- Đối với giao dịch quyền chọn, từ năm 2003, Ngân Hàng Nhà Nước đã chính thức cho phép triển khai giao dịch quyền chọn và lấy Eximbank làm thí điểm. Sau đó, công cụ này được triển khai mở rộng tại các NHTM.
- Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các DN hoạt động tại VN, các NHTM hoạt động ở VN được NHNN cho phép và các NH ở nước ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao gồm cả NHTM cổ phần cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này.
- Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB,Techcombank, Agribank,
Citibank, Vietcombank, ICB, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố HCM. Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các DN và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ. Tới nay, đã có rất nhiều ngân hàng được phép của Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ Option. Đặc biệt, Ngân hàng nhà nước cũng đã cho phép thực hiện các Options tiền Đồng tại BIDV, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng cổ phần thương mại quốc tế. Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VND sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VND và Việt
Namcũng qua đó mà tăng lên. Nhìn chung, hoạt động này đang đem lại một cơ cấu sản phẩm hiện đại cho các ngân hàng trong điều kiện hội nhập. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng đối với các giao dịch Options đang có xu hướng tăng, do vậy ngân hàng nhà nước đã tiến hành gia hạn thí điểm hợp đồng các nghiệp vụ này.
- Quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và
Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được tung ra trong
bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ này. Tuy nhiên, cho đến nay, các giao dịch này có doanh số giao dịch hết sức nhỏ bé, cho thấy công cụ này rất khó khăn trong triển khai. Có nhiều lý do để giải thích, song chủ yếu là:
+Thứ nhất, chính sách tỷ giá và lãi suất ở nước ta hiện nay chưa thực sự linh hoạt. Mặc dù Chính phủ đưa ra cam kết thực thi chính sách tỷ giá linh hoạt, song trong thực tế thì mức độ linh hoạt của tỷ giá VND chưa cao, diễn biến một chiều, chưa đặt ra yêu cầu bức thiết cho các doanh nghiệp và tổ chức phải chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Quan sát chiều hướng biến động của tỷ giá USD/VND cho thấy rằng tỷ giá luôn diễn biến theo chiều hướng tăng một cách khá ổn định trong thời gian tương đối dài. Với diễn biến tỷ giá như vậy thì chắc chắn các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không muốn sử dụng các hợp đồng quyền chọn vì sẽ làm phát sinh thêm chi phí mua quyền chọn. Đồng thời, với diễn biến tỷ giá một chiều như vậy sẽ khuyến khích các doanh nghiệp giam giữ ngoại tệ.
+ Thứ hai, thị trường ngoại hối hiện nay hoạt động còn khá đơn điệu, chủ yếu các NHTM vẫn theo truyển thống là thực hiện các giao dịch giao ngay, còn các giao dịch phái sinh chưa được chú ý do các NHTM chưa thực sự nhận thức hết ý nghĩa của các giao dịch này, đồng thời phía đối tác là các khách hàng chưa có nhu cầu mua bán các công cụ phái sinh. Chính vì thế, thị trường các giao dịch phái sinh ở Việt Nam hầu như vẫn ở trạng thái sơ khai, doanh số giao dịch thấp, diễn biến theo hướng một chiều (chủ yếu chiều mua)
Các giao dịch trên thị trường hối đoái chỉ có thể phát triển khi tỷ giá và lãi suất biến động theo đúng tương quan cung- cầu. Điều này giúp lý giải vì sao việc triển khai các hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam rất khó khăn, không nhận được sự đón nhận của các chủ thể trên thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Một khi khách hàng luôn có tâm lý coi thị trường ngoại hối đơn giản chỉ là nơi để mua bán ngoại tệ chứ chưa phải là nơi để tìm kiếm các công
cụ phòng vệ rủi ro và kinh doanh kiếm lời thì việc triển khai các hợp đồng phái sinh chưa thể khả thi, nhất là với các hợp đồng quyền chọn, vốn chủ yếu là để cho việc phòng vệ rủi ro tỷ giá hơn là với tư cách một công cụ giúp chủ động nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tổ chức.
+Thứ ba, công tác quảng bá, tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của các công cụ phái sinh hiện còn khá nhiều khó khăn và bất cập. Các nhà xuất nhập khẩu chưa thực sự có sự nhận thức đúng về ý nghĩa của các công cụ này cho nên chưa sẵn sàng sử dụng chúng.
Thứ tư, môi trường pháp lý còn có những bất cập. Trong những năm gần đây, NHNN cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ quyền chọn như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng,… tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, cần phải tiếp tục có sự bổ sung hoàn thiện.
3.5. Chứng quyền.
- Thị trường chứng khoán sẽ có thêm sản phẩm mới là chứng quyền (Covered warrant). Sản phẩm này được Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) giới thiệu đến các thành viên thị trường ngày 13/12/2012 tại TP HCM.
- Tổng giám đốc HOSE Phan Thị Tường Tâm nói rằng “Chứng quyền đang được giao dịch phổ biến tại nhiều thị trường chứng khoán phát triển. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới có sản phẩm chính là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. So với những thị trường chứng khoán phát triển và khu vực, sản phẩm trên thị trường của Việt Nam còn rất sơ sài. Chiến lược của HOSE là chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm”.
