19 Dự đoán không chính xác TV7
Các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ gây ra bởi nguyên vật liệu, trang thiết bị
20 Thiếu nguyên vật liệu cần thiết trên thị trường VL1 21 Phân phối nguyên vật liệu đến địa điểm thi công trễ VL2
22 Thiếu các trang thiết bị thi công cần thiết VL3
Các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ gây ra bởi lao động
23 Thiếu lao động LD1
24 Lao động năng suất kém LD2
25 Trình độ lành nghề của công nhân xây dựng thấp LD3
26 Tai nạn lao động LD4
27 Mâu thuẫn, xung đột của lao động trên công trường LD5
Các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ gây ra bởi yếu tố bên ngoài
28 Thời tiết xấu BN1
29 Có vấn đề về địa điểm thi công & lân cận BN2
30 Các khó khăn từ phía chính quyền BN3
Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng chậm tiến độ dự án
31 Các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư gây ra chậm tiến độ D1 32 Các yếu tố xuất phát từ nhà thầu gây ra chậm tiến độ D2 33 Các yếu tố xuất phát từ tư vấn, giám sát, thiết kế gây chậm tiến độ D3 34 Các yếu tố liên quan nguyên vật liệu,trang thiết bị gây chậm tiến độ D4 35 Các yếu tố liên quan đến lao động gây ra chậm tiến độ D5
2.3.2 Chọn mẫu
2.3.2.1 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát bao gồm các nhân viên của nhà thầu (kỹ sư công trường, cai thầu), chủ nhà và các nhân viên tư vấn, giám sát đã có hoặc đang làm việc trên các dự án xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sẽ không có sự phân biệt đặc biệt về số lượng bảng khảo sát đối với từng nhóm đối tượng mà đối tượng khảo sát sẽ được tiếp cận một cách ngẫu nhiên.
2.3.2.2 Cách tiếp cận mẫu
Các bảng câu hỏi sẽ được gửi đến các đối tượng phỏng vấn thông qua bạn bè hoặc tiến hành phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng câu hỏi. Thông qua quan sát & tìm hiểu cá nhân, đề tài này sẽ không chọn các quận 1, quận 3 và các quận trung tâm khác vì các quận này mật độ xây dựng khá dày, không có quá nhiều công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ mới. Các quận được chọn là quận 2, quận 7, quận 9, quận 10, quận Tân Bình, Tân Phú vì khả năng tiếp cận những công trình nhà ở dân dụng vừa mới hoàn thành dễ dàng hơn và các quận này cũng có khá nhiều nhà đang xây dựng tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiếp cận nhân viên quản lý của các nhà thầu xây dựng, đơn vị tư vấn giám sát cũng như chủ đầu tư. Quá trình khảo sát được hỗ trợ bởi 4 phỏng vấn viên, một phỏng vấn viên chịu trách nhiệm khảo sát quận 7 , một phỏng vấn viên khu vực quận 10, quận Tân Bình, một phỏng vấn viên khảo sát quận Bình Tân, một phỏng vấn viên khu vực quận 2, quận 9.
2.3.2.3 Phương pháp lấy mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Lý do để sử dụng phương pháp này vì các đối tượng được khảo sát phân bố ngẫu nhiên trên các khu vực, phỏng vấn viên phải đi đến khu vực và chỉ có thể phỏng vấn những đối tượng có thể tiếp xúc & đồng ý khảo sát.
Ngoài ra, phỏng vấn theo dạng phát triển mầm cũng được thực hiện nhằm có được ý kiến của các đối tượng khảo sát có mối quan hệ bạn bè với đối tượng mầm nhằm đạt được số lượng mẫu cần thiết. Đối tượng mầm được chọn là một nhân viên của công ty Mỹ Gia & một nhân viên của công ty Tedi South.
2.3.2.4 Xác định cỡ mẫu
Cỡ mẫu được xác định tùy thuộc vào số lượng biến quan sát xác định được trong nghiên cứu sơ bộ ở giai đoạn 1. Trong mô hình nghiên cứu, tác giả đã xác định được 6 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến chậm tiến độ với tổng cộng 30 biến quan sát.
