Phân tích tình hình ngành thép tại tập đoàn Hòa Phát

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2010 2015 (Trang 33)

VI. CÁC CHIẾN LƯỢC SBU

4. Phân tích tình hình ngành thép tại tập đoàn Hòa Phát

Doanh thu từ ngành thép chiếm đến 71.2% doanh thu của toàn tập đoàn Hòa Phát năm 2010. Sản xuất và kinh doanh thép vẫn là hoạt động cốt lõi của tập đoàn, HPG là

doanh thu từ các sản phẩm thép năm 2010 tăng mạnh so với 2009 góp phần lớn vào sự tăng trưởng của tập đoàn. Tổng sản lượng sản xuất thép HPG là 600.723 tấn trong đó có 262.000 tấn thép từ nhà máy cán thép tại khu liên hợp Hòa Phát. Tổng sản lượng tiêu thụ thép 2010 là 580.623 tấn vượt 10% kế hoạch và tăng 62% so với 2009.

HPG cung cấp thép cho các khu công nghiệp lớn như khu đô thị Văn Khê, Splendora, Xa La, Time City, Royal City, Ecopark...và các dự án khu công nghiệp như nhà máy Huyndai Hà Cầu, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, các dự án trọng điểm quốc gia như đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Hà Nội – Lào Cai... Thép xây dựng là mảng sản xuất kinh doanh có đóng góp lớn nhất vào doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn với 8.585 tỷ doanh thu và 502 tỷ lợi nhuận sau thuế chiếm 49% doanh thu và 36% lợi nhuận sau thuế.

Sự cạnh tranh trong ngành của Hòa Phát:

 Sự cạnh tranh của đối thủ trong ngành

Trong ngành thép, đối thủ của Tập đoàn Hòa Phát có Thép Việt – Đức, Tôn Hoa Sen Phương Nam, Thái Nguyên-Tisco, Vinakyoei, Thép Việt –Ý, Thép Đình Vũ, CTCP Thép Việt. Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính và thiết bị có khả năng cạnh tranh cao với Tập đoàn. Các đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền thống trong ngành thép, trong thời gian qua với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp này đều tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách: mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường đầu tư máy móc thiết bi, tăng cường đào tạo, nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh nhằm: hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm xây dựng đồng thời tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, khuếch trương thương hiệu đồng thời cũng rất chủ động sáng kiến, cải tiến sản phẩm mới nên phải nói thị trường xây dựng Việt Nam càng ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, Hòa Phát lại không phải chỉ tập trung vào ngành thép mà còn có các sản phẩm từ thép như máy xây dựng, điện lạnh, nội thất hoặc các dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vì vậy so với các đối thủ đây cũng là một lợi thế và giảm thiểu rủi ro của Tập đoàn.

POSCO Vũng Tàu- Việt Nam, CTCP Thép Việt… chưa kể các dự án thép ngoài quy hoạch làm cho sự cạnh tranh và thách thức trong ngành thép gay gắt hơn.

Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Malayxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan còn đối với các sản phẩm sản xuất từ thép thì hầu như không có sản phẩm cạnh tranh vì Hòa Phát chiếm thị phần số 1 về nội thất, máy xây dựng, riêng đối với điện lạnh mặc dù có nhiều tên tuổi lớn trên thế giới, kỹ năng tiên tiến cạnh tranh nhưng bù lại thì điện lạnh Hòa Phát có tỷ lệ nội địa hóa cao vì vừa túi tiền người tiêu dùng bậc trung.

 Sự cạnh tranh của nhà cung ứng

Tập đoàn Hòa Phát giảm bớt được sự cạnh tranh của nhà cung ứng vì có quy mô và quy trình sản xuất khép kín, sản phẩm đầu ra của ngành này trong tập đoàn lại là sản phẩm đầu vào của ngành kia. Tuy nhiên, với sự bất ổn của tỷ giá và lãi suất ngân hàng cũng ảnh hưởng đến một số nhà cung ứng trong và ngoài nước của Tập đoàn, gây một số khó khăn nhất thời trong giai đoạn hiện nay.

 Sự cạnh tranh của khách hàng

Khách hàng ngày càng có nhiều sản phẩm để chọn lựa về giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ hậu mãi... Nhưng với độ bao phủ rộng khắp và thường xuyên nên các sản phẩm của Hòa Phát vẫn được khách hàng đón nhận và mức độ cạnh tranh không cao.

