Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng Carbon (C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

- Rừng Vầu đắng tồn tại cả ở trạng thái thuần loài và hỗn giao, trong từng trạng thái mật độ của rừng Vầu cũng biến động rất mạnh. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian, kinh phí, nhân lực đề tài tập trung nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng vầu đắng thuần loàị

- Vầu đắng là loài tre trúc mọc tản, khác với các loài cây thân gỗ trong lâm phần Vầu đắng cùng lúc tồn tại nhiều tuổi khác nhau từ tuổi non cho tới tuổi già. Do thời gian tồn tại cũng như cấu tạo cơ lý của cây Vầu ở các tuổi khác nhau là có sự khác biệt do vậy khả năng hấp thụ lượng CO2 cũng khác nhaụ Tuy nhiên, việc xác định từng tuổi cho cây vầu đắng là khá khó khăn vì Vầu đắng cũng không hình thành vòng năm như các loài cây thân gỗ cũng không thể sử dụng lịch sử rừng trồng để xác định tuổi cho các cá thể trong lâm phần. Vì vậy, đề tài đã phân cấp cấp tuổi Vầu đắng 2 năm 1cấp tuổi và chia làm 3 cấp tuổi: Cây non (1 - 2 tuổi); ii) Cây bánh tẻ (3 - 4 tuổi); và iii)

Cây già (trên 4 tuổi).

Việc xác định cấp tuổi cho Vầu đắng được kết hợp giữa yếu tố kinh nghiệm của người dân và kiến thức chuyên môn của các chuyên giạ

- Do lâm phần rừng Vầu đắng tồn tại nhiều cấp tuổi khác nhau và các cây thuộc các cấp tuổi tồn tại đan xen trong lâm phần và số lượng cây ở từng cấp tuổi là khác nhaụ Do vậy, để tăng độ chính xác khi xác định sinh khối cũng như khả năng hấp thụ CO2 của rừng Vầu đắng đề tài tiến hành đo đếm và thống kê theo các cấp tuổi khác nhau trong lâm phần.

- Đặc điểm sinh trưởng của thân ngầm Vầu đắng khá phức tạp, do vậy việc xác định sinh khối cũng như khả năng hấp thụ carbon phần thân ngầm cũng như phân định đoạn thân ngầm nào là thuộc cây khí sinh nào là điều rất khó khăn do vấn đề xác định chính xác tuổi cũng như hướng phát triển của thân ngầm là rất phức tạp. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài sử dụng quan điểm

"Cây kế cn" và "Mi quan h gn gũi" để tiến hành xác định sinh khối phần thân ngầm cho cây tiêu chuẩn được chặt hạ. Điều này có nghĩa là, bất cứ một cây Vầu đắng nào cũng có mối quan hệ gần gũi nhất với một hoặc 2 cây vầu đắng được mọc kế cận nó trên cùng một đoạn thân ngầm. Do vậy, đề tài coi 1/2 của đoạn thân ngầm nối giữa 2 cây kế tiếp nhau là phần thân ngầm của cây tiêu chuẩn đang tiến hành nghiên cứụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lượng Carbon (C) tích lũy của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)