Theo nhƣ kết quả của các phƣơng trình trên ta tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều rõ ràng giữa tỷ suất cổ tức và biến động giá cổ phiếu, nhƣng ta lại không thấy mối tƣơng quan có ý nghĩa giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và biến động giá cổ phiếu ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam giống với nhận định của Baskin (1989) rằng có tƣơng quan nghịch có ý nghĩa giữa tỷ suất cổ tức và biến động giá cổ phiếu. Những công ty có tỷ suất cổ tức thấp sẽ chịu ít rủi ro hơn nên biến động giá cổ phiếu thấp hơn. Điều này phù hợp với mô hình tăng trƣởng của Gordon (1962), Irfan & Nishat (2010), Nazir (2010), Samuel và các cộng sự (2011), Okafor (2011), Mohammad (2012).
Dựa trên lý thuyết về hiệu ứng chênh lệch giá và mẫu hình nghiên cứu của Baskin (1989) ta kỳ vọng tỷ lệ chi trả cổ tức tƣơng quan nghịch với biến động giá cổ phiếu. Tuy nhiên với kết quả mô hình ta thấy tỷ lệ chi trả cổ tức có mối tƣơng quan dƣơng nhƣng không có ý nghĩa thống kê với biến động giá cổ phiếu trong nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. Điều này giống với kết quả nghiên cứu của Okafor (2011). Dựa vào kết quả của bài nghiên cứu, chính sách cổ tức có thể đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ kiểm soát độ biến động của giá cổ phiếu. Các nhà quản lý công ty có thể tác động làm giảm biến động giá cổ phiếu bằng cách tăng tỷ suất cổ tức và ngƣợc lại. Ngoài ra các nhà đầu tƣ có thể dựa vào kết quả bài nghiên cứu để đƣa ra nhận định về những cổ phiếu họ đang nắm giữ hoặc đang quan tâm thông qua chính sách cổ tức công ty, từ đó đƣa ra những chiến lƣợc đầu tƣ riêng của mình. Nếu là nhà đầu tƣ thích rủi ro thì có thể đầu tƣ vào cổ phiếu của những công ty có tỷ suất cổ tức thấp và mong đợi một sự biến động cao trong giá cổ phiếu. Ngƣợc lại những nhà đầu tƣ e ngại rủi ro nên chọn các công ty có tỷ suất cổ tức cao đƣợc mong đợi biến động
giá cổ phiếu thấp.
Quy mô công ty có tƣơng quan âm có ý nghĩa với biến động giá cổ phiếu. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Rasid & Rahman (2008), Mohammad (2012). Những công ty có quy mô lớn dễ dàng tiếp cận thị trƣờng vốn và có thể vay mƣợn với chi phí thấp hơn so với những công ty có quy mô nhỏ và những công ty lớn thƣờng đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh nên biến động giá cổ phiếu cũng thấp hơn.
Ngoài ra kết quả cho tác giả thấy nợ dài hạn trên tổng tài sản có tƣơng quan dƣơng có ý nghĩa với biến động giá cổ phiếu. Cấu trúc vốn của công ty là một nhân tố quyết định tới biến động giá cổ phiếu. Những công ty sử dụng nhiều nợ sẽ đối mặt với rủi ro cao hơn nên biến động giá cổ phiếu cũng lớn hơn. Mối tƣơng quan dƣơng giữa đòn bẩy tài chính và biến động giá cổ phiếu cũng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Chirstie (1982), Hussainey và các cộng sự (2011).
Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam tác giả cũng rút ra mối tƣơng quan dƣơng giữa tốc độ tăng trƣởng với biến động giá cổ phiếu. Dựa trên lý thuyết tăng trƣởng của Barclay (1992), Deshmukh (2003), những công ty trong giai đoạn tăng trƣởng họ sẽ có xu hƣớng giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ vào những dự án mới nên biến động giá cổ phiếu cũng cao hơn.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN