2. Mục tiêu của đề tài
1.6. Nghiên cứu thực vật ở Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có diện tích rừng lớn, các khu rừng chạy dọc theo dãy Trường Sơn tạo nên khu dự trữ sinh quyển miền Tây với tổng diện tích 1.303.285 ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: VQG Pù Mát, KBTTN Pù Huống và KBTTN Pù Hoạt. Nơi đây được đánh giá là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học trong đó VQG Pù Mát làm trung tâm đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động, thực vật với đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng thưa, rừng kín, cây bụi và cây thảo). Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo thống kê ở Nghệ An có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ,chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và cây bụi, trong số đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Việc điều tra thành phần loài thực vật của các khu rừng đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Điển hình có các công trình:
Năm 1993, Viện điều tra quy hoạch rừng thuộc Bộ Lâm nghiệp đã tiến hành điều tra sơ bộ hệ thực vật Pù Mát và đã xác định được 986 loài thực vật bậc cao thuộc 522 chi và 153 họ, đây là danh lục thực vật đầu tiên của Pù Mát.Năm 1998, Nguyễn Thị Quý trong công trình “Góp phần điều tra thành phần loài Dương xỉ KBT TN Pù Mát” đã thống kê và mô tả được 90 loài thuộc
42 chi của 23 họ [35]. Cũng năm này, trong đề tài “Thực trạng thảm thực vật trong phương thức canh tác của người Đan Lai vùng đệm Pù Mát- Nghệ An”
Nguyễn Văn Luyện đã công bố 251 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 178 chi, 77 họ ở vùng đệm Pù Mát, tác giả cũng đã đưa ra một danh lục tập đoàn cây trồng của người Đan Lai [18].
Năm 1999, Đặng Quang Châu và cộng sự với đề tài cấp bộ: “Bước đầu điều tra thành phần loài thực vật núi đá vôi Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát, Nghệ An” thống kê được 883 loài thực vật bậc cao thuộc 460 chi và 144 họ, tác
giả cũng đưa ra phổ dạng sống của hệ thực vật Pù Mát, đồng thời bước đầu đã có nhận xét về tính chất và quy luật phân bố của thảm thực vật [7].
Năm 2000, Nguyễn Thị Hạnh trong công trình nghiên cứu cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái vùng tây nam Nghệ An, tác giả đã mô tả 544 loài thực vật bậc cao làm thuốc thuộc 363 chi của 121 họ và đã công bố nhiều bài thuốc hay của đồng bào dân tộc [11]. Cũng trong năm 2000, Phạm Hồng Ban đã công bố 586 loài thực vật bậc cao thuộc 334 chi và 105 họ ở vùng đệm Pù Mát - Nghệ An trong công trình “Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của các hệ sinh
thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An”, ngoài sự đánh giá về đa
dạng thành phần loài tác giả còn đánh giá sự đa dạng của các quần xã thực vật và đã xác định được diễn thế của thảm thực vật sau nương rẫy tại khu vực nghiên cứu [1]. Năm 2001, trong công trình điều tra đa dạng sinh học ở VQG Pù Mát rất quy mô của SFNC do cộng đồng Châu Âu tài trợ, Nguyễn Nghĩa Thìn và cs đã thống kê được 1.208 loài thực vật, trong đó có 1.144 loài thuộc 545 chi của 159 họ đã được xác định và công bố. Đây được xem là danh lục thực vật đầy đủ nhất từ trước tới nay của Vườn quốc gia Pù Mát [24].
Theo hướng thực vật học dân tộc, năm 2001 Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã đã công bố “Thực vật học dân tộc, cây thuốc
đồng bào Thái con Cuông, Nghệ An”, trong đó các tác giả đã thống kê được
551 loài thuộc 364 chi,120 họ thực vật chiếm 17,2% tổng số loài cây làm thuốc ở Việt Nam, hầu hết nguồn tài nguyên tài nguyên quý giá này đều nằm trong Vườn quốc gia Pù Mát [29].
Năm 2002, Nguyễn Anh Dũng với đề tài “Thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở xã Môn Sơn vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát” đã công bố 496 loài
391 chi [9].
Năm 2004 vườn Quốc gia Pù Mát cho xuất bản cuốn sách " Đa dạng
thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát" công bố với 2.494 loài thực vật có mạch [27].
Hệ sinh thái rừng ở Nghệ An đã được nhiều tác giả đề cập đến, nhưng các tác giả chỉ đề cập theo từng chuyên đề riêng lẻ không tính đến luận chứng kinh tế cũng
như khoa học và kỹ thuật để xây dựng các KBT, VQG một cách có hệ thống. Phạm Hồng Ban và cộng sự (2009), nghiên cứu hệ thực vật bắc Quỳnh Lưu đã xác định được sự có mặt của 516 loài thuộc 304 chi, 98 họ [2].