Định hướng truy xuất dữ liệu từ bản đồ cây xanh

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý cây xanh đường phố ven biển thuộc phường hòa minh, quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 56)

4. Cấu trúc khóa luận Error! Bookmark not defined.

3.3.2.Định hướng truy xuất dữ liệu từ bản đồ cây xanh

a. Tra cứu thông tin của một đối tượng bất kì trên bản đồ

Thực hiện tra cứu thông tin của một cây xanh bất kì trên bản đồ bằng nút lệnh Info có trên thanh công cụ Main. Nếu chưa có sẵn thanh công cụ Main thì ta lấy ra bằng cách: Options > Toolbars > Tick vào ô tương ứng với dòng Main > OK. Ta được thanh công cụ Main (hình 3.23):

Hình 3.23. Thanh công cụ Main Để xem thông tin cây xanh bất kì ta tiến hành như sau: - Mở bản đồ cây xanh ta đang quản lý

- Dùng chuột chọn lệnh Info trên thanh công cụ Main

Hình 3.24. Nút lệnh Info trên thanh công cụ Main

- Sau đó ta nhấp chuột vào bất kì một đối tượng cây xanh nào đó trên bản đồ, như vậy sẽ hiện ra bảng thuộc tính của cây xanh đó:

Hình 3.25. Xem thông tin một đối tượng bất kì trên bản đồ

Từ bảng thuộc tính (Info tool) trên, ta có thể chỉnh sửa tùy ý bằng cách xóa và nhập trực tiếp vào từng ô thông tin.

b. Truy xuất dữ liệu theo điều kiện

Khi quản lý thông tin cây xanh, người quản lý sẽ luôn tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi đang quản lý bao nhiêu cây xanh? Trong số những cây xanh tôi quản lý thì có bao nhiêu cây loại này, bao nhiêu cây loại khác? Trong số những cây xanh này có bao nhiêu cây phát triển tốt, bao nhiêu cây kém phát triển?... Và những câu hỏi như thế chính là điều kiện để người quản lý đưa vào phần mềm quản lý, từ đó truy xuất ra những thông tin mà họ đang thắc mắc.

Cách truy xuất dữ liệu từ bản đồ cây xanh theo điều kiện ta thực hiện như sau: Trên thanh Menu chọn Query > select… > xuất hiện hộp thoại select.

Hình 3.26. Hộp thoại Select Trong đó:

- Select Records from Table (Tên bảng cần truy xuất dữ liệu):

- That Satisfy (tiêu chuẩn để thực hiện lệnh xuất dữ liệu, được thể hiện bằng biểu thức).

- Store Results in Table: Tên bảng chứa kết quả tìm được. Mặc định là tùy chọn Selection. Nếu giữ nguyên tùy chọn này thì phép chọn sẽ tạo ra một bảng được đặc tên là Queryn, trong đó n là một con số. Nếu ta thực hiện phép chọn lần đầu tiên kể từ khi khởi động Mapinfo thì n = 1, nếu ta thực hiện lệnh Select này lần thứ hai thì n = 2,… Nếu ta thay Selection bằng một tên nào đó thì bảng tạo thành sẽ có tên do ta đặt trong hàng này.

- Sort Results by Column : Cho phép ta sắp thứ tự kết quả chọn theo một cột nào đó trong bảng.

- Load Template/Save Template : Biểu thức chọn sau khi được thực hiện xong trong hộp thoại này có thể được lưu lại bằng lệnh Save Template và lần sau khi muốn thực hiện lại phép chọn này ta dùng lệnh Load Template để gọi phép đó ra.

Một số điều kiện truy xuất dữ liệu:

Ta tạo biểu thức sau: TENLOAI = “tên loài cần truy xuất”. Ví dụ: Để truy xuất dữ liệu nhóm cây Dừa ta thực hiện như hình 3.27:

Hình 3.27. Thiết lập điều kiện truy xuất thông tin theo tên loài Kết quả sau khi truy xuất:

Hình 3.28. Kết quả sau khi truy xuất thông tin theo tên loài

Toàn bộ cây dừa trên bản đồ sẽ được bôi đỏ, cho ta biết vị trí của chúng trên bản đồ, bên cạnh đó bảng thuộc tính của tất cả những cây dừa này sẽ xuất hiện (Bảng Query1 Browser).Nếu muốn lưu toàn bộ những cây dừa này thành một lớp bản đồ riêng biệt để quản lý ta tiến hành như sau: Từ thanh Menu chọn File > Save query, và lưu lớp bản đồ cây dừa với tên tùy thích.

 Truy xuất dữ liệu theo chiều cao cây:

Trong trường hợp ta muốn xác định nhóm cây có chiều cao từ 3m trở xuống, ta tạo biểu thức như sau: CHIEUCAO <= 3.

Hình 3.29. Thiết lập điều kiện truy xuất thông tin theo chiều cao Kết quả sau khi truy xuất:

Toàn bộ những cây có chiều cao từ 3m trở xuống sẽ được bôi đỏ, cho ta biết vị trí của chúng trên bản đồ, bên cạnh đó xuất hiện thuộc tính của tất cả những cây này trong bảng Query2 Browser. Để lưu bản đồ này ta tiến hành Save query và lưu với tên tùy thích.