Theo Hair và các cộng sự (2006) được trích dẫn trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì kích thước cỡ mẫu tối thiểu cho phân tích nhân tố khám phá phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1, nghĩa là một biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Ngoài ra, Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng theo kinh nghiệm, kích thước mẫu thường dùng để thực hiện phân tích hồi qui bội như sau: n ≥ 50+8p . Trong đó, n là kích thước mẫu, p là số lượng biến độc lập trong mô hình.
Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng phân tích nhân tố EFA luôn đòi hỏi kích thước mẫu lớn hơn nhiều so với phân tích hồi qui bội. Vì vậy, số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy bội cũng sẽ được thỏa mãn khi dùng số lượng quan sát thỏa mãn phân tích nhân tố.
Vì vậy, cỡ mẫu phù hợp trong bối cảnh nghiên cứu ít nhất là : 5*30= 150 mẫu.
2.3.2.5 Đánh giá thang đo định lượng sơ bộ
Hệ số đánh giá độ tin cậy thang đo được sử dụng là hệ số Cronbach Alpha. Nunally và BernStein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng nếu hệ số Cronbach Alpha có giá trị lớn hơn 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy. Theo Nunally và Bernstein (1994) được trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến- tổng (hiệu chỉnh) lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì xem như biến đó đạt yêu cầu. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ chấp nhận thang đo trong nghiên cứu định lượng sơ bộ là đạt độ tin cậy khi có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 và chấp nhận các biến có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0.3
đánh giá độ tin cậy thang đo như sau:
Bảng 2.2 Giá trị Cronbach alpha cho thang đo định lượng sơ bộ Thống kê độ tin cậy
(Reliability Statistics) Hệ số cronbach alpha
(Cronbach's Alpha) Số biến quan sát (N of Items)
0.943 30
Bảng 2.3 Thống kê hệ số tương quan biến-tổng thang đo định lượng sơ bộ Thống kê biến – tổng (Item-Total Statistics) Biến Hệ số tương quan biến–tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) Biến Hệ số tương quan biến–tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) CDT1 0.572 TV4 0.505 CDT2 0.543 TV5 0.461 CDT3 0.452 TV6 0.677 CDT4 0.820 TV7 0.343 NT1 0.808 LD1 0.521 NT2 0.482 LD2 0.669 NT3 0.517 LD3 0.813 NT4 0.472 LD4 0.786 NT5 0.583 LD5 0.566 NT6 0.632 VL1 0.452 NT7 0.383 VL2 0.635 NT8 0.746 VL3 0.748 TV1 0.763 BN1 0.435 TV2 0.441 BN2 0.739 TV3 0.631 BN3 0.360
Giá trị Cronbach’s Alpha tính được là 0.943 > 0.6 đạt yêu cầu và không có biến nào có tỉ lệ tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3. Vì vậy, ta chấp nhận tất cả các biến trong thang đo định lượng sơ bộ để đưa vào khảo sát phục vụ nghiên cứu định lượng chính thức.
2.3.3 Xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức
Dữ liệu phục vụ khảo sát định lượng chính thức được thu thập sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 16. Cụ thể, các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng như sau:
2.3.3.1 Xếp hạng các yếu tố .
Xếp hạng các yếu tố nhằm mục đích xác định các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chậm tiến độ dựa vào đánh giá chỉ số quan trọng tương đối (RII: Relative Importance Index).
Kỹ thuật đánh giá sử dụng chỉ số quan trọng tương đối (RII) được Sambasivan và Soon (2007) sử dụng để xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ. Công thức được sử dụng là:
= ∑∗
Trong đó:
w là mức độ ảnh hưởng đánh giá bởi người được khảo sát. Trong nghiên cứu này, w thay đổi từ 1-5.
A là giá trị cao nhất trong thang điểm đánh giá. Trong nghiên cứu này, A có giá trị là 5.
N là tổng số bảng khảo sát được trả lời
Giá trị của RII biến đổi từ 0-1, trong đó giá trị RII càng gần 1 thì độ quan trọng càng cao. Giá trị RII được sử dụng để xếp hạng các yếu tố gây ảnh hưởng đến chậm tiến độ khác nhau nhằm tìm hiểu quan điểm của mỗi nhóm đối tượng về độ quan trọng của các yếu tố.
