hỏi)
Với hơn 5000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác, tiềm năng khoáng sản Việt Nam được đánh giá là tương đối đa dạng. Nếu tách riêng than và dầu khí, các công ty khoáng sản đang niêm yết hiện nay chủ yếu khai thác các loại quặng kim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm, đồng, antimony) và các khoáng sản phi kim - vật liệu xây dựng (VLXD) (đá, cát, sỏi, cao lanh, thạch anh).
Do cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất- chế tạo và xây dựng, sự phát triển của ngành phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới. Nhu cầu và giá bán nhiều loại khoáng sản được quyết định bởi thị trường thế giới.
Triển vọng của ngành khoáng sản còn nhiều tiềm năng trong dài hạn, được hỗ trợ bởi sức cầu từ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, đặc biệt là nhân tố Trung Quốc; và sức cung là trữ lượng khoáng sản phong phú của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả đầu tư của ngành đang suy giảm tương đối so với các lĩnh vực khác, do đầu tư mới chú trọng đến việc mở rộng mà chưa đầu tư theo chiều sâu, chủ yếu dừng ở việc xuất khẩu quặng và tinh quặng với giá trị thấp hơn nhiều giá kim loại phải nhập khẩu về. Do vậy, trong thời gian tới, ngành cần phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu, bên cạnh việc thăm dò, mở rộng mỏ mới.
khai thác VLXD có thể còn gặp khó khăn về đầu ra do chính sách cắt giảm đầu tư công của chính phủ để kiềm chế lạm phát và sự đóng băng của thị trường bất động sản khiến nhiều công trình xây dựng phải hoãn khởi công hoặc giãn tiến độ thi công.
Ngoài ra, chính sách pháp luật của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, có thể tác động đến hoạt động của ngành: Luật khoáng sản 2011 sẽ thay đổi cơ chế cấp phép thăm dò khai thác mỏ theo cơ chế đấu giá; ngoài ra biểu thuế của nhiều loại khoáng sản được điều chỉnh theo hướng tăng lên làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, các doanh nghiệp khoáng sản đang niêm yết hiện nay có quy mô nhỏ, mức độ tài trợ bằng nợ ít hơn thị trường nhưng biên lợi nhuận gộp lại cao hơn. Trong khi nhóm doanh nghiệp khai thác quặng kim loại có mức độ đầu tư lớn hơn cho tài sản cố định, nhóm doanh nghiệp khai thác VLXD lại có mức sinh lời cao hơn, chất lượng dòng tiền và chất lượng lợi nhuận tốt hơn.
Vai trò của ngành khoáng sản đối với nền kinh tế:
Từ 1/7/2010, thuế tài nguyên của phần lớn các loại quặng kim loại và khoáng sản phi kim đã được điều chỉnh tăng lên. Mục đích của việc tăng thuế đối với các loại
DOANH NGHIỆP
CN chế tạo CN luyện kim CN điện tử CN xây dựng NHÀ NƯỚ :đóng góp thuế
tài nguyên, thuế xuất khẩu
vào ngân sách nhà nước CN KHAI
KHOÁNG
NGƯỜI DÂN: tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh vùng sâu
thay đổi theo chiều hướng gia tăng thuế tài nguyên này trước mắt sẽ là bất lợi cho các doanh nghiệp trong ngành khai khoáng, làm gia tăng chi phí. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá của nhiều loại khoáng sản hiện nay có thể bù đắp cho sự tăng chi phí này.
Khoáng sản thuế suất cũ thuế suất mới
Sắt 7% 10% Titan 7% 11% Mangan 7% 11% Vàng 9% 15% Chì, kẽm 7% 10% Đồng 7% 10% Antimon 7% 10% Đá 5% 6% Cát 5% 10% Cao lanh 7% 10% Thạch anh 7% 10%
1. Tính chu kỳ của ngành so với chu kỳ phát triển của nền kinh tế
Tăng trưởng ngành khoáng sản so với tăng trưởng kinh tế thế giới và tăng trưởng kinh tế Việt Nam 80% %∆ GTSX CN Khai thác 80% %∆ GTSX CN Khai thác 60% % ∆ GWP 60% %∆ GDP 40% 40% 20% 20% 0% 0% -20% -20%
(Nguồn: Tổng cục thống kê, World Bank)
Áp lực cạnh tranh của ngành: Rào cản gia nhập ngành:
Chi phí đầu tư thăm dò ban đầu khá lớn mà rủi ro lại cao (rủi ro về trữ lượng mỏ, về điều kiện khai thác…) là những rào cản gia nhập ngành. Trước đây, việc cấp phép khai thác mỏ được thực hiện theo cơ chế “xin-cho” nên khá dễ dàng, nhất là các mỏ của địa phương được phân quyền cho UBND tỉnh cấp. Tuy nhiên từ 1/7/2011, theo
Áp lực từ các yếu tố đầu vào:
Đầu vào chủ yếu của ngành khai thác khoáng sản là quyền khai thác mỏ. Áp lực đầu vào lớn đối với các doanh nghiệp chỉ được cấp phép bởi UBND tỉnh (VD: KSS, KSH), đây là những mỏ quy mô nhỏ, thời hạn cấp phép không dài. Trong khi đó, những doanh nghiệp có giấy phép của Bộ sẽ có ưu thế do đây là mỏ nằm trong quy hoạch của trung ương, quy mô lớn, thời hạn cấp phép dài (VD: HGM, BMC).
Ngoài ra, các loại nhiên liệu như xăng, dầu, điện, than…và một số loại hóa chất, thuốc nổ… cũng là những đầu vào rất quan trọng. Đối với doanh nghiệp khai thác đá, giá điện chiếm tới 20% tổng chi phí; trong khi đó, đối với doanh nghiệp khai thác quặng: giá xăng dầu chiếm khoảng 15%, giá điện chiếm 5-10% tổng chi phí sản xuất. Các loại nhiên liệu thường được phân phối bởi một số ít nhà cung cấp mang tính độc quyền cao, nên khả năng đàm phán về giá là khó. Trong thời gian tới, áp lực tăng giá đầu vào đối với ngành là khá lớn.
Áp lực từ khách hàng:
Do vai trò quan trọng của khoáng sản làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo và xây dựng, nhu cầu khoáng sản phục vụ cho phát triển kinh tế là rất lớn. Có thể nói, do lượng cung hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên áp lực tiêu thụ sản phẩm khoáng sản là không nhiều. Các sản phẩm của ngành khoáng sản được sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước, lượng xuất khẩu chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ. Trong năm 2010, giá trị sản xuất ngành khai thác mỏ là 249,000 tỉ, gấp tới 73 lần giá trị xuất khẩu (3,410 tỉ).
Trong nhóm khoáng sản kim loại, một số sản phẩm được xuất khẩu là quặng sắt, Antimon, Titan, tinh quặng chì, kẽm. Do sản lượng cung cấp rất nhỏ so với thị trường thế giới, các doanh nghiệp khoáng sản thường ít có khả năng đàm phán về giá mà thường phụ thuộc vào mức giá thế giới. Ngay cả quặng kim loại tiêu thụ trong nước cũng biến động cùng chiều với mức giá thế giới này. Hiện giá của nhiều loại kim loại như sắt, vàng, đồng, kẽm, antimon đang có xu hướng tăng lên.
Áp lực từ hàng hóa thay thế:
Đối với một số loại khoáng sản, có thể tồn tại sản phẩm thay thế cho những ứng dụng nhất định cụ thể (ví dụ vật liệu tổng hợp composite có thể thay thế nhôm trong sản xuất thân và cánh máy bay) hoặc cũng có trường hợp các loại khoáng sản có thể là mặt hàng thay thế của nhau (ví dụ sắt-thép cạnh tranh với nhôm trong một số chi tiết của ngành công nghiệp ô tô)... Tuy nhiên, nhìn chung thì mỗi loại khoáng sản có có những ứng dụng đặc thù và tính kinh tế trong mỗi ứng dụng khi so sánh với các khoáng sản khác nên không có một vật liệu nào có thể thay thế hoàn hảo cho chúng.
Áp lực từ các đối thủ:
Hiện nay cả nước có khoảng 2,000 điểm khai thác – chế biến khoáng sản có đăng kí hợp pháp, bên cạnh hàng trăm nghìn cơ sở khai thác bất hợp pháp khác cùng cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh chủ yếu giữa các doanh nghiệp cùng khai thác một loại khoáng sản là cạnh tranh về giá, cạnh tranh về hàm lượng khoáng sản tinh chế, cạnh tranh trong việc xin cấp phép mỏ …Trong số các công ty khoáng sản niêm yết, nhóm công ty sản xuất VLXD có nhiều mặt hàng giống nhau như đá, cát, sỏi…nên mức độ cạnh tranh lớn hơn, đặc biệt là những công ty có vị trí địa lí gần nhau. Trong khi đó, những công ty chuyên về một mặt hàng có tính chất độc quyền như HGM sản xuất antimony, MMC khai thác mangan, SQC khai thác titan…thì áp lực cạnh tranh nội bộ ngành lại nhỏ.
2. Khái quát về ngành năng lượng khoáng sản xi măng tại tập đoàn Hòa Phát:
Mảng khoáng sản là một trong những mảng hoạt động cốt lõi của HPG, hiện đang được tích cực đầu tư. HPG dự kiến sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ tại CTCP Khoáng sản Hòa Phát (vốn điều lệ 150 tỷ) từ 49% lên 70%.
Để ổn định số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào cho KLH gang thép Hòa Phát, HPG đã chú trọng tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Hai nhà máy chế biến tinh quặng sắt tại Yên Bái đã cung cấp cho KLH 150.000 tấn trong năm 2010 để luyện gang, đúc thành phôi thép. Nhà máy chế biến tinh quặng sắt Tắc Ái (Lào Cai) quy mô 62 ha, có tổng vốn đầu tư 130 tỷ đã hoàn thành xong giai đoạn 1với công suất 180.000
trong năm 2010 và hoàn thành vào năm 2011 với công suất 60.000 tấn/năm.
Để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu, HPG đã tiếp tục đầu tư vào 2 mỏ quặng sắt Tùng Bá trữ lượng 20 triệu tấn và Sàng Thần 31 triệu tấn ở Hà Giang, đồng thời xây dựng nhà máy chế biến tinh quặng ở 2 khu vực này, khi 2 nhà máy đi vào hoạt động ổn định sẽ cung cấp 600.000 – 800.000 tấn tinh quặng sắt/năm cho KLH.CTCP Đầu tư khoáng sản An Thông, công ty thành viên của HPG đã được chấp thuận xây dựng nhà máy vê viên quặng sắt có quy mô lớn nhất Việt Nam với quy mô 300.000 tấn quặng/năm và tổng vốn đầu tư lên tới 200 tỷ tại Hà Giang. Theo HPG, trữ lượng các mỏ sắt Hòa Phát đang khai thác đủ đáp ứng 100% nguyên liệu cho KLH hoạt động 20-30 năm.
Ngoài ra, CTCP Khoáng sản Hòa Phát và TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã góp vốn thành lập CTCP Khoáng sản Hòa Phát Mitraco để triển khai thực hiện dự án nhà máy tuyển và chế biến tinh quặng sắt tại mỏ Thạch Khê quy mô 1 triệu tấn/năm trong đó HPG nắm giữ 63,5% cổ phần.
Phân tích SWOT:
Điểm mạnh (S)
Tạo nguồn nguyên vật liệu ổn định cho các sản phẩm từ thép.
Nhiều dự án và nhà máy đi vào hoạt động tạo chuỗi liên hoàn bổ trợ lẫn nhau.
Đầu tư tại Lào, các tỉnh miền núi phía Bắc – Việt Nam Nguồn lực tài chính mạnh.
Điểm yếu (W)
Nguồn nhân lực, lãnh đạo chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.
Cơ hội (O)
Nhu cầu của thị trường rất lớn.
Chính sách hạn chế gia nhập ngành của chính phủ.
Chiến lược S/O: Tăng sản lượng Mở rộng thị trường
Chiến lược W /O:
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nguy cơ (T)
Chính sách thuế tăng
Khó khăn trong việc xin cấp phép mỏ.
Cả nước hiện nay có 2.500 dự án nhà ở, khu đô thị và dự án bất động sản khác với khoảng 104.000 m 2 đang được xây dựng, trong đó tập trung chủ yếu ở TP HCM và Hà Nội.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, ngành kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng “chết lâm sàng” khi không tuyên bố phá sản nhưng kinh doanh bị lỗ nặng nề.
4. Tình hình bất động sản của Hòa Phát:
HPG đã triển khai nhiều dự án chung cư cao cấp và khu đô thị lớn tại Hà Nội và Hưng Yên như tòa nhà văn phòng và chung cư cao cấp 257 Giải Phóng, dự án khu phức hợp Mandarin Garden, khu đô thị bắc Quốc lộ 5, dự án khu đô thị Tây Mỗ. Dự án đầu tiên là tòa nhà chung cư cao cấp 257 Giải Phóng Hà Nội đã bán hết trong 2 tháng, doanh thu, lợi nhuận dự án được ghi nhận vào năm 2011 và 2012, tiếp đó sẽ đến khu phức hợp Mandarin Garden, khu đô thị Phố Nối A…
Các dự án bất động sản đang và sắp triển khai của HPG:
_ Tòa nhà chung cư cao cấp 257 Giải phóng Hà Nội với 24 tầng, 133 căn hộ
_ Khu phức hợp Mandarin Garden trên đường Hoàng Minh Giám – Hà Nội gồm 4 block nhà cao 25-29 tầng với 1000 căn hộ trên diện tích 25.886 m2. Dự án được khởi công xây dựng 5/2010, hiện đã hoàn thành thi công phần hầm và đang giới thiệu căn hộ mẫu và triển khai bán hàng, hiện đã có hơn 600 đơn đăng ký mua trên 1000 căn. Dự án sẽ đem lợi nhuận lớn cho HPG với khoảng 2000 tỷ hạch toán khoảng 300 tỷ trong 2011 và 2012-2014 sẽ hạch toán phần còn lại.