 Truy xuất dữ liệu theo nhóm cây có tình trạng phát triển kém:

Để truy xuất đến nhóm cây có tình trạng phát triển kém, ta thực hiện biểu thức sau: TINHTRANG = “Kem”.

Hình 3.31. Thiết lập điều kiện truy xuất thông tin theo tình trạng cây Kết quả sau khi truy xuất:

Tương tự nếu muốn truy xuất dữ liệu theo tiêu chuẩn khác như để xác định nhóm cây có tán rộng, cần chống đỡ thân và cần cắt tỉa tán khi có dự báo bão mạnh sắp tới thì ta cũng có thể thực hiện với biểu thức: DK-TAN >= 3.

Với chức năng truy xuất trên ta có thể truy xuất dữ liệu tùy từng điều kiện mục đích mà ta sử dụng. Mọi thông tin ta cần sẽ thể hiện trên bản đồ và bảng thuộc tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Xuất dữ liệu thông tin cây xanh ra Excel

Công việc của người quản lý cây xanh không chỉ cập nhật theo dõi thông tin cây xanh mà còn phải thường xuyên báo cáo hiện trạng cây xanh lên lãnh đạo. Khi muốn làm việc với dữ liệu cây xanh bằng excel để thống kê báo cáo ta thực hiện xuất dữ liệu thuộc tính ra excel như sau:

- Bước 1: Mở bảng thuộc tính cần báo cáo

- Bước 2: Từ thanh menu chọn Table > Export… > Xuất hiện hộp thoại Export Table > Chọn bảng thuộc tính cần xuất > Export

Hình 3.33. Hộp thoại Export Table

- Bước 3: Từ hộp thoại Export Table to File ta thiết lập tên, định dạng và nơi lưu file > Save > OK

 Save as Type (định dạng file): Chọn dBASE DBF (*.dbf).

 File name (tên file): Lưu với tên thùy thích.

Hình 3.34. Hộp thoại Export Table to File

- Bước 4: Tìm đến nơi lưu file .dbf vừa xuất và mở ra > Chỉnh sửa lại font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ,… > Save > Xuất hiện hộp thoại Save as > Chọn nơi lưu > Save.

d. Xuất tọa độ vị trí cây xanh trên MapInfo ra GPS Garmin

Trong quá trình quản lý, nếu người quản lý muốn tìm đến vị trí ngoài thực địa của nhóm cây xanh họ cần, chỉ cần xuất tọa độ của nhóm đối tượng cây xanh đã chọn trên Mapinfo ra GPS. Các bước xuất tọa độ ra GPS như sau: - Bước 1: Chuyển hệ tọa độ bản đồ nhóm đối tượng cây xanh cần xuất về hệ tọa độ UTM/WGS84 của GPS:

 Chọn nhóm đối tượng cần xuất tọa độ trên Mapinfo (thực hiện theo hướng dẫn tại mục 3.3.2.2 Truy xuất dữ liệu theo điều kiện)

 Từ thanh menu chọn File > Save Copy As > Xuất hiện hộp thoại Save Copy As > Chọn Query cần xuất tọa độ > Save As > Xuất hiện hộp thoại Save Copy of Table As :

Hình 3.35. Hộp thoại Save Copy of Table As

o Save in: Chọn nơi lưu file

o File name: Đặt tên file xuất ra

o Save as type: Chọn kiểu lưu là Mapinfo (*.tab)

Hình 3.36. Hộp thoại choose Projection

- Bước 2: Export file vừa chuyển sang hệ tọa độ UTM/WGS84 sang *.mif:

 Mở lại bản đồ vừa Save Copy As bằng Mapinfo

 Từ thanh menu chọn Table > Export… > Xuất hiện hộp thoại Export Table to File > Chọn nơi lưu, tên file và kiểu file là Mapinfo Interchange (*.mif) > Save.

- Bước 3: Dùng phần mềm GPS Utility để chuyển dữ liệu vào GPS (lúc này GPS phải được nối với máy tính qua cổng USB):

 Dowload phần mềm GPS Utility tại: http://www.gpsu.co.uk/

 Cài đặt và chạy chương trình GPS Utility > Mở file *.mif vừa xuất:

Hình 3.38. Hộp thoại Open trong GPS Utility

 Thiết lập các thông số cho GPS: Từ thanh menu chọn GPS > Setup… > Xuất hiện hộp thoại Interface Setup > Thiết lập thông số cho GPS > OK. (ví dụ xuất tọa độ ra GPS Garmin thì chọn Garmin USB)

Hình 3.39. Hộp thoại Interface Setup trong GPS Utility

 Từ thanh menu chọn GPS > Upload All… và đợi hệ thống chuyển tọa độ sang GPS.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý cây xanh đường phố ven biển thuộc phường hòa minh, quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 56)