Trong nghiên cứu này, chỉ số RII sẽ dùng để sắp xếp thứ hạng được đánh giá bởi 3 nhóm đối tượng khảo sát (nhà thầu, tư vấn giám sát và chủ đầu tư).
Ngoài ra, giá trị RII được tính bởi cả 3 đối tượng sẽ được dùng để đánh giá các yếu tố gây chậm tiến độ thực tế trong các công trình xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đó, nghiên cứu sẽ sử dụng hệ số tương quan hạng Spearman để đánh giá sự khác biệt trong xếp hạng các yếu tố giữa các nhóm đối tượng khảo sát: chủ đầu
tư, nhà thầu (kỹ sư công trường + cai thầu) & tư vấn giám sát. Hệ số tương quan Spearman được sử dụng để chỉ ra có hay không sự đồng ý hay bất đồng trong từng cặp nhóm đối tượng khảo sát. Trong đó, giá trị hệ số tương quan sẽ thay đổi từ +1 đến -1, với ý nghĩa +1 biểu thị cho sự đồng ý tuyệt đối, -1 biểu thị cho sự bất đồng tuyệt đối.
2.3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach Alpha sẽ được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo của dữ liệu chính thức. Qua đó các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6.
2.3.3.3 Phân loại, sắp xếp các yếu tố & kiểm định mô hình.
Sau khi xếp hạng các yếu tố, phân tích nhân tố khám phá (EFA) sẽ được sử dụng nhằm phân loại và sắp xếp các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong nghiên cứu thành các nhóm dựa vào đánh giá độ giá trị của các yếu tố.
Sau đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định các giả thuyết của mô hình & xây dựng mô hình hồi qui cho biến phụ thuộc là chậm tiến độ toàn dự án với các biến độc lập đã được xác định từ phân tích khám phá.
Cuối cùng, xây dựng mô hình hồi qui bội với mức ý nghĩa 5% theo mô hình sau:
CHAM= B0 +B1*CDT + B2*NT + B3*TV + B4*VL+ B5*LD + B6*BN Trong đó:
CHAM: biến phụ thuộc – đo lường chậm tiến độ dự án B0 , B1 ,B2 ,B3 ,B4 ,B5 ,B6 : hệ số
CDT: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ chủ đầu tư NT: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ nhà thầu
TV: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ tư vấn, giám sát, thiết kế. VL: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ nguyên vật liệu, trang thiết bị LD: biến độc lập – đo lường các yếu tố xuất phát từ lao động
Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày về phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Nghiên cứu chia thành hai giai đoạn, bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng chính thức.
Nội dung trình bày trong phần nghiên cứu định tính bao gồm cách chọn mẫu cho nghiên cứu định tính, cách thức thiết lập bảng câu hỏi bán cấu trúc ban đầu gồm 26 yếu tố để áp dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, sau đó trình bày kết quả nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng để thiết lập nên bảng câu hỏi phỏng vấn định lượng.
Nội dung trình bày trong phần nghiên cứu định lượng bao gồm cách chọn, tiếp cận mẫu và xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng chính thức bên cạnh việc trình bày về thang đo và mã hóa cho các biến quan sát. Khảo sát định lượng sơ bộ với cỡ mẫu 30 được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy thang đo. Sau đó, trình bày về cách thức xử lý dữ liệu bao gồm: sử dụng chỉ số quan trọng tương đối (RII) để xếp hạng các yếu tố theo quan điểm của từng đối tượng khảo sát và tổng thể đối tượng khảo sát, đánh giá sự khác biệt trong xếp hạng các yếu tố giữa các nhóm đối tượng khảo sát. Sau đó, tiến hành phân tích nhân tố khám phá để phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng hàm hồi qui để đánh giá ảnh hưởng của các nhóm đến chậm tiến độ dự án.