“Đối tượng HOSE hướng đến là các công ty chứng khoán với vai trò vừa là nhà phát hành vừa là nhà tạo lập thị trường. Chúng tôi đang nghiên cứu để sớm đưa sản phẩm này vào sớm giao dịch trên thị trường”, bà Tâm nói.
3.6. Quyền mua cổ phiếu.
- Trên thực tế đối với các thị trường chứng khoán trên thế giới, việc tăng vốn thông qua phát hành quyền mua trước là tương đối phổ biến.
- Hơn 70.000 quyền mua cổ phiếu CTG được Phó tổng giám đốc Phạm Anh Tuấn đăng ký bán trong tháng 9.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa công bố quyết định bán toàn bộ
71.716 quyền mua cổ phiếu CTG của ông Phạm Anh Tuấn - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank, Mã CK: CTG). Tỷ lệ thực hiện 14%, có nghĩa số quyền mua cổ phiếu trên tương đương 10.040 cổ phiếu CTG mới.
Phương thức thực hiện giao dịch là thỏa thuận, thời gian từ 20/9 đến 25/9. Đóng cửa phiên ngày 17/9, CTG có giá 16.000 đồng một cổ phiếu.
Mới đây, Vietinbank vừa thông báo chi trả cổ tức 2012 với tỷ lệ lên tới 16%. Ngày chốt danh sách là 10/9 còn thời gian thực hiện thanh toán bắt đầu từ 24/9.
3.5 Một số công cụ phái sinh khác. 3.5.1 Thỏa thuận mua lại (Repo)
Trên thị Trường Chứng Khoán (TTCK) Việt Nam, hoạt động Repo chứng khoán bắt đầu phát triển vào năm 2006-2007. Tuy nhiên, trước bối cảnh khó khăn của TTCK Việt Nam, sự giảm điểm liên tục của VN-Index trong nửa cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009 đã khiến hoạt động Repo giảm sút và ngưng trệ. Giai đoạn hiện tại khi TTCK tự do OTC đang ở giai đoạn trầm lặng thì Repo lại nổi lên như một cơ chế linh hoạt để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. “…cuối năm 2010 giới lên như một cơ chế linh hoạt để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. “…cuối năm 2010 giới đầu tư Hà Nội rộ lên việc tìm mua cổ phiếu Công ty Cổ Phần Đầu tư phát triển đa quốc gia (IDI), sau khi có thông tin công ty này sẽ chào sàn trong quý III trên HOSE, với giá 36.000 VND/1 cổ phiếu. Trên thị trường, giá cổ phiếu này giao dịch ở mức 23.000 VND/1 cổ phiếu, được mua lại với giá 13.000 VND/1 cổ phiếu. Cổ phiếu CTCP Bất động sản Eximbank giao dịch ở mức 15.000 VND/1 cổ phiếu, được mua lại với giá 12.000 VND/1 cổ phiếu. Cổ phiếu CTCP Đầu tư PVIF giao dịch ở mức 14.300 VND/1 cổ phiếu, được repo với giá 10.000 VND/1 cổ phiếu. Hỗ trợ cho nghiệp vụ repo cổ phiếu OTC thường là các Công ty chứng khoán (CTCK) có được sự hậu thuẫn từ phía các ngân hàng lớn như CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS),
CTCK An Bình, CTCK Sacombank (SBS), CTCK Sài Gòn (SSI)… Tùy mỗi CTCK, nhưng tiêu chí hàng đầu cho việc lựa chọn cổ phiếu được Repo là doanh nghiệp phải có lợi nhuận, thanh khoản cao và có lộ trình niêm yết rõ ràng.
Nhiều CTCK ưu tiên Repo cổ phiếu ngân hàng khi giá các cổ phiếu này hiện đang ở mức thấp, khiến việc Repo an toàn.
