4. BỐ CỤC KHÓA LUẬN
2.4.2. Phương pháp lấy và xử lý mẫu
a. Mẫu đất
Tiến hành lấy mẫu đơn (mỗi địa điểm lấy 1 mẫu) tại 20 địa điểm, theo hướng dẫn của TCVN 7538-2:2005 – Chất lượng đất lấy mẫu – phần 2 hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu đất[20]và bảo quản mẫu đất theo hướng dẫn của TCVN 7538-6:2010[21]. Sử dụng dụng cụ lấy mẫu (xẻng không gỉ) lấy đất ở tầng
mặt (tầng mặt có chiều sâu 0 – 20 cm) và cho vào trong túi nilong có khóa, ghi nhãn, bảo quản trong thùng xốp, vận chuyển cẩn thận về phòng thí nghiệm. Sau đó xử lý sơ bộ bằng cách loại bỏ đá, xác thực vật,… để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng (20 – 250C). Đất đem nghiền nhỏ trong cối sứ và rây qua rây có kích thước lỗ 0.2 mm. Đất sau khi rây, trộn đều và đựng vào túi nilong có ghi rõ kí hiệu mẫu.
b. Mẫu rau
Tiến hành lấy 20 mẫu rau tại vị trí tương ứng với những vị trí lấy mẫu đất tại khu vực nghiên cứu, theo TCVN 9016:2011 về Rau tươi – Phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất[23]. Sử dụng các dụng cụ sạch, khô,không gỉ, không gây dập nát và không làm thay đổi thành phần hóa học của rau cần thu (dao, kéo). Rau thu được đựng trong túi nilong có khóa khô, sạch; ghi nhãn, đựng trong thùng xốp và chuyển về phòng thí nghiệm. Sau đó, xử lý mẫu bằng cách rửa sạch, loại bỏ lá vàng úa. Để ráo nước, chia mẫu thành 2 phần gồm phần rau ăn được là phần lá rau và phầ n rau không ăn được là phần rễ và thân cách mặt đất khoảng 1 – 2 cm. Làm khô rau đến khối lượng không đổi, nghiền nhỏ bằng cối sứ và rây qua rây có kích thước 0.2 mm.Mẫu rau sau khi nghiền được trộn đều và đựng trong túi nilon có nhãn ghi rõ ký hiệu mẫu.