Top 5 công ty chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực thép xây dựng tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2011:

Doanh nghiệp Sản lượng

(Đv: tấn) Bán hàng (Đv: tấn) Thị phần (%) Tập đoàn Hòa Phát 292,538 297,492 14,2 Pomina 316,540 292,879 13,9

CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) 269,148 253,365 12,1

Tổng công ty thép Việt Nam (VNS) 194,232 176,623 8,4

Vina Kyoei (VKS) 183,675 158,187 7,5

Thị phần 0.15 4 0.6 Chất lượng sản phẩm 0.15 4 0.6 Phân phối 0.1 4 0.4 Thương hiệu 0.1 5 0.5 Giá thành 0.05 4 0.2 Công nghệ sản xuất 0.1 5 0.5

Quy mô sản xuất 0.1 3 0.3

Nguồn lực tài chính 0.1 4 0.4

Nghiên cứu và phát triển 0.1 4 0.4

Quảng cáo – truyền thông 0.05 3 0.15

Tổng cộng 1.00 4.05

Đánh giá: Trong ngành thép, tập đoàn Hòa Phát có vị thế cạnh tranh cao. Năng lực cốt lõi với nguồn lực tài chính lớn, công nghệ hiện đại và chiếm thị phần cao.

Phân tích SWOT

Điểm mạnh (S)

Thị phần lớn

Quy trình SX khép kín Công nghệ cao

Nhà cung cấp của nhiều dự án lớn

Điểm yếu (W)

Đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng nhu cầu công nghệ hiện đại

Cơ hội (O)

Quy trình SX khép kín đối đầu với sự bất ổn của giá thép nguyên liệu

Chiến lược S/O: Mở rộng thị trường.

Duy trì nguồn khách hàng truyền thống.

Chiến lược W /O:

Phát triển nguồn nhân lực

Nguy cơ (T)

Cung vượt cầu Cạnh tranh gay gắt

Lãi suất, giá điện, xăng dầu tăng...

Chính sách thuế của chính phủ

Chiến lược S/T :

Mở rộng kênh phân phối theo diện thị trường địa lý trong và ngoài nước. Chính sách giá ổn định. Chiến lược phát triển theo chiều dọc.

Chiến lược W / T :

Chiến lược tập trung vào sản phẩm cốt lõi.

Theo nghiên cứu năm 2010 của The New York Times (Hoa Kỳ), thị trường nội thất nói chung có doanh thu ngày một tăng và thị phần mở rộng. Chủng loại sản phẩm ngày một đa dạng hơn, từ loại sản phẩm rất đắt, độc đáo đến loại phổ thông đại chúng và sản phẩm pha trộn nhiều chức năng. Rất nhiều đồ nội thất đặc biệt là loại bọc vải hoặc bọc da được các nhà thiết kế cải tiến mẫu mã để có hình thức mềm mại và tinh tế hơn về mọi mặt. Những tủ để đồ với các góc cạnh là hình tròn sẽ tạo cho người dùng cảm giác mềm mại và dễ chịu hơn. Khách hàng bây giờ không chỉ chú trọng vào chức năng mà còn thích sản phẩm phải tạo ra cảm giác thoải mái và thú vị. Thị hiếu sản phẩm thiên về các trường phái truyền thống mới (giữ hình dáng cơ bản cổ điển và loại bỏ những chi tiết đi kèm cầu kỳ), trường phái tự nhiên (sử dụng vật liệu, chất liệu không gây hại tự nhiên, thân thiện với môi trường hoặc tạo cảm giác hòa mình với thiên nhiên), trường phái hiện đại ấm cúng (chú trọng sự tiên dụng, thoải mái). Ngoài ra, người tiêu dùng vẫn thích các đồ nội thất làm từ gỗ đẹp (vẫn còn thô hoặc đã được trau chuốt kỹ lưỡng) và bắt đầu quan tâm hơn đến đồ nội thất kim loại.