3.5.2 Giao dịch ký quỹ (Margin)
Trong giai đoạn 2009 -2010, giao dịch ký quỹ không còn xa lạ với nhà đầu tư dù về mặt nguyên tắc Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước vẫn chưa cho phép thực hiện. Khá nhiều các công ty chứng khoán đã có nguồn thu khá lớn từ hoạt động này. “Báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2010” của khối các CTCK cho thấy sự tăng trưởng của tỷ lệ doanh thu khác/tổng doanh thu. Như tại CTCK Kim Long, tỷ lệ này là 67,16%, tại CTCK VN Direct là 57,1%, tại CTCK Tp. HCM là 56,17%, tại CTCK Agriseco là 55,86%. Doanh thu khác phần lớn có nguồn gốc từ các thu nhập ngoài phí giao dịch trong mảng môi giới, như lãi các hợp đồng ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán, Repo, ủy thác”. Thực tế trên giấy tờ, các gói sản phẩm giao dịch ký quỹ được thể hiện như một dịch vụ tư vấn đầu tư, hợp tác giữa hai bên CTCK và nhà đầu tư theo một danh mục cổ phiếu quy định, với tỷ lệ đòn bẩy phổ biến từ 50:50 đến 20:80 thậm chí còn cao hơn, tùy theo loại cổ phiếu và khả năng của CTCK. Tuy nhiên về bản chất, CTCK đang cung cấp tín dụng cho nhà đầu tư đòn bẩy tài chính và được hưởng lãi suất. Khảo sát trên các website của các CTCK hiện nay (đặc biệt là các CTCK nằm trong top 10 của hai SGDCK quí I/2011) có thể thấy khá nhiều các công ty thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ như: CTCK Bảo Việt (BVSC), CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS), CTCK (FPTS), CTCK Sài Gòn (SSI),…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh lợi nhuận ban đầu thu được từ hoạt động giao dịch dẫn đến những mâu thuẫn pháp lý với nhà đầu tư. Đồng thời, việc cho phép nhà đầu tư ký quỹ với một khối lượng tiền lớn mà không có hoạt động quản trị rủi ro đã dẫn đến sự thua lỗ nặng nề cho các bên tham gia.
Ví dụ: cổ phiếu của CTCP nhựa An Phát (AAA) niêm yết trên HNX.
“Cổ phiếu AAA đã tăng mạnh từ mức giá 47.000 VND/CP ngày 19/8/2010 lên mức cao nhất là 91.600 VND/CP (bình quân) ngày 16/09/2010 với thanh khoản tốt, trong bối cảnh TTCK chỉ dao động rất hẹp. Tuy nhiên, sau 5 ngày giao dịch, giá AAA đã giảm về mức 63.400 VND (bình quân) tính đến hết ngày
24/09/2010, với khối lượng đặt mua khiêm tốn và dư bán lên tới hàng triệu CP” . Lợi dụng việc được ưu đãi trong hoạt động ký quỹ tại một số CTCK, nhóm nhà đầu tư này đã liên kết với nhau thực hiện việc “làm giá” cổ phiếu AAA, sau đó sử dụng vốn ký quỹ từ các CTCK để mua ở giá cao. Sau cùng, sau khi các nhà đầu tư đã “cao chạy xa bay”, các CTCK đã phải lĩnh hậu quả từ việc cho thực hiện ký quỹ với một tỷ lệ lớn.
3.5.3 Bán khống (Short sales)
-Nghiệp vụ bán khống là một nhu cầu có thực đối với NĐT và nó luôn tồn tại với TTCK. Tuy nhiên, nghiệp vụ này giống như một con dao hai lưỡi, do đó cần có sự linh hoạt trong quản lý, tùy theo mức độ phát triển của thị trường, tùy theo tình hình diễn biến của thị trường để linh hoạt trong việc cấm hay không cấm hoạt động bán khống. Hoạt động bán khống của nhiều nước cho thấy các nhà làm luật hướng đến việc linh hoạt trong quản lý hoạt động bán khống theo điều kiện thị trường, chứ không phải cứng nhắc cấm triệt để hay thả lỏng hoàn toàn. -TTCK Việt Nam nên rút ra những kinh nghiệm trong giai đoạn hiện nay. Khi thị trường chứng khoán lao dốc nên cần có biện pháp cấm bán khống để làm giảm tốc độ giảm giá. Điều này liên quan đến tính thực tiễn các nhà làm luật Việt Nam. Bởi hoạt động bán khống là một nhu cầu của NĐT nên các thành viên luôn tìm mọi cách để lách luật.
-Thực tế, hoạt động bán khống vẫn đang diễn ra tại Việt Nam dù luật pháp không cho phép. Do đó, nếu như các nhà làm luật thực sự muốn cấm hoạt động bán khống phải chú ý đến tính thực thi của luật. Một trong những phương pháp để việc cấm bán khống được triển khai là phải kiểm soát hoạt động vay mượn chứng khoán.
-Tại Việt Nam trong thời gian qua thường xuyên xuất hiện thông tin các nhà quản lý, cổ đông lớn thực hiện cùng mua cùng bán một khối lượng cổ phiếu trong một thời gian. Không ai dám chắc rằng các nhà quản lý hay cổ đông lớn này đã bí mật cho mượn chứng khoán để các NĐT khác bán khống và cùng chia nhau lợi nhuận có được.
-Một thực tế cần phải biết là có ít hơn một nửa sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới cho phép hoạt động bán khống. Do đó, sự thận trọng của các nhà làm luật Việt Nam không thừa.
Theo lộ trình, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải xây dựng Nghị định về chứng khoán phái sinh trình Chính phủ vào cuối năm nay. Quá trình chuẩn bị và các văn bản thông tư hướng dẫn chi tiết để vận hành sẽ đưa ra vào đầu năm 2014. Dự kiến, năm 2015-2016 các sản phẩm có thể đưa vào triển khai thực hiện. Trong đó, một vấn đề quan trọng để triển khai thị trường
phái sinh là hoàn thiện khung pháp lý về bán khống
3.6. Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam