Việc xem xét những hệ số tương quan (hệ số hiệu chỉnh) ở trên là chưa đủ để
thông hiểu một cách chính xác toàn bộ vấn đề. Phân tích đồng kết hợp chỉ xem xét mối quan hệ dài hạn giữa các biến, nó chưa cung cấp thông tin về phản ứng của biến đối với cú sốc trong những biến khác. Người ta nhận thấy còn phải xem xét vấn đề một cách sâu xa và toàn diện hơn nữa. Để bổ sung thêm cho phân tích ở trên, phần này sẽ
tập trung xem xét đặc tính mối quan hệđộng trong ngắn hạn với sự trợ giúp của hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai.
4.2.3.1 Hàm phản ứng đẩy:
Hàm phản ứng đẩy cho biết sự truyền tải của một cú sốc lên một biến vào những biến khác. Ở đây chúng ta sẽ xem xét tác động từ cú sốc của mỗi biến trong mô hình tới chỉ số giá chứng khoán.
Kết quả kiểm tra hàm phản ứng đẩy của các biến số kinh tế vĩ mô lên chỉ số VN- Index được biểu diễn tại biểu đồ 4-2.
Theo đó, ta thấy chỉ số VN-Index ngắn hạn của cả hai giai đoạn khảo sát chịu tác
động mạnh của chính nó ở những tháng đầu nhưng không còn hiệu ứng đáng kể ở
những tháng sau. Từ tháng thứ 4 trở đi đối với giai đoạn 1 và từ tháng thứ 6 trở đi đối với giai đoạn 2, chỉ số VN-Index dường như không còn phản ứng đáng kể nào nữa trước những biến động của chính nó.
Đáng chú ý là trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng chịu tác động tương đối mạnh trước xu thế biến động của lạm phát, lãi suất tín phiếu và giá vàng. Đối với cú sốc từ lạm phát thì có sự di chuyển khác nhau của VN-Index ở hai giai đoạn khảo sát. Trong khi ở giai đoạn 1, lạm phát tăng làm VN-Index có chiều hướng đi lên thì ở giai đoạn 2 lại có sự chuyển động ngược lại. Lý giải cho việc này có thể xuất phát từ nguyên nhân giai đoạn 1 nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng khá, lạm phát trở thành nhân tố kích thích sản xuất và giúp VN-Index tăng nhưng ngược lại
ở giai đoạn 2 thì nền kinh tế đã khá ảm đạm, lạm phát không còn là một chỉ báo tích cực nữa mà nó là dấu hiệu xấu tạo tâm lý bi quan cho các nhà đầu tư chứng khoán trong và ngoài nước nên chỉ số VN-Index có chiều hướng xấu đi trong ngắn hạn. Chiều hướng này cũng được duy trì trong phương trình cân bằng dài hạn ở bên trên. Lãi suất tín phiếu kho bạc không chỉ có tác động tới VN-Index trong dài hạn mà nó còn tác
động nhanh tới VN-Index trong ngắn hạn. Ở giai đoạn 1, lãi suất này di chuyển ngược chiều với chỉ số chứng khoán trong 10 tháng đầu của biểu đồ. Tuy nhiên ở giai đoạn 2,
ở tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 có sự di chuyển cùng chiều với VN-Index. Tương quan dương này phù hợp với cân bằng trong dài hạn giữa lãi suất tín phiếu với chỉ số giá chứng khoán. Xét về giá vàng, trong giai đoạn 1 về ngắn hạn, chỉ số VN-Index giảm khi giá vàng tăng và ngược lại cho thấy trong giai đoạn đầu, giá vàng là một kênh đầu tư thay thế với chứng khoán phù hợp với phương trình cân bằng dài hạn số 1 ở phần trước. Còn ở giai đoạn 2, thị trường chứng khoán trong ngắn hạn có sự biến động lên xuống khi giá vàng tăng cũng cố cho hệ số tương quan dương khá nhỏ trong phương trình cân bằng số 2.
Trong khi đó, VN-Index lại phản ứng với mức độ yếu hơn trước các cú sốc từ
những biến còn lại như EX, FDI, IP, M2, OIL thể hiện ở việc nó đi sát gần trục tọa độ
chứng tỏ trong ngắn hạn, VN-Index ít nhạy cảm với những biến số này. Cú sốc đến tỷ
giá hối đoái có sự tác động lên VN-Index khác nhau ở hai giai đoạn. Giai đoạn 1 tác
động là không đáng kể nhưng có thể nhìn thấy xu hướng ngược chiều trong khi giai
đoạn 2 lại có xu hướng cùng chiều. Phản ứng của VN-Index đối với cú sốc trong FDI cũng khác nhau ở hai giai đoạn. Ở những tháng đầu tiên của giai đoạn 1, FDI phản ứng tương quan dương với VN-Index và dần mất đi khi nó tiến tới 0 từ tháng thứ 7 trong khi ở giai đoạn 2 VN-Index cùng chiều với FDI đến tháng thứ 4 nhưng đảo chiều tác
động tỷ lệ nghịch với biến này qua tháng thứ 4 trở đi. Tác động tỷ lệ nghịch ở giai đoạn 2 khớp với phương trình cần bằng dài hạn. Tác động của IP và M2 tới VN-Index là không đáng kể và không có xu hướng rõ ràng trong ngắn hạn. Điều này chỉ ra rằng tại thị trường Việt Nam, giá chứng khoán ít nhạy cảm với các biến này và mức độ ảnh hưởng của chúng lên giá chứng khoán là không lớn trong ngắn hạn.