Đồ nội thất hơi khác một chút so với những vật dụng mà chúng ta thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, như các sản phẩm công nghệ hay thực phẩm, nước hoa, giày dép… Hầu như mọi người mua đồ nội thất để sử dụng trong một khoảng thời gian dài, do vậy mà xu hướng của đồ nội thất cũng không thể thay đổi nhanh chóng mà cần phải mất một thời gian để phát triển tùy theo phong cách và sự thay đổi điều kiện sống của chúng ta. Theo nhận định của Eurpean Furniture Manufacturers Federation, đồ nội thất vừa là hàng hóa đầu tư (dùng rồi vẫn có thể bán lại) vừa là hàng hóa tiêu dùng mang tính thời trang. Đồ nội thất là loại hàng hóa lâu bền, có khi truyền qua nhiều thế hệ. Chi tiêu cho nội thất chiếm một khoản khá lớn trong ngân sách gia đình. Các hộ gia đình hầu như đã trang bị đủ đồ nội thất nên thống kê cho thấy khoảng 70% việc mua sắm trang bị mới là mua sản phẩm thay thế: do thay đổi sở thích hoặc tăng thu nhập. Chi tiêu vào hàng nội thất phụ thuộc vào thu nhập, quy mô hộ gia đình và tuổi của chủ hộ (thống kê cho thấy tuổi dành nhiều chi tiêu cho loại hàng hóa này bình quân từ 25- 64).

lần so với năm trước. Nguyên nhân là do (1)sự khan hiếm vật liệu đặc biệt là gỗ khi thế giới ngày càng ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường và phóng chống phá rừng bừa bãi; (2) nhà sản xuất bổ sung các “giá trị tăng thêm” vào sản phẩm; (3) nhu cầu thực về đồ nội thất của người tiêu dùng

Trên thế giới, xuất khẩu thông qua các kênh: được khách hàng mua trực tiếp bán trực tiếp (theo kiểu IKEA), thông qua nhà nhập khẩu (Importer) và thông qua đại lý (Agents). Xúc tiến bán hàng thông qua các hội chợ và do phía đặt hàng thực hiện tại nước ngoài. Tại Việt Nam, hàng xuất chủ yếu qua gia công, nhà nhập khẩu nước ngoài mang mẫu mã đặt các công ty trong nước thực hiện và xuất theo yêu cầu.

Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia..., do các nước này không được hưởng GSP.

EU là một trong số các bạn hàng lớn của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ của Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD, trong đó EU chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên so với tổng lượng nhập khẩu và tiêu dùng của EU thì mức xuất khẩu của Việt Nam còn khiêm tốn và chưa phản ánh đúng tiềm năng. Một trong những nguyên nhân là đồ gỗ Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Đông Âu... Mặt khác, đồ gỗ Việt Nam còn mắc phải một số nhược điểm, như: cơ sở sản xuất nhỏ, còn manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, nguồn cung nguyên liệu và phân phối còn chưa đồng bộ, ít nhiều còn manh nha...

Theo dự báo của EU và của Việt Nam, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường EU vẫn sẽ tiếp tục tăng, tối thiểu 10%/năm. Các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam cũng đã ý thức rõ được nhu cầu của thị trường tuy khó tính nhưng đầy triển vọng này, nên cũng đã có những cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã... cho phù hợp với nhu cầu

hợp với phong cách giản dị đương thời, như: ghế không đệm, bộ bàn tròn, đệm nhỏ để quỳ, đồ dùng nhà bếp không giá đỡ, đồ không dùng thường xuyên; nội thất thuộc địa với đồ dùng xa hoa bằng gỗ sẫm màu, như: wengé, gỗ mun, gỗ anh đào; nội thất bằng song mây kết hợp với kim loại cũng đang rất được ưa chuộng; nội thất cho phòng khách nhỏ; nội thất văn phòng với đặc tính đa chức năng và hiện đại; nhóm nội thất thiên nhiên, nội thất cho người già, người có thu nhập thấp...

2. Khái quát về nội thất Hòa Phát

Sản xuất hành nội thất Hòa Phát giữ vị trí số 1 trong kinh doanh hàng nội thất thương hiệu Việt. Năm 2010 đây là hoạt động có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất đem lại 1.259 tỷ doanh thu và 241 tỷ lợi nhuận tăng tương ứng 18% và 17% so với năm 2009.

Ngành hàng nội thất là hoạt động kinh doanh khá ổn định và tăng trưởng đều đặn qua các năm, năng lực sản xuất ngày càng được nâng cao với sản phẩm mới có chất lượng cao giúp mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 triệu USD.

