Thảo luận kết quả nghiên cứu: 52

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 57)

Qua phân tích kết quả nghiên cứu ta có thể rút ra được những đặc điểm nổi bật như sau:

- Thứ nhất, trong nhiều biến kinh tế vĩ mô đưa vào nghiên cứu có ba biến nổi bật ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán đó là chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số sản xuất công nghiệp IP và lãi suất tín phiếu kho bạc. Đây là ba biến có ảnh hưởng dài hạn tới chỉ số giá chứng khoán VN-Index.

- Thứ hai, tồn tại mối quan hệ giữa những biến kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, các biến chỉ số giá tiêu dùng CPI, tỷ giá hối đoái EX, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, giá vàng GOLD và lãi suất tín phiếu TB có tác động đến thị trường chứng khoán. Trong dài hạn, như đã đề

cập ở trên, các biến chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số sản xuất công nghiệp IP và lãi suất tín phiếu kho bạc ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Việc tập trung vào các biến này khi phân tích thị trường chứng khoán do đó sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư hay những đối tượng phân tích khác có cái nhìn toàn diện hơn trong việc đưa ra các kết luận của mình.

- Thứ ba, việc chia thành hai giai đoạn phân tích cho thấy sự khác nhau giữa hai giai

đoạn, xin tóm lại như sau:

+ Qua thống kê mô tả các biến ta thấy các biến trong giai đoạn 2 có sự biến động cao hơn (CPI, EX, FDI, GOLD, M2, OIL, TB) hàm ý giai đoạn 2 tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn hơn so với giai đoạn 1.

+ Kết quả đồng liên kết thể hiện một số tương đồng giữa hai giai đoạn. Điểm khác biệt chủ yếu ờ hệ số tương quan của giá vàng. Giá vàng ở giai đoạn 1 tương quan ngược chiều với chỉ số giá chứng khoán trong khi ở giai đoạn 2 có sự tương quan cùng chiều. Điều này cho thấy thị trường vàng là thị trường thay thế thị trường chứng khoán trong khi ở giai đoạn 2 thị trường vàng bổ sung cho thị trường chứng khoán. Ngoài ra, hệ số tương quan của biến chỉ số sản xuất công nghiệp IP ở giai đoạn 2 lớn hơn đáng kể so với giai đoạn 1 thể hiện thị trường chứng khoán có sự di chuyển sát sao hơn với hoạt động của nền kinh tếở giai đoạn này.

+ Phân tích VECM cho thấy thị trường chứng khoán trong ngắn hạn ở giai đoạn 1 chịu ảnh hưởng từ chính giá trị của chỉ sô VN-Index và giá vàng trong khi ở giai đoạn 2 chịu ảnh hưởng từ lãi suất tín phiếu kho bạc.

+ Phân tích hàm phản ứng đẩy cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa hai giai đoạn: Trong giai đoạn ổn định thì các biến kinh tế vĩ mô có sự tác động theo một xu hướng rõ

ràng nhưng bước qua giai đoạn kinh tế suy thoái thì các biến kinh tế vĩ mô có sự biến

động không theo xu hướng rõ ràng và khó dựđoán hơn. Từđó, ta có thể nói rằng trong giai đoạn kinh tế bất ổn, việc dự báo giá chứng khoán là một công việc rất phức tạp và

đòi hỏi sự thận trọng cao độ trong phân tích.

+ Phân tích phân rã phương sai cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai giai

đoạn ngoài việc ở giai đoạn 1 biến CPI là biến chủ đạo trong giải thích sự biến động của giá chứng khoán còn ở giai đoạn 2 thì ngoài biến CPI còn có sự góp mặt đáng kể

của biến FDI. Do đó, có thể thấy lạm phát là một chỉ báo kinh tế quan trọng khi phân tích chứng khoán, ngoài ra cũng cần để ý tới tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phân tích ở giai đoạn kinh tế bất ổn.

Như vậy, ba câu hỏi nghiên cứu đề ra ban đầu đã tìm thấy được câu trả lời từ các kết quảđạt được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự thăng trầm theo những biến động của nền kinh tế. Chương này là chương quan trọng nhất phân tích những kết quả tìm được về mối quan hệ trong dài hạn và cả ngắn hạn của thị trường chứng khoán nước ta với các biến kinh tế vĩ mô. Với những bằng chứng thuyết phục được đưa ra từ các kiểm

định, thống kê trong chương này đã khẳng định về sự tồn tại mối quan hệ giữa các biến với thị trường chứng khoán. Chương này đã đi qua khảo sát từ thống kê mô tả đến kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết Johansen, VECM, hàm phản ứng

đẩy và phân rã phương sai. Kết quả tổng hợp từ những kiểm định cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong đó có ý nghĩa thống kê là ba biến CPI, IP và TB. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì thị trường chứng khoán có sự biến động thông qua các biến như CPI, EX, FDI, GOLD và TB. Như vậy, với những kết quả có

được trong chương này, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng tại Việt Nam, sự biến

