4. Cấu trúc khóa luận Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Số lượng và thành phần loài
Kết quả thu được sau khi tiến hành khảo sát, định loại các loài cây xanh bóng mát trên đoạn đường Nguyễn Tất Thành thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng cho thấy có 4 loài thuộc nhóm cây trung mộc được trồng hai bên đường. Số lượng và tỷ lệ cây xanh trồng hai bên đường thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Bảng thống kê thành phần và số lượng cây xanh đường phố ven biển.
STT Tên loài Tên khoa học Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Phi Lao Casuarina equisetifolia 253 36.83 2 Dừa Cocos nucifera 117 17.03 3 Muồng Ngủ Samanea saman 142 20.67 4 Bàng Vuông Barringtonia asiatica 175 25.47
Tổng số 687 100
Hình 3.1. Tỷ lệ về số lượng các loài cây xanh đường phố ven biển Kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy, loài cây được trồng nhiều nhất là Phi Lao với 253 cây (chiếm 36,83%), tiếp đến là các loại cây Bàng Vuông
với 175 cây (chiếm 25,47%), Muồng Ngủ với 142 cây (chiếm 20,67%), Dừa với 117 cây (chiếm 17,03%).
Qua phân tích, so sánh với các tuyến đường trong nội thành, thấy rằng chủng loại cây xanh thuộc nhóm cây trung mộc được trồng trên tuyến đường ven biển thuộc phường Hòa Minh gồm 4 loài là tương đối thấp. Trong khi đó, hầu hết các tuyến đường trong nội thành đều trồng từ 6 đến 8 loài như: Sao đen, Muồng ngủ, Lim xẹt, Hoa Sữa, Bằng Lăng, Osaka đỏ, Bàng,… [11]. Tuy nhiên, số lượng cây xanh được trồng lại nhiều hơn gấp đôi so với những tuyến đường lớn tương đương như đường Lê Đại Hành (dài 1,69 km với 279 cây), đường Nguyễn Hữu Thọ (dài 2,05 km với 468 cây),… [11]. Nguyên nhân của sự khác nhau này là do điều kiện tự nhiên đường phố ven biển tương đối khắc nghiệt, những loài có khả năng tồn tại và phát triển rất ít, dẫn đến hạn chế về số lượng loài. Bên cạnh đó, vì là đường phố ven biển nên cần được trồng nhiều cây xanh, với mật độ cao để hạn chế tác động của gió, bão từ biển thổi vào.