Biểu đồ 4-2: Kết quả hàm phản ứng đẩy
GIAI ĐOẠN 1:
Tóm lại về sự khác biệt giữa hai giai đoạn, qua ghi nhận ở trên thì ta thấy sự khác biệt tập trung ở các biến như tỷ giá hối đoái (giai đoạn 1 xu hướng ngược chiều, giai
đoạn 2 cùng chiều), FDI (giai đoạn 1 tương quan dương, giai đoạn 2 có sự đảo chiều theo hướng tương quan âm), lãi suất tín phiếu (giai đoạn 1 ngược chiều, giai đoạn 2 vừa ngược chiều vừa cùng chiều), giá vàng (giai đoạn 1 nghịch chiều, giai đoạn 2 biến
động lên xuống không theo xu hướng rõ ràng) và đặc biệt là biến CPI có sự khác biệt rõ giữa hai giai đoạn (giai đoạn 1 theo xu hướng cùng chiều rõ nét trong khi giai đoạn 2 xu hướng ngược chiều lại rõ nét). Như vậy, có thể nói rằng, trong giai đoạn kinh tếổn
định thì các biến kinh tế vĩ mô có sự tác động lên thị trường chứng khoán theo một xu hướng khá rõ ràng và vững chắc. Trong khi đó, ở giai đoạn suy thoái, một số biến kinh tế vĩ mô gây ra những tác động không theo một xu hướng hoặc thuận chiều hoặc nghịch chiều rõ ràng mà chúng có sự dao động lên xuống gây ra sự tác động lúc thì thuận chiều lúc thì nghịch chiều lên thị trường chứng khoán ở cùng một biến. Cùng một biến nhưng biến này lúc thì tác động thuận chiều lúc thì tác động nghịch chiều lên VN-Index khiến cho việc đánh giá phân tích tác động trờ nên khó khăn hơn. Có thểđó
là lý do vì sao mà các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán ở giai đoạn sau.
Qua phân tích cho thấy rằng biến động trong ngắn hạn của thị trường chứng khoán là không hoàn toàn trùng khớp với biến động dài hạn của nó. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng, ở giai đoạn 2 khảo sát thì biến động ngắn hạn của một vài biến có sự phù hợp với biến động dài hạn hơn so với giai đoạn 1. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán nhìn chung có vẻ nhạy cảm hơn trước tình hình kinh tế bất ổn.
4.2.3.2 Phân rã phương sai:
Việc đưa phân tích phân rã phương sai là nhằm xác định lượng thông tin của mỗi biến góp phần vào việc giải thích sự biến động của chỉ số VN-Index trong mô hình. Kết quả phân tích phân rã phương sai được thể hiện chi tiết theo các giai đoạn trong bảng 4-5.