Các mặt hàng nội thất của Hòa Phát:

_ Nội thất văn phòng: ghế văn phòng, ghế lưới, bàn tủ làm việc, tủ tài liệu gỗ, tủ

sắt, bàn tủ giám đốc, két sắt, bàn họp văn phòng, bàn vi tính, giá sắt – giá sách, bảng văn phòng _ Sản phẩm ống thép _ Vách ngăn _ Nội thất công cộng _ Nội thất trường học _ Bàn gỗ thông minh _ Nội thất phòng ăn _ Bàn ghế cafe _ Nội thất phòng khách – salon

Đại lý phân phối

_ Hải Phòng: Nội Thất Quang Đạt (393 Lê Lợi, Q.Ngô Quyền, Tp.Hải Phòng)

_ Quảng Ngãi: Nội thất Thanh Thủy (596-598-608-533 Quang Trung - TP Quảng

Ngãi )

_ Buôn Mê Thuột: Nhà cung cấp Nội Thất Hòa Phát tại Buôn Ma Thuột

_ Đà Nẵng: Nội Thất Hòa Phát Đà Nẵng – CN công ty CP Nội Thất Hòa Phát

(171 Trường Chinh, Q.Thanh Khê)

Áp lực cạnh tranh trong ngành:  Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh  Áp lực từ các đồi thủ tiềm ẩn  Áp lực từ các sản phẩm thay thế  Áp lực từ nhà cung cấp  Áp lực từ khách hàng

Vị thế cạnh tranh của Nội Thất Hòa Phát

Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị

Thị phần 0.15 4 0.6

Mức độ tăng trưởng thị trường 0.15 4 0.6

Chất lượng sản phẩm 0.1 4 0.4

Phân phối 0.1 4 0.4

Thương hiệu 0.1 5 0.5

Giá thành 0.05 4 0.2

Khả năng sản xuất 0.05 4 0.2

Nguồn nguyên vật liệu 0.05 4 0.2

Hiệu quả bán hàng 0.05 3 0.15

Nghiên cứu và phát triển 0.15 4 0.6

Quảng cáo – truyền thông 0.05 3 0.15

Tổng cộng 1.00 4.0

Đánh giá: Nội thất Hòa Phát có vị thế cạnh tranh khá mạnh so với các đối thủ trong ngành.

Phân tích SWOT

Điểm mạnh (S)

Lợi nhuận cao

Thương hiệu số 1 thị trường

Điểm yếu (W)

Tập trung chưa đầy đủ vào các chức năng mang lại giá

chuỗi giá trị, tập trung vào phát triển và tăng lợi nhuận biên

Nhu cầu thị trường ngày càng tăng

Đa dạng hóa mặt hàng Đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm

phẩm (dự báo tốt xu hướng thị trường)

Nguy cơ (T)

Cạnh tranh thị trường gay gắt Khó khăn về mặt nguyên liệu gỗ

Chiến lược S / T :

Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược W / T :

Chiến lược phát triển theo chiều dọc

C. CHIẾN LƯỢC NGÀNH HÀNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN (thời kỳ dấu hỏi) hỏi)

Với hơn 5000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác, tiềm năng khoáng sản Việt Nam được đánh giá là tương đối đa dạng. Nếu tách riêng than và dầu khí, các công ty khoáng sản đang niêm yết hiện nay chủ yếu khai thác các loại quặng kim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm, đồng, antimony) và các khoáng sản phi kim - vật liệu xây dựng (VLXD) (đá, cát, sỏi, cao lanh, thạch anh).

Do cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất- chế tạo và xây dựng, sự phát triển của ngành phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới. Nhu cầu và giá bán nhiều loại khoáng sản được quyết định bởi thị trường thế giới.

Triển vọng của ngành khoáng sản còn nhiều tiềm năng trong dài hạn, được hỗ trợ bởi sức cầu từ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, đặc biệt là nhân tố Trung Quốc; và sức cung là trữ lượng khoáng sản phong phú của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả đầu tư của ngành đang suy giảm tương đối so với các lĩnh vực khác, do đầu tư mới chú trọng đến việc mở rộng mà chưa đầu tư theo chiều sâu, chủ yếu dừng ở việc xuất khẩu quặng và tinh quặng với giá trị thấp hơn nhiều giá kim loại phải nhập khẩu về. Do vậy, trong thời gian tới, ngành cần phát triển theo hướng tăng cường chế biến sâu, bên cạnh việc thăm dò, mở rộng mỏ mới.

khai thác VLXD có thể còn gặp khó khăn về đầu ra do chính sách cắt giảm đầu tư công của chính phủ để kiềm chế lạm phát và sự đóng băng của thị trường bất động sản khiến nhiều công trình xây dựng phải hoãn khởi công hoặc giãn tiến độ thi công.

Ngoài ra, chính sách pháp luật của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, có thể tác động đến hoạt động của ngành: Luật khoáng sản 2011 sẽ thay đổi cơ chế cấp phép thăm dò khai thác mỏ theo cơ chế đấu giá; ngoài ra biểu thuế của nhiều

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2010 2015 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w