dương là 206 ha. Ngoài diện tích rừng trồng tập trung các huyện còn trồng được hàng triệu cây phân tán. Trong phạm vi VQG có 3 Lâm trường quốc doanh (Lâm trường Con Cuông, Lâm trường Anh Sơn và Lâm trường Tương Dương), hoạt động chủ yếu của các Lâm trường này là bảo vệ, tu bổ làm giàu rừng và khai thác. Bên cạnh các hoạt động truyền thống các Lâm trường trong khu vực còn là trung tâm dịch vụ về kỹ thuật, cây giống cho đồng bào địa phương.

+ Giáo dục: Các xã trong vùng nghiên cứu đều có trường tiểu học và trung học cơ sở. Tuy nhiên các xã vẫn chưa có trường trung học phổ thông, công tác phổ cập học sinh trong độ tuổi đến trường vẫn chưa huy động hết, đội ngũ giáo viên còn thiếu, chất lượng dạy và học chưa cao. Trình độ văn hóa nói chung còn thấp nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giảng dạy còn thiếu, điều kiện giao thông đi lại khó khăn đặc biệt vào mùa mưa.

+ Giao thông và y tế: Mạng lưới giao thông trong vùng khá phát triển, các xã trong vùng đều có đường ô tô đến tận trung tâm xã. Tuy nhiên vào mùa mưa giao thông đi lại giữa các xã trong vùng rất khó khăn. Mạng lưới y tế đã có tới các xã, 100% các xã trong vùng đều có trạm y tế nhà cấp 4 trở lên, nhưng nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế, thuốc chữa bệnh còn thiếu và đội ngũ cán bộ y tế chăn sóc sức khỏe cho nhân dân vẫn còn thiếu.

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ các loài thực vật họ Cúc (Asteraceae) ở khu vực nghiên cứu ở 02 xã Môn Sơn và Châu Khê thuộc vùng đệm VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An.

2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 05 năm 2014.

2.3. Nội dung

- Xây dựng bảng danh lục họ Cúc ở vùng đệm VQG Pù Mát. - Phân tích tính đa dạng thực vật về các mặt:

+ Thành phần loài

+ Giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa + Dạng sống

+ Yếu tố địa lý thực vật + Giá trị sử dụng.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu, xử lý và trình bày mẫu vật

-Áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến

Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh lục chính xác và đầy đủ. Chúng tôi lập tuyến điều tra theo cách đi đến đâu thực hiện thu thập mẫu đến đó cho đến khi đi qua tất cả các sinh cảnh nhằm thu kỹ hết các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu [23].

- Thu mẫu theo nguyên tắc của Nguyễn Nghĩa Thìn [23] và Klein R.M., Klein D.T [14].

Đối với cây gỗ, cây bụi mỗi cây ít nhất thu 3 - 4 mẫu, kích cỡ phải đạt 29 x 41cm có thể tỉa bớt cành, lá, hoa và quả cho phù hợp với kẹp mẫu và mỹ quan. Đối với cây thân thảo, dương xỉ ... thì cố gắng thu cả rễ, thân, lá.

Sau khi thu mẫu thì đánh số hiệu vào mẫu, đối với mẫu cùng cây thì đánh cùng một số hiệu. Sau khi thu và đánh số hiệu, ghi nhanh những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên vào phiếu ghi thực địa (phụ lục), vì những đặc điểm này dễ bị mất khi mẫu khô: nhựa mũ, màu sắc, hoa, quả, lá ...

Khi thu và ghi nhãn xong gắn nhãn vào mẫu, cho vào bao ni lông bó vào

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI HỌ CÚC (ASTERACEAE) Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT - NGHỆ AN (Trang 32 -32 )

×