động của thị trường chứng khoán thể hiện qua chỉ số VN-Index có thể được giải thích thông qua sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô. Nói cách khác, giữa chúng thật sự

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Kết luận về vấn đề nghiên cứu:

Kết quả của luận văn với việc sử dụng các phương pháp kiểm định đồng liên kết, VECM, hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai là tại Việt Nam, các nhân tố kinh tế

vĩ mô thực sự có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán cả trong ngắn hạn và cân bằng trong dài hạn. Luận văn đã cố gắng khai thác hết chuỗi thời gian gắn liền từ sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam đến giai đoạn hiện tại nhằm có nhiều quan sát khi chạy dữ liệu để tăng cường độ tin cậy cho nghiên cứu. Hai giai đoạn khác nhau cho thấy có một số điểm khác nhau về các nhân tố vĩ mô tác động lên thị trường chứng khoán và khác về mức độ tác động.

Cụ thể, trong dài hạn, ta thấy rằng có 3 biến vĩ mô có sự tác động lên thị trường chứng khoán đó là CPI, IP và TB. Trong khi đó, xét về ngắn hạn có thể kểđến các biến FDI, GOLD, TB, CPI, EX là có sự tương tác với thị trường chứng khoán khi phân tích VECM, hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Các biến M2, OIL là các biến có vai trò mờ nhạt trong việc giải thích biến động trên thị trường. TB là biến có tác động trong cả ngắn và dài hạn, còn IP là biến chỉ có tác động trong dài hạn nhưng ít có giá trị trong việc giải thích biến động của thị trường chứng khoán trong ngắn hạn. Thị trường chứng khoán trong giai đoạn 1 tức là giai đoạn kinh tế ổn định cho thấy các biến kinh tế vĩ mô có sự tác động khá ổn định trong khi trong giai đoạn 2 kinh tế suy thoái thì có một sự bất ổn thể hiện rõ nét và việc đánh giá phân tích vì vậy trở nên khá khó khăn hơn cho những nhà phân tích.

Luận văn đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu đó là nhận diện những biến kinh tế vĩ mô tác động tới thị trường chứng khoán; kiểm định mối quan hệ

ngắn hạn và dài hạn giữa những biến kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam; phân tích so sánh giữa hai thời kỳ khảo sát: trước khủng hoảng và sau khủng hoảng để thấy sự khác nhau từ việc tác động của các biến kinh tế vĩ mô lên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Như vậy, với những kết quả có được, mục tiêu nghiên cứu đã được làm rõ. Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán với những biến kinh tế vĩ mô là thực sự tồn tại, cả

trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này cho thấy nghiên cứu đã tìm kiếm được những đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam và từ đó có thể đưa ra những gợi ý chính sách để tham khảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2 Một số kiến nghị:

Qua kết quả phân tích sự tác động của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam, từđó ta có thể thấy rằng cần có những giải pháp dựa trên những nhân tố này để có được những chính sách, định hướng nhằm phát triển lâu dài. Do trong dài hạn thị trường chứng khoán có sự cân bằng với các biến CPI, IP và TB nên các giải pháp của tác giả tập trung vào các chính sách liên quan tới việc ổn định các nhân tố

này. Ngoài ra, còn có thêm một số giải pháp phụ khác nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Sau đây tác giả xin đưa ra một số gợi ý chính sách:

- Cần chú trọng hơn trong việc ổn định và kiểm soát lạm phát: Như kết quả

phân tích cho thấy CPI là biến quan trọng trong giải thích biến động của chỉ số VN- Index cả trong ngắn hạn và dài hạn. Do đó, để thị trường chứng khoán hoạt động ổn

định, cần phải ổn định và kiềm chế lạm phát. Trong giai đoạn nền kinh tế có mức ổn

định và tăng trưởng thì cần duy trì một mức lạm phát ổn định hoặc mức lạm phát vừa phải vì lạm phát vừa phải có thể là một sự kích thích cho nền sản xuất như kết quả

phân tích hàm phản ứng đẩy. Đối với giai đoạn bất ổn của kinh tế toàn cầu, lạm phát cần phải được theo dõi một cách thật sát sao vì càng tăng lạm phát thì sẽ làm cho nền kinh tế bất ổn, tâm lý của người dân trở nên tiêu cực hơn do họ xem đây là một chỉ báo xấu cho nền kinh tế. Ngoài ra, cần thường xuyên phân tích, so sánh giá cả nhằm ứng phó kịp thời trước tình hình biến động về giá cả trong nước và trên thế giới để có những điều chỉnh thích hợp.

- Thúc đẩy gia tăng sản lượng công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp là biến tương quan dương với thị trường chứng khoán trong dài hạn nên việc gia tăng sản

lượng công nghiệp sẽ góp phần làm cho thị trường chứng khoán phát triển. Cần thúc

đẩy gia tăng sản lượng công nghiệp như tập trung vào phát triển những ngành công nghiệp chủ lực, những ngành có tiềm năng phát triển cao; có chính sách hỗ trợ cho các công ty sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao; tập trung tăng cường công tác giáo dục

đào tạo những kỹ sư trình độ cao, công nhân có tay nghề để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất; khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài cho các ngành sản xuất công nghiệp.

