Tân Thịnh có trục đường 264 đi qua xã với chiều dài khoảng 4 km và hơn 30 km đường liên thôn, liên xóm. Trong năm 2013 thực hiện công tác diễn tập, tu sửa đường, nạo vét kênh, UBND xã đã chỉ đạo cho cán bộ giao thông thủy lợi kiểm tra, huy động nhân dân nạo vét, sửa hai bên rãnh dọc đường.
Qua tổng kết công tác diễn tập ZT-13 toàn xã đã tu sửa, phát quang được 53.810 km và nạo vét rãnh dọc được 8.615 m đường giao thông. Huy động 3.523 công, 73 chiếc đầu dọc. Thu các khoản đóng góp như:
- Thu thuế: 7.397.000 (đồng)
2.2.1.4. Hiện trạng tài nguyên rừng:
Đến nay toàn xã Tân Thịnh đã trồng 97,6 ha/ 97,6 ha đạt 100 % so với kế hoạch năm. Trong đó trồng rừng sản xuất là 97,6 ha, Công tác quản lý bảo vệ rừng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đặc biệt trong công tác phòng chống cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã luôn được đảm bảo, không để sẩy ra tình trạng cháy rừng trong năm [18].
2.2.2. Tình hình dân cư kinh tế
2.2.2.1. Dân tộc, dân số và lao động
Xã Tân Thịnh có 1.048 hộ dân, 4.290 nhân khẩụ Toàn xã có 6 dân tộc
anh em cùng chung số. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu trung tâm xã và ven đường liên xã, liên thôn, được phân bố trên 22 xóm bản.
2.2.2.2. Giao thông và cơ sở hạ tầng
Tân Thịnh có đặc trưng là đồi núi cao, hệ thống giao thông đi lại khó khăn, đường liên xóm là đường đất mặt đường hẹp, gồ ghề, gập ghềnh, mùa mưa đi lại rất khó khăn còn mùa hanh khô thì bụi, các tuyến đường lâm nghiệp ít nhỏ hẹp khó đị Xã chỉ có 4,7 km là đường giao thông liên xã được trải nhựa nhưng đã xuống cấp nên chữa cháy gặp nhiều khó khăn đối với những khu rừng ở xa trung tâm.
2.2.2.3. Văn hóa - giáo dục
- Văn hóa: Năm 2013 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của Đảng,
Nhà nước được diễn rạ Công tác Thông tin tuyên truyền chủ chương đường lối của Đảng, Nhà nước được tổ chức thường xuyên rộng rãi tới mọi người dân. Ngoài ra còn tổ chức tham gia các hoạt động tuyên truyền bằng băng zôn, pa nô áp phích, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia các hội diễn của huyện tổ chức, tham gia Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa,...đã đạt nhiều giải thưởng. Đặc biệt là tổ chức thành công đại hội thể dục thể thao lần thứ 4 thành công tố đẹp.
- Giáo dục: Chất lượng giáo dục & đào tạo tiếp tục được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phương pháp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Thực hiện tốt chỉ thị năm học, tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Năm học 2012 - 2013 số trẻ em được huy động đến trường ở các cấp học: Mầm non: 273 cháu, bậc Tiểu học 5 khối với 258 học sinh Bậc THCS có 4 khối 177 học sinh, theo trích dẫn UBND xã Tân Thịnh (2013), Báo cáo
tổng kết năm.
2.2.2.4. Thu nhập và đời sống
* Trồng trọt: sản lượng lương thực cây có hạt đạt: 2.646,2 tấn / 2.577,0 tấn đạt 102,68 % KH giaọ
- Diện tích cây lúa gieo cấy:
+ KH giao: 414 ha, thực hiện 416 ha đạt: 100,48 % KH giaọ
+ Năng suất bình quân đạt 52 tạ/ha đạt 100 % KH giao và vượt KH năm 2012.
- Diện tích cây ngô:
+ Kế hoạch giao năm 2013 là 110 ha, thực hiện 75 ha đạt 68,18 % KH giao, trong đó:
+ Vụ Xuân: KH giao 40 ha, thực hiện 40 ha đạt 100 % KH, năng suất 40 tạ /ha = 160 tấn.
