Trong quá trình sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hoá, nguyên vật liệu là cần thiết khách quan vì duy trì dự trữ hàng hoá có vai trò:
- Đảm bảo sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất. Khi cung và cầu về một loại hàng hoá dự trữ nào đó không đều đặn
giữa các thời kì thì việc duy trì thường xuyên một lượng dự trữ nhằm tích luỹ đủ cho thời kì cao điểm là một vấn đề hết sức cần thiết. Nhờ duy trì dự trữ, quá trinh sản xuất sẽ được tiến hành liên tục tránh sự thiếu hụt đứt quãng của quá trình sản xuất.
- Đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng trong bất cứ thời điểm nào.Đây cũng là cách tốt nhất duy trì và tăng số lượng khách hàng của DN. Trong nền kinh tế thị trường, việc duy trì một khách hàng là rất khó khăn, ngược lại để mất đi một khách hàng thì vô cùng dễ dàng. Vì vậy, DN cũng cần phải bỏ ra một số chi phí nhất định để thoả mãn nhu cầu của họ.
Dự trữ hàng hoá là một yêu cầu khách quan của DN bởi vì có những hàng hoá mà thời gian sản xuất và tiêu dùng là không cùng lúc, hoặc là địa điểm tiêu dùng khác nhau vì vậy cần phải có thời gian và chi phí đầu tư cho việc dự trữ và bảo quản hàng hoá.
Hàng dự trữ là hàng hoá mà DN giữ lại trong kho bao gồm cả vật tư nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
Đặc điểm của đầu tư hàng dự trữ
-Dự trữ chuyển hoá thành các dạng khác nhau trong quá trình sản xuất
-Quy mô đầu tư vào dự trữ phụ thuộc vào nhiều nhân tố như dự đoán cầu trong tương lai , phụ thuộc vào quy luật tiêu dùng nhu cầu riêng biệt của mỗi mặt hàng và quy luật tiêu dùng ở thời kì quá khứ sẽ được phản ánh tương tự ở kì dự báo.
-Phụ thuộc vào khách hàng, sản xuất sản phẩm của DN nếu DN có tham vọng chiếm lĩnh thị trường .
-Phụ thuộc vào mức độ chậm trễ của khâu phân phối lưu thông thể hiện ở một bộ phận dự trữ .