- Nâng cao điểu hành lãi suất: Việc điều hành lãi suất là một công việc vô cùng phức tạp, là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì hầu như là không thểđiều hành lãi suất sao cho nó đáp

ứng hàng triệu nhu cầu sử dụng vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau. Vì vậy, việc

điều hành lãi suất cần hướng tới cung cầu thị trường hơn là áp đặt các biện pháp hành chính. Việc điều hành lãi suất hiện nay cần phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ,

đặc biệt là diễn biến lạm phát nhằm góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Cần chú trọng hơn vào điều hành lãi suất tín phiếu, coi nó là một trong những công cụ bổ sung để điều tiết cung cầu tiền tệ bằng cách mở rộng đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu nhằm tăng tính sôi động cho thị trường, ra quyết định về lãi suất cần tiếp cận thực tế về

khuynh hướng vĩ mô tổng thể và có hành động phù hợp dựa vào những dữ liệu đã có trên thực tế thu thập được.

- Tăng cường công tác của cơ quan thống kê để những dữ liệu kinh tế vĩ mô trờ

nên dễ tiếp cận với đa số mọi người. Những số liệu thống kê cần được đăng tải một cách rõ ràng, dễ tra cứu trên các trang web chính thức, đặc biệt là cần lưu trữ dữ liệu cho thời gian dài, phân bổ không chỉ theo năm mà còn theo tháng. Khi thông tin được tra cứu dễ dàng thuận tiện, đó cũng là lúc những phân tích trở nên chính xác và dễ áp dụng bởi các nhà đầu tư cũng như những người nghiên cứu nhằm tăng cường tính hiệu quả về mặt thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Qua phân tích, ta thấy chỉ số VN-Index biến động có phần giải thích khá cao của biến động của chính nó từ quá khứ. Do đó, cần tạo thêm tính sôi động cho thị

trường chứng khoán phát triển hơn nữa. Nhà nước cần phát triển các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán. Phối hợp công tác giám sát, công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường và áp dụng nghiêm các chế tài đối với các hành vi phạm pháp như công bố thông tin giả mạo, mạo danh các cơ quan nhà nước công bố thông tin không chính xác làm hoang mang các nhà đầu tư, gây bất lợi cho một số nhà đầu tư nhỏ lẻ, ảnh hưởng xấu đến thị trường. Đồng thời, các công ty chứng khoán cũng cần phải nâng cao nghiệp vụ, mở rộng phạm vi tư vấn, nâng cao năng lực định giá chứng khoán, bão lãnh phát hành nhằm thu hút nhiều đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán.

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mặc dù đề tài đã có sự cố gắng tối đa của tác giả nhưng không thể không có những hạn chế như sau:

- Hạn chế về số quan sát: số quan sát trong bài vẫn còn chưa nhiều (tháng 7/2000 đến tháng 3/2013 – 153 quan sát tháng) do thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động trong thời gian chưa lâu so với các nước khác trên thế giới. Còn việc lấy dữ

liệu theo ngày thay vì theo tháng là không khả thi do hạn chế về thông tin công bố. Sự

hạn chế về số quan sát có thểảnh hưởng phần nào tới kết quả nghiên cứu vì việc thực nghiệm với chuỗi dữ liệu càng lớn có thể sẽ cải thiện được mức độ tin cậy của kết quả

các kiểm định, thống kê.

- Việc phân tích định lượng của luận văn chỉ mới tập trung vào tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thị trường chứng khoán mà chưa phân tích được tác động giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô này với nhau, giữa nhân tố vĩ mô này với các biến còn lại. Nếu phân tích được điều này, nghiên cứu sẽđưa ra được cái nhìn toàn diện hơn về vấn

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Việt:

1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, website: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tinhhinhthuchien (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Công ty TNHH một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn- SJC, website:

http://www.sjc.com.vn/

3. Lê Văn Tuấn, 2011. Các phương pháp thống kê đối với chuỗi thời gian kinh tế.

http://tuanvanle.wordpress.com/2011/01/25/cac-ph%C6%B0%C6%A1ng-phap- th%E1%BB%91ng-ke-statistical-method-d%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi- chu%E1%BB%97i-th%E1%BB%9Di-gian-kinh-t%E1%BA%BF-economic-time- series/

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, website: http://www.sbv.gov.vn/

5. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương, website:

http://www.vietcombank.com.vn/

6. Nguyễn Hằng, theo Reuters, 2011. Các mốc lịch sử của giá vàng từ 1970 tới nay.

http://cafef.vn/kim-loai/cac-moc-lich-su-cua-gia-vang-tu-1970-toi-nay- 20110718045137857ca53.chn

7. Nguyễn Văn Thường và Trần Khánh Hưng, 2010. Giáo trình kinh tế Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

8. Phạm Nguyễn Hoàng, 2011. Ảnh hưởng của lạm phát tới thị trường chứng khoán Việt Nam – Lý thuyết và thực tiễn. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/anh-huong-cua-lam-phat-

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 57)