Các kế hoạch phân chia lợi nhuận và thưởng (Profit sharing and bonus plans)

Một phần của tài liệu Chương 15 NỢ NGẮN HẠN VÀ CHI PHÍ NHÂN CỒNG (CURRENT LIABILITIES PAYROLL) (Trang 25)

(Profit sharing and bonus plans)

Có một sự khác nhau lớn theo IAS 19 và chế độ kế toán Việt Nam, mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có VAS nào quy định về phân chia lợi nhuận và thưởng, ngoài quy định trong chế độ kế toán về việc trích quỹ khen thưởng phúc lợi.

7.1. IAS 19: Phân chia lọi nhuận và thưửng (Profit sharing and bonus plans)

Một doanh nghiệp sẽ ghi nhận các chi phí ước tính của việc chia iãi và trả tiền thưởng khi và chỉ khi:

(a) doanh nghiệp có nghĩa vụ pháp lý hiện tại phải trả các khoản này như là một kết quả của các sự kiện quá khứ; và

(b) doanh nghiệp có thể ước tính nghĩa vụ một cách đáng tin cậy.

Một nghĩa vụ hiện tại tồn tại khi và chi khi doanh nghiệp phải trả những khoản này mà không thể có một giải pháp thực tế khác hơn được.

Theo một số kế hoạch chia ỉợi nhuận, các nhân viên được nhận một phần lợi nhuận chỉ khi họ làm việc cho doanh nghiệp trong một thời kỳ cụ thể. Các kế hoạch này tạo nên một nghĩa vụ ngầm định (constructive obligations) rằng các nhân viên cung cấp các dịch vụ tạo nên số tiền

Chương 15: Nợ ngăn hạn và chi phí nhân công 441

doanh nghiệp phải trả cho họ nếu họ tiếp tục phục vụ cho đến cuối một kỷ xác định cụ thể. Viêc đo lường các nghĩa vụ ngầm định phản ánh trách nhiệm rằng một số nhân viên có thể rời khỏi doanh nghiệp mà không nhận khoản thanh toán việc phân chia lợi nhuận này.

Ví dụ: Một kế hoạch phân chia lợi nhuận yêu cầu một doanh nghiệp phải trả một phần cụ thể lơi nhuận thuần của nó trong năm cho các nhân viên những người đã phục vụ trong năm đó. Nếu không có nhân viên nào rời khỏi doanh nghiệp, tổng số tiền thanh toán cho lãi phải chia trong năm là 3 % lãi thuần. Doanh nghiệp ước tính rằng tỷ lệ nhân viên rời khỏi doanh nghiệp sẽ làm giảm tỷ lệ thanh toán này xuống còn 2,5% tổng lãi thuần.

Doanh nghiệp sẽ ghi nhận một khoản công nợ phải trả và một khoản chi p h í của 2,5% lợi nhuận thuần.

Một doanh nghiệp có thể không có nghĩa vụ pháp lý phải trả một khoản tiền thưởng (a bonus). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một doanh nghiệp thực tế vẫn trả các khoản tiền thưởng này. Trong những trường họp này, doanh nghiệp có một nghĩa vụ ngầm định (constructive obligation) vì doanh nghiệp phải trả khoản tiền thường này mà không có giải pháp thực tế nào thay thế. Việc đo lường các nghĩa vụ ngầm định phản ánh khả năng là các nhân viên có thể rời khỏi doaĩửi nghiệp mà không nhận khoản tiền thưởng này.

Một doanh nghiệp có thể ước tính một cách đáng tin cậy các nghĩa vụ pháp lý ỉioặc nghĩa vụ ngầm định theo một kế hoạch thưởng hoặc chia lợi nhuận khi và chỉ khi:

(a) Các điều khoản chính thức (the formal terms) của kế hoạch đó chứa công thức, cách xác định số tiền chi phí hay quyền ỉợi của nhân viên;

(b) Doanh nghiệp đó xác định số tiền phải trả trước khi các báo cáo tài chính được quyền phát hành; hoặc

(c) Các thực tế trong quá khứ đưa ra các chứng cứ rõ ràng (clear evidence) của số tiền nghĩa vụ ngầm định của doanh nghiệp.

Một nghĩa vụ theo các kế hoạch phân chia lợi nhuận và thưởng như là kết quả từ các dịch vụ của nhân viên và nó không từ các giao dịch của các chủ doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải ghi nhận chi p h ỉ của các kể hoạch phần chia lợi nhuận và thưởng không phải là một việc phân phối lợi nhuận thuần (a distribution of net profit) mà là một khoản chỉ phí (expense).

Nếu các khoản thanh toán tiền thưởng và chia lợi nhuận không điễn ra hoàn toàn trong 12 'tháng từ khi kết thúc kỳ trong đó nhân viên cung cấp các dịch vụ liên quan, những khoản thanh toán này là các khoản lợi ích (chi phí nhân công) dài hạn (long term employee benefits).

7.2. Quỹ khen thưởng phúc lợi theo VAS (VAS: Bonus & welfare fund)

IAS 19 quy định việc chia ỉợi nhuận của công ty sao cho nhân viên được ghi như là một khoản chi phí và nợ phải trả. Khác với IAS 19, chế độ kế toán Việt Nam quy định là việc phân phối lợi nhuận, tức ghi giảm lãi chưa phân phối và tăng quỹ khen thưởng phúc lợi.

Cuối năm, khi công ty có lãi, đại hội đồng cổ đông có thể quyết định trích một phần lợi nhuận để thưởng cho các nhân viên công ty. Ví đụ: Đại hội đồng cổ đông Vinamilk quyết định trích 10% tiền lãi của năm 2008 để trích quỹ khen thưởng phúc lợi cho ĩihân viên 123 tỷ đồng, kế toán ghi:

Một phần của tài liệu Chương 15 NỢ NGẮN HẠN VÀ CHI PHÍ NHÂN CỒNG (CURRENT LIABILITIES PAYROLL) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)