+ Vụ mùa: KH giao 30 ha, thực hiện 30 ha đạt 100 % KH, năng suất 41 tạ /ha = 123 tấn.
+ Vụ đông: KH giao 50 ha, thực hiện 25 ha đạt 50 % KH, năng suất 40 tạ/ ha = 200 tấn.
- Diện tích trồng chè: KH giao 06 ha, thực hiện 04 ha đạt 150 % KH. * Chăn nuôi, phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản:
- Diện tích mặt nước ao hồ quản lý, phục vụ chăn nuôi thủy sản ước tính khoảng 64.4 hạ
- Chăn nuôi:
+ Tổng đàn trâu 485 /470 con đạt 103,19 % KH tăng 16,4 %. + Tổng đàn bò 140 / 140 con đạt 100 %.
+ Tổng đàn lợn 3.326 / 2.200 con đạt 151,18 % tăng 18,18 %. + Tổng đàn gia cầm 32.500 / 31.500 con = 103,17 %.
- Công tác phòng dịch:
- Đàn trâu, bò tiêm: 571/ 710 con đạt 80,42 % so với tổng đàn thống kê. - Đàn chó tiêm: 807 / 1.326 con đạt 60,85 % so với số liệu thông kê. * Cây Lâm Nghiệp
Năm 2013 toàn xã đã trồng được 97,6 ha/ 97,6 ha đạt 100% so với kế hoạch giaọ Trong Công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện, công tác phòng chống, chữa cháy rừng trên địa bàn xã luôn được đảm bảo, không để xảy ra tình trạng cháy rừng trong năm.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 1,5 tỷ / 1,4 tỷ đồng = 107,14 % KH
2.2.3. Nhận xét và đánh giá chung
2.2.3.1. Những yếu tố thuận lợi
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cùng các phòng, ban, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong huyện đã tạo điều kiện và nguồn lực cho xã trong công tác phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một đi lên.
Đảng ủy, HĐND xã đã đề ra được các chủ trương giải pháp sát, đúng làm cơ sở quan trọng cho việc chỉ đạo, điều hành của UBND xã.
UBND xã đã không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc, luôn có sự thống nhất cao trong việc quyết định những vấn đề trọng tâm, bức thiết, sát, đúng thực tế và hợp lòng dân.
Sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể trong xã, các thôn bản và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã quyết tâm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
2.2.3.2. Khó khăn
Đầu năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh phát triển nhiều ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Trên thị trường giá cả vật tư, hàng hóa tăng cao gây bất lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân, trong khi đó các nguồn lực đầu tư của cấp trên còn hạn chế, mặt khác sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, trên địa bàn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của xã.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Tân Thịnh, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Tân
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 01/2014 đến tháng 05/2014.
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số quy luật kết cấu lâm phần rừng Vầu đắng. - Nghiên cứu đặc điểm sinh khối của rừng Vầu đắng.
- Nghiên cứu lượng carbon tích lũy của rừng Vầu đắng thuần loàị
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
- Rừng Vầu đắng tồn tại cả ở trạng thái thuần loài và hỗn giao, trong từng trạng thái mật độ của rừng Vầu cũng biến động rất mạnh. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian, kinh phí, nhân lực đề tài tập trung nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng vầu đắng thuần loàị
- Vầu đắng là loài tre trúc mọc tản, khác với các loài cây thân gỗ trong lâm phần Vầu đắng cùng lúc tồn tại nhiều tuổi khác nhau từ tuổi non cho tới tuổi già. Do thời gian tồn tại cũng như cấu tạo cơ lý của cây Vầu ở các tuổi khác nhau là có sự khác biệt do vậy khả năng hấp thụ lượng CO2 cũng khác nhaụ Tuy nhiên, việc xác định từng tuổi cho cây vầu đắng là khá khó khăn vì Vầu đắng cũng không hình thành vòng năm như các loài cây thân gỗ cũng không thể sử dụng lịch sử rừng trồng để xác định tuổi cho các cá thể trong lâm phần. Vì vậy, đề tài đã phân cấp cấp tuổi Vầu đắng 2 năm 1cấp tuổi và chia làm 3 cấp tuổi: Cây non (1 - 2 tuổi); ii) Cây bánh tẻ (3 - 4 tuổi); và iii)
Cây già (trên 4 tuổi).