CHƯƠNG 3
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở DÂN DỤNG TẠI TP.HCM
3.1 Tính chất và đặc điểm của mẫu
Tổng số bảng phỏng vấn được đưa cho các phỏng vấn viên là 200 bảng, đưa cho 2 mầm là 20 bảng/mầm. Số khảo sát thu về từ phỏng vấn viên là 133 bảng, phân bố các bảng theo các quận bao gồm Quận 10, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận 7, Quận 2 (số bảng hợp lệ là 130 bảng, loại 3 bảng do đánh giá không thiện chí). Số bảng khảo sát thu về từ 2 mầm là 30 bảng (số bảng hợp lệ là 25 bảng, loại 4 bảng phỏng vấn từ chủ nhà có công trình không bị chậm tiến độ và 1 bảng do đối tượng khảo sát thiếu thiện chí). Vì vậy, tổng số bảng khảo sát hợp lệ là 155 bảng.
Đối tượng khảo sát được phân phối như sau: đối tượng khảo sát là nhân viên nhà thầu chiếm số lượng lớn nhất với 93 người, chiếm 60%. Trong đó, kỹ sư công trường là 50 người, chiếm 32.3% và cai thầu là 43 người, chiếm 27.7%. Kế đến là nhân viên tư vấn, giám sát với số lượng là 31 người, chiếm 20.0% và chủ đầu tư với 31 người, chiếm 20.0%. Phân bổ đối tượng khảo sát được minh họa trong hình 3.1.
Hình 3.1 Phân bổ đối tượng khảo sát
Kỹ sư công trường(50) 32.3% Cai thầu (43) 27.7% Tư vấn giám sát(31) 20.0% Chủ nhà (31)
20.0% Kỹ sư công trường
Cai thầu
Tư vấn giám sát
Thông thường, đối với các dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư thường là cá nhân, hộ gia đình và chỉ thực hiện đa số là một công trình nhà ở, vì vậy, phần lớn đối tượng khảo sát thuộc về nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát là hợp lý.
Phân loại theo kinh nghiệm đối với nhà thầu (bao gồm kỹ sư công trường và cai thầu) và tư vấn giám sát được trình bày như trong hình 3.2:
Hình 3.2 Kinh nghiệm nhân viên nhà thầu
Trong đó, kỹ sư công trường có kinh nghiệm dưới 1 năm chiếm tỉ lệ 2%, kinh nghiệm từ 1-5 năm chiếm tỉ lệ 48%, kinh nghiệm nhiều hơn 5 năm chiếm tỉ lệ 50%. Với đối tượng là cai thầu, số bảng khảo sát từ đối tượng có kinh nghiệm dưới 1 năm chiếm 2%, kinh nghiệm từ 1-5 năm chiếm 28%, kinh nghiệm hơn 5 năm chiếm 70%. Với đối tượng khảo sát là tư vấn giám sát, chỉ bao gồm 2 loại đối tượng: có kinh nghiệm từ 1-5 năm (45%) và có kinh nghiệm hơn 5 năm (55%).
Việc phân loại kinh nghiệm của nhà thầu và tư vấn giám sát là cần thiết, nhất là trong vấn đề về xây dựng. Thông thường theo kinh nghiệm, kết quả thu từ bảng khảo sát sẽ không được đánh giá cao nếu bảng khảo sát có quá nhiều đối tượng với kinh nghiệm dưới 1 năm. Theo thống kê ở trên cho thấy, đối tượng khảo sát là nhân viên nhà thầu và đơn vị tư vấn, giám sát đa phần có kinh nghiệm hơn 1 năm, trong đó chiếm phần quan trọng nhất là các đối tượng có kinh nghiệm hơn 5 năm.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Kỹ sư công trường
Cai thầu Tư vấn
giám sát
Kinh nghiệm hơn 5 năm Kinh nghiệm từ 1-5 năm Kinh nghiệm dưới 1 năm
3.2 Xếp hạng các yếu tố gây chậm tiến độ
Sử dụng công thức tính chỉ số quan trọng tương đối RII trong phần 2.3.3.1, chúng ta tính các RII của từng biến quan sát và sắp xếp các yếu tố này theo thứ tự.
Từ dữ liệu thu thập được, kết quả đánh giá xếp hạng của nhà thầu về các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ có thể được trình bày như trong bảng 3.1.