Kích thước và tình trạng cây xanh

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý cây xanh đường phố ven biển thuộc phường hòa minh, quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 39)

4. Cấu trúc khóa luận Error! Bookmark not defined.

3.1.2.Kích thước và tình trạng cây xanh

Qua thu thập, tìm kiếm thông tin thì các loài cây xanh được trồng trên vỉa hè hai bên đường phố ven biển phường Hòa Minh đều thuộc nhóm cây trung mộc.

Dựa theo nguyên tắc phân loại cây được quy định tại thông tư số 20/2009/TT-BXD [4] ngày 30/06/2009 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD [3] ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị” có thể chia kích thước của những cây trên thành 2 loại:

Bảng 3.2. Bảng phân loại cây xanh đường phố ven biển

Phân loại cây Chiều cao Đường kính gốc

Mới trồng <=4m <=6cm Trưởng thành >4m >6cm

Trong đó:

- Nhóm cây mới trồng là những cây từ sau khi trồng 90 ngày đến 2 năm, bao gồm những cây có chiều cao từ 4m trở xuống, và đường kính gốc nhỏ hơn hoặc bằng 6 cm. Đối với những cây được trồng lâu hơn 2 năm nhưng vì nhiều yếu tố tác động khiến cây không thể sinh trưởng phát triển được, dẫn tới chiều cao vẫn bị hạn chế từ 4m trở xuống thì ta quy ước vẫn xếp vào nhóm này.

- Nhóm trưởng thành là những cây đươc trồng lâu năm và có chiều cao hơn 4m, có tán rộng và tình trạng phát triển tốt.

Bảng 3.3. Bảng thống kê các loại cây xanh đường phố ven biển

STT Tên loài Mới trồng Trưởng thành

1 Phi Lao 126 127 2 Dừa 0 117 3 Muồng Ngủ 10 132 4 Bàng Vuông 146 29 Tổng số cây 282 405 Tỷ lệ % 41.05 58.95

Hình 3.2. Tỷ lệ các loại cây xanh đường phố ven biển

Kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.2 cho thấy, nhóm cây mới trồng có 282 cây chiếm 41.05% và nhóm cây trưởng thành có 405 cây chiếm 58.95%. Nguyên

nhân là do tuyến đường ven biển thường xuyên chịu các tác động nặng nề từ gió bão, dẫn tới nhiều cây bị chết hoặc gãy đỗ,… phải trồng lại mới. Bên cạnh đó sự khắc nghiệt từ gió biển, khí hậu vùng biển, đất nhiễm mặn từ nước biển,… đã tác động mạnh mẽ đến cây xanh, làm cho cây không thể phát triển được.

Trong quá trình khảo sát, đo đếm số lượng, kích thước các loài cây xanh được trồng trên vỉa hè hai bên đường phố ven biển phường Hòa Minh, đề tài đã tiến hành đánh giá chủ quan thông qua quan sát bằng mắt tình trạng của cây xanh và thu được kết quả sau:

Bảng 3.4. Bảng thống kê tình trạng cây xanh đường phố ven biển

STT Tên loài Tốt Trung bình Kém

1 Phi Lao 123 22 108 2 Dừa 111 6 0 3 Muồng Ngủ 94 42 6 4 Bàng Vuông 130 37 8 Tổng số cây 458 107 122 Tỷ lệ % 66.67 15.57 17.76 Trong đó:

 Tốt: bao gồm những cây có tình trạng phát triển tốt; chiều cao, đường kính thân, đường kính tán phát triển đều; nhiều lá, nhiều thân cành chắc khỏe, không sâu bệnh,…

 Trung bình: bao gồm những cây có tình trạng phát triển trung bình; chiều cao, đường kính thân, đường kính tán phát triển chưa được đều (cây cao tán hẹp); tương đối ít lá, thân cành chắc khỏe, không sâu bệnh,…

 Kém: bao gồm những cây có tình trạng phát triển kém; chủ yếu là những cây có đường kính tán rộng dưới 0,5m, hoặc không có tán; những cây

bị gãy hoặc chặt ngang thân; rất ít lá hoặc không có lá, cành nhỏ yếu ớt hoặc không có cành, có sâu bệnh đục thân,…

Hình 3.3. Tỷ lệ tình trạng cây xanh đường phố ven biển

Kết quả bảng 3.4 và hình 3.3 cho thấy, nhóm cây có tình trạng phát triển tốt là 458 cây (chiếm 66,67%), nhóm cây có tình trạng phát triển trung bình là 107 cây (chiếm 15,57%) và nhóm cây có tình trạng phát triển kém là 122 cây (chiếm 17,76%). Nguyên nhân còn tồn tại những cây phát triển kém là do tác động từ gió biển, đất nhiễm mặn từ nước biển,… làm kiềm hãm sự phát triển của cây, bên cạnh đó còn có một số lượng lớn cây được trồng mới lại nên chưa thích ứng kịp để có thể phát triển tốt. Nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là do người chăm sóc, quản lý cây không có biện pháp, kế hoạch chăm sóc cây kĩ lưỡng.

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong quản lý cây xanh đường phố ven biển thuộc phường hòa minh, quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 39)