_ Khu đô thị Đại Mỗ - Tây Mỗ tại phía Tây Nam Hà Nội với quy mô 281 ha,
HPG tham gia góp 20% đầu tư cùng Vinaconex, Viettel, ACB. Dự án sẽ góp một phần quan trọng trong doanh thu và lợi nhuận của HPG trong giai đoạn 2011-2015.
_ Dự án tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại, văn hóa thể thao tại 493
Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội dự kiến khởi công 2011 và hoàn thành cuối 2013.
_ Ngoài ra, HPG cũng đã hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư nhiều dự án khác
như: tòa nhà chung cư tại 70 Nguyễn Đức Cảnh – Hoàng Mai – Hà Nội, dự án tổ hợp chung cư Bình Triệu tại Quận Thủ Đức – Tp.HCM. Một số dự án khác, HPG sẽ tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác có quỹ đất nhà máy cần phải di dời ra khu vực nội thành để thực hiện đầu tư các dự án bất động sản.
Phân tích SWOT:
Điểm mạnh (S)
Nguồn lực tài chính mạnh (là một trong 5DN có khối lượng tiền mặt lớn nhất trong ngành). Quy trình khép kín Điểm yếu (W) Phương thức phát triển dự án và tiếp thị bán hàng
Cơ hội (O)
Chuỗi giá trị được tận dụng tối đa
Liên kết với nhiều đối tác
Chiến lược S/O:
Chiến lược khác biệt hóa đối với nhóm SP cao cấp. Chiến lược chi phí thấp đối
Chiến lược S/ W :
Triển khai hiệu quả tính tiện ích dự án và nhu cầu của từng đối tượng khách
Khủng hoảng kinh tế Bất ổn của lãi suất Cạnh tranh gay gắt
án mới
XII. CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG
1. Chiến lược tài chính:
Nâng cao giá trị cổ đông dài hạn Cải thiện cấu trúc giá và giảm chi phí
Doanh thu tập trung vào sản xuất 90%, kinh doanh bất động sản 10%. Thu hẹp các lĩnh vực đầu tư không hiệu quả.
Nâng cao giá trị gia tăng khách hàng
2. Chiến lược gia tăng khách hàng:
Xác định khách hàng mục tiêu cho từng lĩnh vực Xây dựng quy trình quản lý, phân đoạn khách hàng Mở rộng quan hệ hợp tác, đối tác
Nâng cao chất lượng các ngành hàng truyền thống
Giải pháp khách hàng toàn diện, giữ chân khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới (doanh thu 70% từ khách hàng cũ và 30% từ khách hàng mới)
Giá cả cạnh tranh
3. Chiến lược sản xuất và kinh doanh:
Áp dụng ISO vào sản xuất
Áp dụng ISO 14001, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng môi trường của địa phương và quốc tế trong sản xuất
Quy trình sản xuất và phân phối từng loại sản phẩm được quy định rõ ràng Thiết lập quy trình dự báo quản lý rủi ro
Ứng dụng khoa học công nghệ vào nội thất, sản xuất thép, khai khoáng
Phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đối với ngành nội thất, phát triển mạnh về nội thất cao cấp, tiện ích.
Tăng cường quản trị
Tuyển dụng nhân sự trình độ cao, chuyên nghiệp (trình độ sau đại học 30-40%)
Đội ngũ lãnh đạo năng động, có tầm nhìn, trình độ cao (đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao về quản lý đạt 70-80%)
Phát huy văn hóa doanh nghiệp
Liên kết giữa các công ty thành viên, công ty liên kết với tập đoàn Chú trọng phúc lợi, an toàn sức khỏe cho nhân viên
5. Chiến lược Marketing:
Đẩy mạnh Marketing
Định vị vị trí của tập đoàn Hòa Phát một cách rõ ràng ở các lĩnh vực