Bảng 4-5: Kết quả phân rã phương sai của VN-Index
Giai đoạn 1:
Period VNI1 CPI EX FDI GOLD IP M2 OIL TB
1 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 6 50.42214 11.80911 0.553687 3.423569 16.58139 5.341549 1.550180 1.547389 8.770984 12 11.52219 54.50311 1.510868 1.183902 4.826984 3.385509 1.282658 6.500549 15.28422 18 5.696106 73.79252 3.211355 0.809407 3.548764 1.660687 0.664577 3.101610 7.514970 24 3.802832 74.89258 3.737778 0.568527 8.255585 0.688419 0.381992 2.465475 5.206816 30 2.374977 67.94614 9.108947 0.561416 6.697240 0.985662 0.428002 1.038443 10.85917 36 1.400037 62.14579 11.27795 0.421260 3.757660 2.073773 0.192646 0.493083 18.23781 42 1.061475 64.09505 10.73965 0.214142 3.264122 2.270137 0.064835 0.163443 18.12715 48 1.207616 67.70540 9.963523 0.098857 4.042520 1.874479 0.021162 0.065443 15.02099
Giai đoạn 2:
Period VNI2 CPI EX FDI GOLD IP M2 OIL TB
1 89.55985 0.772459 6.024851 1.696846 1.035880 0.455103 0.001843 0.431551 0.021611 6 66.89232 2.185415 6.411893 4.408359 1.212616 4.802331 4.416552 0.989901 8.680609 12 46.02015 8.242286 6.324756 8.023881 7.086184 5.910134 5.366689 6.267080 6.758837 18 45.56159 8.207519 6.014124 8.083009 7.225407 5.958841 5.601533 6.574473 6.773506 24 43.77563 8.029780 7.053612 7.720067 8.342766 5.729530 5.850144 6.688140 6.810330 30 42.74112 8.059033 7.034807 7.549547 9.507588 5.779099 5.787868 6.820861 6.720073 36 41.92106 7.924542 7.463299 7.682281 9.819715 5.631751 5.909005 6.842578 6.805771 42 41.65224 7.896768 7.648272 7.692951 9.989188 5.617650 5.904170 6.818595 6.780162 48 40.96720 8.019187 8.271877 7.690186 10.04612 5.544032 5.862541 6.770140 6.828717
Kết quả cho thấy rằng trong cả hai giai đoạn 1 và 2 ở sáu tháng đầu tiên, chỉ số
VN-Index biến động có liên quan tới dữ liệu quá khứ của chính nó nhiều hơn là phụ
thuộc vào những nhân tố khác. VN-Index chiếm tỷ trọng cao nhất trong việc giải thích biến động của chính nó so với các biến vĩ mô còn lại. Điều này cho thấy các biến kinh tế vĩ mô chưa thực sự có sự tương tác đáng kểđến VN-Index trong ngắn hạn hay VN- Index phản ứng khá chậm chạp trước những thông tin vĩ mô của nền kinh tếở nửa năm
đầu tiên. Sự khác biệt giữa hai giai đoạn là ở chỗ, giai đoạn 2 thì biến giải thích chủ đạo sự biến động của VN-Index là chính nó ở tất cả các tháng từ tháng 1 đến tháng 48 trong khi ở giai đoạn 1, biến VNI chỉ chiếm vị trí chủđạo cho đến tháng thứ 6 mà thôi. Vị trí chủ đạo cho các tháng còn lại ở giai đoạn trước khủng hoảng tài chính rơi vào biến CPI. Biến CPI là nhân tố quan trọng trong việc giải thích sự thay đổi của chỉ số
giá chứng khoán với hệ số giải thích lên cao tới 74.89% ở tháng thứ 24. Trong khi ở
giai đoạn 2, biến này cũng có hệ số giải thích khá cao trong các biến vĩ mô nhưng hệ số
giải thích cao nhất cũng chỉ ở mức 8.24%. Nhưng nhìn chung thì biến CPI là một biến nổi cộm trong việc giải thích biến động của VN-Index ở hai giai đoạn vào ngắn hạn và cả dài hạn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả cân bằng dài hạn khi biến CPI là một
trong 3 biến kinh tế vĩ mô có ý nghĩa thống kê. Việc CPI là biến số quan trọng trong việc giải thích biến động của thị trường chứng khoán trong cả ngắn và dài hạn có thể
cho thấy rằng, tại Việt Nam lạm phát là một vấn đề rất được sự quan tâm của mọi người kể cả nhà đầu tư và chính phủ khi ra các quyết định về các chính sách kinh tế.
Một lần nữa, phân tích phân rã phương sai cùng với phân tích hàm phản ứng đẩy và đồng liên kết khẳng định CPI là nhân tố kinh tế vĩ mô quan trọng trong việc giải thích biến động của chỉ số chứng khoán. Do đó, khi đưa ra các quyết định đầu tư hay những chính sách thì cần quan tâm hơn tới nhân tố này để có những quyết định chính xác và hữu ích nhất.
Những biến kinh tế vĩ mô khác tuy không nổi cộm như biến CPI những cũng góp phần đáng kể trong việc giải thích biến động của giá cả chứng khoán trong ngắn hạn đó là các biến tỷ giá, giá vàng trong nước, lãi suất tín phiếu kho bạc trong giai đoạn 1. Đối với giai đoạn 2 thì có các biến tỷ giá, FDI, giá vàng, lãi suất tín phiếu kho bạc. Trong khi đó, các biến như chỉ số sản xuất công nghiệp, cung tiền và giá dầu hầu như ít có giá trị trong việc giải thích biến động của VN-Index. Nhìn chung, ở hai giai đoạn những biến kinh tế vĩ mô khác ngoài CPI có mức độ giải thích gần giống nhau lên VN-Index.
Như vậy, việc phân tích phân rã phương sai đã đạt được mục đích là làm sáng tỏ
thêm những nhận định và kết luận về các biến kinh tế vĩ mô trong vai trò là yếu tố lý giải cho sự thay đổi của chỉ số VN-Index mà chúng ta đã giải thích ở các phần trên.