HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG RAU CẢI XANH

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng và rủi ro sức khỏe do kim loại nặng (pb, cd, cr, zn và mn) trong rau cải xanh (brassica juncea l.) tại vùng trồng rau chuyên canh túy loan, hòa phong, hòa vang, đà nẵng (Trang 47)

4. BỐ CỤC KHÓA LUẬN

3.2. HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG RAU CẢI XANH

Rau xanh là thực phẩm phổ biến, được sử dụng hằng ngày, tiêu thụ rau bị ô nhiễm KLN gây ra một nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe con người. Việc xác định và đánh giá mức độ ô nhiễm KLN trong rau tại các vùng trồng rau lớn là rất quan trọng. Rau Cải xanh là rau được trồng phổ biến và quanh năm tại thôn Túy Loan. Hàm lượng 5 KLN: Mn, Zn, Pb, Cd, Cr trong lávà rễcủa rau Cải xanh lấy tại vùng trồng rau chuyên canh thôn Túy Loan được trình bày trong bảng 3.3 và 3.4.

Bảng 3.3: Hàm lượng kim loại nặng trong lá tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan (n=20) Hàm lượng (mg/kg) Zn Pb Cd Mn Cr Trung bình 6.159±0.28 0.031±0.003 0.0046±0.0003 7.746±0.57 0.055±0.01 Thấp nhất 4.242 0.012 0.003 4.179 0.012 Cao nhất 8.958 0.065 0.007 16.638 0.161 Trung vị 6.146 0.028 0.004 7.1 0.037 TCCP 30* 0.3* 0.005* 500*** 0.5** *QCVN 8-2: 2011/BYT **GB 2762:2005

***Tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu

Bảng 3.4: Hàm lượng kim loại nặng trong rễ tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan (n=20)

Hàm lượng (mg/kg) Zn Pb Cd Mn Cr Trung bình 14.819±1.47 0.128±0.014 0.007±0.0005 11.923±1.44 0.265±0.03 Thấp nhất 7.675 0.059 0.004 4.448 0.08 Cao nhất 27.898 0.278 0.013 23.904 0.566 Trung vị 11.592 0.104 0.007 9.386 0.267

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, hàm lượng Pb, Cd, Cr, Mn và Zn trong lá lần lượt là 0.012 – 0.065; 0.03 – 0.007; 0.012 – 0.161;4.179 – 16.638; 4.242 – 8.958 (mg/kg) và đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 8-2:2011/BYT [16], Tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu và GB 2762:2005 của Trung Quốc[59]. Hàm lượng các KLN giảm dần từ Mn>Zn>Cr>Pb>Cd trong lá và giảm dần từ Zn>Mn>Cr>Pb>Cd trong rễ của rau Cải xanh; cao hơn so vớinghiên cứu của Song Bo và cộng sự (2009) tại Bắc Kinh, Trung Quốc về hàm lượng Cr, Cd và Zn trung bình trong rau ăn lá và hàm lượng Pb là 0.038 mg/kg khá tương đồng so với nghiên cứu này [32]. Thấp hơn so với nghiên cứu của Ping Zhuang và cộng sự (2009), về hàm lượng Cd và Pb trong rau Cải xanh trồng tại 4 làng xung quanh mỏ Dab aoshan, phía Nam Trung Quốc; Ping Zhuang cho rằng nguyên nhân do đất trồng rau và nước tưới tiêu đã bị ô nhiễm do chất thải của các hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ Dabaoshan, do lắng đọng khí quyển, đất và cây trồng được tưới bằng nguồn nước ô nhiễm từ sông Hengshi[58].

Bảng 3.5: Hàm lượng kim loại nặng trong rau trong một số nghiên cứu

Địa điểm Kim loại nặng (mg/kg) Nghiên cứu

Pb Zn Mn Cd Cr

Túy Loan 0.031 6.159 7.746 0.0046 0.055 Nghiên cứu này

Đại Từ, Thái Nguyên 0.0382 0.0317 Nguyễn Thị Hân (2010)

Tân Thới Nhì 0.085 6.12 3.7x10-5

Nguyễn Thị Ngọc Ẩn và Dương Thị Bích Huệ (2007)

Đông Thạnh 0.084 1.75 6.4x10-5

Quy Đức 0.025 3.79 4.9x10-3

Thái Nguyên 0.633 0.081 Phan Thị Thu Hằng (2008)

Thanh Trì – Hà Nội <0.01 <0.001 Trần Yêm và Lê Thị Thanh Hòa

Đại Từ, Thái Nguyên 0.385 0.179 Bùi Tiến Tùng

Liên Chiểu, Đà Nẵng 0.0079 Võ Văn Minh (2006)

Mukuvisi 0.21 0.3

F.Mapanda và cộng sự (2007)

Pension 0.34 0.5

Sighetu-Marmatiei 2.027 10.601 0.063 Melinda Maria IVASUC và

Mihai Cornel RUSU (2011) (rau xà lách)

Tautii de Sus 65.081 80.519 0.794

Hình 3.3. Hàm lượng Pb và Cr trong lá rau Cải xanh (n=20)

Hình 3.4. Hàm lượng Pb và Cr trong rễ rau Cải xanh (n=20)

Hàm lượng Pbtrung bình trong lá0.031 mg/kg(0.012 – 0.065 mg/kg), thấp hơn giới hạn cho phép trong QCVN 8 – 2:2011/BYT 8 lần. Hàm lượng Pb trong nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hân (2010), về hàm lượng Pb và Cd trong 10 loại rau trồng tại huyện Đại Từ, Thái

Nguyên (2010), trung bình 0.0382 mg/kg[9]; cao hơn nghiên cứu của Trần Yêm và Lê Thị Thanh Hòa (2005) tại Thanh Trì, Hà Nội [30]. Thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Ẩnvà Dương Thị Bích Huệ (2007) tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hàm lượng Pb trong rau Cải xanh lấy tại 2 xã Tân Thới Nhì (0.085 mg/kg ) và Đông Thạnh huyện Hóc Môn (0.084 mg/kg), cao hơn so với hàm lượng Pb trong mẫu rau lấy tại xã Quy Đức – Bình Chánh (0.025 mg/kg)[1]. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của F.Mapanda và cộng sự (2007) tại vùng Mukuvisi (0.21 mg/kg) và Pension (0.34 mg/kg) thủ đô Harare, Zimbabwe; tác giả cho rằng hàm lượng Pb trong cây tương đối cao có thể do lắng đọng khô từ khói công nghiệp và phương tiện giao thông[45].

Hàm lượng Cr trong lá dao động trong khoảng từ 0012 – 0.161 mg/kg (trung bình: 0.055 mg/kg) thấp hơn 9 lần so với TCCPtheoGB 2762:2005 (0.5 mg/kg). Thấp hơn9 lần so với nghiên cứu của Vũ Thị Tâm Hiếu (2009) tại thành phố Thái Nguyên(0.4811 mg/kg)[11].Thấp hơn so với nghiên cứu của F.Mapanda và cộng sự (2007) tại Harare, Zimbabwe, về hàm lượng Cr trong lá rau họ Cải lấy tại vùng Mukuvisi (0.5 mg/kg) và Pension(0.3 mg/kg),tác giả đưa ra khuyến cáo việc sử dụng nước thải phục vụ việc sản xuất các loại rau ăn lá tại đây là không an toàn với sức khỏe và không bền vững [45].

Hình 3.5.Hàm lượng Zn và Mn trong lárau Cải xanh

Hình 3.6. Hàm lượng Zn và Mn trong rễrau Cải xanh

Hàm lượng Zn trung bình trong lá là 6.159 mg/kgthấp hơn 4.7 lần so với giới hạn cho phép trong QCVN 8-2:2011/BYT (30 mg/kg) và cao gấp 2 lần so với nghiên cứu của N guyễn Thị Ngọc Ẩn (2007) tại ngoại ô thành phố Hồ Chí

Minh(3.89 mg/kg)[2]; cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Tiến Tùng (2010) tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên, về hàm lượng Zn trong 2 mẫu rau Cải xanh (0.6762 mg/kg và 0.1019 mg/kg)[27].

Mn là nguyên tố có hàm lượng trong rau cao nhất trong 5 KLN phân tích, hàm lượng Mn trung bình là 7.746 mg/kg thấp hơn nhiều lần so với giới hạn cho phép của tiêu chuẩn liên minh châu Âu (500 mg/kg). Kết quả này cao hơn sovới nghiên cứu của Bùi Tiến Tùng (2010) tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên, về hàm lượng Mn trong 2 mẫu rau Cải xanh (0.3207 mg/kg và 0.0392 mg/kg)[27].

Hình 3.7. Hàm lượng Cd trong lá và rễ rau Cải xanh (mg/kg)

Hàm lượng Cd trong lá dao động trong khoảng 0.003 – 0.007 mg/kg (trung bình: 0.005 mg/kg) thấp hơn 10 lần so với giới hạn cho phép trong QCVN 8-2:2011/BYT. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Võ Văn Minh tại phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng vềhàm lượng cadmium trong một số loài rau cải [14], thấp hơn nghiên cứu của Phan

Thị Thu Hằng (2008) tại Thái Nguyên [10]; thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Sajjad Khan và cộng sự tại Bắc Kinh – Trung Quốc (0.39 – 0.93 mg/kg); tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hải và N.T.L. Phương tại xã Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì (0.002 mg/kg) và cao hơn so với xã Vân Nội – Đông Anh (0.006 mg/kg), tác giả kết luận, nguyên nhân có thể do chịu áp lực thâm canh cao, bị ảnh hưởng bởi các loại phân bón và hóa chất BVTV [8]. Tuy hàm lượng Cd trong đất rất thấp, một số mẫu hầu như không phát hiện, nhưng hàm lượng Cd trong rau lại cao hơn nhiều, điều này cho thấy rau Cải xanh là một trong những loài tích lũy tốt Cd. Trong một nghiên cứu của Petr Žalud và cộng sự (2012) cũng đã chỉ ra rằng, hàm lượng KLN trong lá có thể tăng do lắng đọng khí quyển hay quá trình sử dụng các loại phân bón lá có chứa KLN [56].

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau ăn lá có khả năng tích lũy một lượng lớn KLN so với các loại rau khác, do rau ăn lá có sự di chuyển KLN từ đất vào rễ, lên thân và lá với tốc độ cao hơn các loại rau khác [41]. Ngoài ra còn sự hấp thụ KLN từ lắng đọng khí quyển, từ phân bón lá,… Mức độ tích lũy KLN khác nhau ở mỗi loại cây trồng và khác nhau đối với từng KLN.

Như vậy, hàm lượng các KLN trong lá rau Cải xanh trồng tại vùng trồng rau chuyên canh Túy Loan chưa có dấu hiệu nhiễm KLN, hàm lượng KLN trong phần rễ đều lớn hơn phần lá.

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng và rủi ro sức khỏe do kim loại nặng (pb, cd, cr, zn và mn) trong rau cải xanh (brassica juncea l.) tại vùng trồng rau chuyên canh túy loan, hòa phong, hòa vang, đà nẵng (Trang 47)