Việc xác định cấp tuổi cho Vầu đắng được kết hợp giữa yếu tố kinh nghiệm của người dân và kiến thức chuyên môn của các chuyên giạ
- Do lâm phần rừng Vầu đắng tồn tại nhiều cấp tuổi khác nhau và các cây thuộc các cấp tuổi tồn tại đan xen trong lâm phần và số lượng cây ở từng cấp tuổi là khác nhaụ Do vậy, để tăng độ chính xác khi xác định sinh khối cũng như khả năng hấp thụ CO2 của rừng Vầu đắng đề tài tiến hành đo đếm và thống kê theo các cấp tuổi khác nhau trong lâm phần.
- Đặc điểm sinh trưởng của thân ngầm Vầu đắng khá phức tạp, do vậy việc xác định sinh khối cũng như khả năng hấp thụ carbon phần thân ngầm cũng như phân định đoạn thân ngầm nào là thuộc cây khí sinh nào là điều rất khó khăn do vấn đề xác định chính xác tuổi cũng như hướng phát triển của thân ngầm là rất phức tạp. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài sử dụng quan điểm
"Cây kế cận" và "Mối quan hệ gần gũi" để tiến hành xác định sinh khối phần thân ngầm cho cây tiêu chuẩn được chặt hạ. Điều này có nghĩa là, bất cứ một cây Vầu đắng nào cũng có mối quan hệ gần gũi nhất với một hoặc 2 cây vầu đắng được mọc kế cận nó trên cùng một đoạn thân ngầm. Do vậy, đề tài coi 1/2 của đoạn thân ngầm nối giữa 2 cây kế tiếp nhau là phần thân ngầm của cây tiêu chuẩn đang tiến hành nghiên cứụ
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Kế thừa tài liệu:
- Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu đã có về đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm biến đổi hình thái theo cấp tuổi,... có liên quan tới loài Vầu đắng.
- Các tài liệu đã nghiên cứu liên quan đến phương pháp xác định sinh khối, lượng carbon tích lũy ở rừng, các kết quả nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon của rừng,...
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứụ - Các tài liệu liên quan đến cơ chế phát triển sạch CDM trong lâm nghiệp, đặc biệt là giá trị thương mại CO2 trên thị trường thế giớị
3.4.2.2 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Trước hết tiến hành khảo sát trạng thái rừng Vầu đắng tại xã Tân Thịnh. Sau đó căn cứ vào sự phân bố diện tích rừng Vầu đắng trên địa bàn,
để lựa chọn ra khu vực có diện tích Vầu đắng nhiều và tập trung nhất tiến hành lập 9 OTC.
- Rừng vầu thuần loài: tại xã lập 09 OTC : mỗi OTC có diện tích 2500 m2 (50 m x 50 m) để điều tra cho cả 3 cấp tuổi 1, 2, 3 (do đặc điểm của rừng Vầu đắng các cây thuộc các cấp tuổi trong lâm phần sống xen kẽ nhau).
ạ Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Khảo sát sơ bộ trạng thái rừng vầu tại các khu vực nghiên cứụ Tại xã tiến hành xác định các khu vực có tập trung rừng vầu nhiều nhất để điều trạ Tại mỗi trạng thái bố trí 3 ÔTC ngẫu nhiên điển hình có diện tích 2500 m2, ÔTC phải là những ô đại diện và mang tính chất điển hình cho khu vực.
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí ÔTC, ô thứ cấp và các ô dạng bản
Trong mỗi ÔTC, lập 5 ô thứ cấp (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa ÔTC) diện tích 25 m2 (5 x 5 m) để điều tra cây bụi thảm tươi, lập 1 ô dạng bản diện tích 1 m2 (1m x 1m) để điều tra vật rơi rụng.
Tổng số ÔTC cần lập là: 09 ÔTC. Trong đó:
- Tổng số ô thứ cấp: 09 ÔTCx 5 ô thứ cấp/ÔTC = 45 ô thứ cấp. - Tổng số ô dạng bản: 09 ÔTCx 5 ô dạng bản/ÔTC = 45 ô dạng bản.
b. Phương pháp thu thập số liệu
Trong các OTC, đo đếm toàn bộ các chỉ tiêu D1,3, Hvn của từng cây như sau: 5 m 5 m 50 m 50m l
- Đo đường kính tại vị trí 1,3 m (D1.3) bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,01 m hoặc dùng thước dây đo chu vi sau đó dùng công thức quy đổi ra đường kính.
- Các chỉ tiêu Hvn, Hdc được đo bằng thước sào có chia vạch đến 20 cm, sai số đo cao ± 10 cm.
Số liệu đo đếm được ghi vào mẫu biểu 3.1 phụ lục.
* Phương pháp xác định sinh khối cây cá lẻ
Khi công việc đo đếm chiều cao và đường kính ngang ngực của cây được hoàn thành, việc đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ được thực hiện theo các bước sau:
Phân loại và ghép nhóm đường kính theo các cấp tuổi, khoảng cách giữa các cấp kính là 0,5 cm. Chọn ngẫu nhiên cây tiêu chuẩn vầu đắng trong mỗi cấp tuổi có cấp kính trung bình đại diện cho các cây đo đếm trong ô tiêu chuẩn để chặt hạ. Tổng số cây vầu tiêu chuẩn chặt ngả tại mỗi OTC là 3 cây và số lượng cây vầu tiêu chuẩn để chặt hạ phải được phân bổ đều cho từng cấp tuổi câỵ Lựa chọn cây tiêu chuẩn cho chặt ngả theo các nguyên tắc sau:
Số cây tiêu chuẩn chặt hạ nên đại diện về cấp tuổi và cấp kính. Có 3 cấp tuổi được đề xuất cho rừng vầu, bao gồm: i) Cây non (1 - 2 tuổi); ii) Cây bánh tẻ (3 - 4 tuổi); và iii) Cây già (trên 4 tuổi).
Tổng số cây chặt hạ là: 3 cây/OTC x 09 OTC = 27 câỵ
Sau khi lựa chọn cây vầu tiêu chuẩn cho mỗi cấp kính và cấp tuổi, sử dụng cưa tay hoặc dao sắc để cắt hạ cây đo đếm; Sau khi chặt hạ cây tiêu chuẩn, đo chính xác đường kính và chiều dài cây (chiều dài men thân), tách các bộ phận: thân, cành nhánh và lá cây, sử dụng cân để cân ngay trọng lượng của thân, cành nhánh và lá câỵ
Ghi chép cẩn thận tất cả thông tin về đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ vào phiếu điều tra hiện trường nêu tại mẫu biểu 3.2 phụ lục.
* Lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô
Mẫu để phân tích sinh khối khô được lấy ngay tại hiên trường khi hoàn thành đo đếm trọng lượng tươi mỗi bộ phận của cây (thân, cành, lá). Tổng số mẫu để phân tích sinh khối khô là 03 mẫu cho một cây cá lẻ, bao gồm: 01
mẫu cho mẫu thân chính; 01 mẫu cho cành nhánh và 01 mẫu cho lá. Lấy mẫu nên thực hiện theo các bước như sau:
Đánh dấu vị trí lấy mẫu trên thân của thân cây vầụ Vị trí để lấy mẫu là tại gốc cây (0,0 m), giữa ( ½ ); và ngọn (3/4 ) chiều dài thân và thân ngầm.
Lấy mẫu: 01 mẫu thân, 01 mẫu cho cành nhánh và 01 mẫu lá. Trọng lượng của mẫu thân và mẫu cành là từ 0,5 - 1 kg/mẫu/ô và mẫu lá từ 0,3 – 0,5 kg/mẫu/ô.
Với mẫu thân, tại các vị trí lấy mẫu cần lấy cả một gióng. Nếu cây to, thì chẻ dọc theo gióng để lấy 1/2 của gióng.
Dùng bút viết trên nilon để nhãn mác cho mẫu nhằm nhận dạng mẫu tại phòng thí nghiệm. Nhãn mác cần thể hiện các thông tin sau: i) Mã ô tiêu