2. Mục tiêu của đề tài
1.5. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật
Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thực vật thích nghi với điều kiện môi trường sống, nó liên quan chặt chẽ với các nhân tố sinh thái của mỗi vùng, nên đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng: cách mọc được hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần xã. I.K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm. G.N. Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây nhiều năm và lớp cây hàng năm. Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của các vùng ôn đới người ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer (1934) [35], để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống đó.Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm.Từ tổ hợp các dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm. Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản: 1- Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất, 2- Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất, 3- Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn, 4- Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn, 5- Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm. Ông đã xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau trên trái đất (SB): SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th.
Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo tính khoa học, dễ áp dụng. Phân chia dạng sống của Raunkiaer dựa trên những đặc điểm cơ bản của thực vật, nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo, phương thức sống của thực vật, đó là kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố
môi trường tạo nên. Thuộc về những đặc điểm này có hình dạng ngoài của thực vật, đặc điểm qua đông, sinh sản…Vì thế nghiên cứu về phổ dạng sống là nội dung quan trọng của việc nghiên cứu đa dạng thực vật. Việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với từng loài thực vật.
Áp dụng thang phân loại của Raunkiaer (1934) [35]. Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Cây có chồi trên đất (Phanerophytes) - Ph 2. Cây chồi sát đất(Chamaephytes) - Ch 3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) - Hm 4. Cây chồi ẩn(Crytophytes) - Cr
5. Cây một năm (Therophytes) – Th
Trong đó cây chồi trên đất (Ph) được chia thành 9 dạng nhỏ: 1. Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)
2. Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me) 3. Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi) 4. Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 5. Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
6. Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 7. Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)
8. Cây có chồi trên đất mọng nước (Suc)
9. Cây có chồi trên đất ký sinh và bán ký sinh (Pp)
Để thuận tiện trong việc so sánh phổ dạng sống giữa các hệ thực vật với nhau, Raunkiaer (1934) đã tính toán với hơn 1.000 cây ở các vùng khác nhau trên thế giới và đưa ra phổ dạng sống có tiêu chuẩn sau:
SN = 46 Ph + 9Ch + 26 He + 8 Cr + 15 Th
Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giả Pócs Tamás (1965) [34] đã đưa ra một số kết quả như sau :
- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg) 4.85% - Cây lớn có chồi trên đất cao 8-30m (Me) 3.80% - Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 8.02% - Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 9.08% - Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 6.45% - Cây chồi sát đất (Ch)
- Cây chồi nửa ẩn (Hm) 40.68%
- Cây chồi ẩn (Cr)
- Cây chồi một năm (Ch) 7.11%
Và phổ dạng sống như sau:
SB = 52,21%Ph + 40,68% (Ch,H, Cr) + 7,11%Th
Richard [47]đưa ra phổ dạng sống cho rừng mưa ẩm nhiệt đới: SB = 88%Ph + 12%Ch + 0%Hm + 0%Cr + 0%Th
Đối với VQG Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và các tác giả (1996) [15] đưa ra phổ dạng sống như sau:
SB = 57,78%Ph + 10,46%Ch + 12,38%Hm + 8,37%Cr + 11,01%Th
Đối với VQG Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) [26] đã công bố dạng sống như sau:
SB = 75,71%Ph + 5,78%Ch + 4,83%Hm + 10,23%Cr + 3,45%Th
Còn ở VQG Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [27] đã lập được phổ dạng sống:
SB = 78,88%Ph + 4,14%Ch + 5,76%Hm + 5,97%Cr + 5,25%Th
Năm 2006, Nguyễn Nghĩa Thìn đưa ra phổ dạng sống ở KBTTN Na Hang [25]: SB = 70,14%Ph + 4,33%Ch + 3,50%Hm+ 11,98%Cr + 10,05%Th
Đối với Khu BTTN Xuân Liên, Đỗ Ngọc Đài (2010) [10] đã lập phổ dạng sống như sau:
SB =84,77% Ph + 4,94% Ch + 2,41% Hm + 3,05% Cr + 4,83% Th
Những dẫn liệu trên cho thấy, nhóm dạng sống cây trên chồi (Ph) chiếm ưu thế hơn hẳn. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu rừng nhiệt
đới ẩm, và cũng hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu và nhận xét của Raunkiaer (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Lê Trần Chấn (1999)…