Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính phái sinh là gì đặc điểm của các loại chứng khoán phái sinh phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai liên hệ các loại chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 42)

3.7.1 Ngân hàng thương mại

- Hiện nay, hầu hết các NHTM đều đã triển khai dịch vụ tài chính phái sinh do nhu cầu của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và bản thân người dân khi đến ngân hàng gửi tiết kiệm, mua ngoại tệ hay vàng.

3.7.2 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

- BIDV là ngân hàng tiên phong tại thị trường Việt Nam cung cấp các sản phẩm

phái sinh với mục đích bảo hiểm giá cho các hàng hoá.

- Trong những năm gần đây, BIDV không ngừng triển khai các dịch vụ mới và đã đạt được rất nhiều thành công. Năm 2006, nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai hàng hoá đối với mặt hàng cà phê có được kết quả rất khả quan : trong

6 tháng cuối năm, doanh số hợp đồng giao dịch cà phê tương lai tại BIDV đã đạt trên 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước trong năm 2006.

- Năm 2007, theo đánh giá của các định chế tài chính của tạp chí Asiamoney thì BIDV là ngân hàng cung ứng dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam với việc cung ứng các dịch vụ đa dạng, phong phú, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Ngày 14 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, BIDV cùng ngân hàng Hồng Kụng và Thượng Hải (HSBC) đã ký hợp đồng khung ISDA (International Swaps and Deriatives Association – Hiệp hội quốc tế và các sản phẩm phái sinh và hoán đổi) để chuẩn hóa các giao dịch phái sinh giữa hai ngân hàng cũng như đưa lại những cơ hội kinh doanh cho cả hai bên.

Trên cơ sở hợp đồng ISDA, hai bên đã thực hiện 2 giao dịch phái sinh hoán đổi tiền tệ chéo USD/VND trị giá 60 triệu USD.

3.7.3 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

- Đối với các khách hàng là cá nhân: Eximbank cung cấp các dịch vụ giao dịch hối đoái và vàng giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ và quyền chọn vàng.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: có các giao dịch hối đoái giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, ngoại tệ với USD và các giao dịch phái sinh vàng.

- Các dịch vụ của Eximbank hết sức đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu của từng loại khách hàng, các giao dịch phái sinh cũng ngày càng được mở rộng.

3.7.4 Công ty chứng khoán

- Hiện nay ở Việt Nam mới có rất ít các công ty chứng khoán tiến hành cung cấp các dịch vụ phái sinh. Chỉ có một số ít công ty trong số các công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trường Việt Nam cung cấp các giao dịch kỳ hạn, tương lai, quyền chọn và repo. Sau đây ta sẽ điểm qua một vài công ty chứng khoán nổi bật:

3.7.5 Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS)

- Công ty cung cấp một số các sản phẩm phái sinh như:

• Giao dịch tương lai: khách hàng khi tham gia giao dịch này sẽ phải cam kết với VCBS bằng một hợp đồng tương lai. Đây cũng là sự ràng buộc về mặt trách nhiệm của cả 2 bên với nhau. Hợp đồng này là hợp đồng mua bán một loại chứng khoán, một nhóm chứng khoán và chỉ số chứng khoán với số lượng, mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai.

• Giao dịch quyền chọn mua/ quyền chọn bán: là giao dịch theo đó VCBS cho phép khách hàng lựa chọn quyền mua/ bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước đó. Quyền chọn mua có thể theo kiểu Mỹ hoặc kiểu châu Âu.

• Giao dịch mua bán lại chứng khoán:

Repo: VCBS bán chứng khoán và cam kết mua lại chứng khoán đó vào một ngày cụ thể với mức giá đã được xác định. Giá mua lại chứng khoán sẽ cao hơn giá bán, thể hiện phần lãi mà người mua được hưởng. Lãi suất chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại là lãi suất repo.

Reverse Repo (Repo đảo ngựơc): Tương tự với giao dịch Repo nhưng trong giao dịch này VCBS tham gia với tư cách là bên mua chứng khoán và cam kết sẽ bán lại chứng khoán đó vào một ngày cụ thể với mức giá xác định. Giá bán lại chứng khoán sẽ cao hơn giá mua, thể hiện phần lãi VCBS được hưởng.

3.7.6 Công ty chứng khoán quốc tế VISecurities.

Công cụ phái sinh chính của công ty là Repo chứng khoán:

• Repo cổ phiếu niêm yết (Tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh): Khách hàng có tài khoản giao dịch tại VIS, đang sở hữu một số loại chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch nhưng chưa muốn bán và có nhu cầu về tài chính phục vụ cho đầu tư thì khách hàng có thể tạm bán số chứng khoán này cho VIS và cam kết sẽ mua lại sau một thời hạn nhất định với mức giá bằng giá ban đầu cộng với một khoản phí giao dịch tương đương với mức lãi suất tín dụng của hệ thống NHTM cổ phần.

• Repo cổ phiếu chưa niêm yết (cổ phiếu OTC ): Khách hàng sở hữu một

số loại chứng khoán OTC, chưa muốn bán và có nhu cầu về tài chính phục vụ cho đầu tư, khách hàng có thể tạm bán số chứng khoán này cho VIS và cam kết mua lại sau một thời hạn nhất định với mức giá bằng giá ban đầu cộng với một khoản phí giao dịch tương đương với mức lãi suất tín dụng của hệ thống NHTM cổ phần.

3.8. Rào cản của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh

Sau những phấn khích ban đầu khi trở thành thành viên WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự gặp phải những thách thức ngày càng gia tăng của các rủi ro kinh doanh. Khi tiến hành khảo sát gần 250 doanh nghiệp và các định chế tài chính xem họ nhận thức vấn đề này thế nào, và họ đã làm gì?

- Kết quả khảo sát cho thấy lãi suất và tỷ giá là hai loại rủi ro mà doanh nghiệp lo ngại nhất. Đáng ngạc nhiên là họ hầu như chưa thực sự làm gì để đối phó với các rủi ro này. Một số rất ít doanh nghiệp có dử dụngsản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng cũng chỉ biết sử dụng đến hợp đồng kỳ hạn. Đây cũng là sản phẩm mà doanh nghiệp am hiểu sâu sắc nhất. Các hợp đồng

phái sinh phức tạp hơn, chẳng hạn như quyền chọn (option) tiền tệ hầu như ít có doanh nghiệp nào sử dụng.

- Điều đáng ngạc nhiên là mức độ am hiểu về các sản phẩm phái sinh chính là rào cản lớn nhất cho việc sử dụng các sản phẩm này. Kế tiếp là khung pháp lý. Khung pháp lý bao gồm những yếu tố:

(1) Nhà nước chưa có biện pháp khuyến khích doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh

(2) Chưa có quy định về hạch toán kế toán đối với các giao dịch và phí phải trả cho việc sử dụng sản phẩm phái sinh

(3) Tâm lý lời thì không ai khen nhưng lỗ thì Hội đồng quản trị hoặc chủ doanh nghiệp kỷ luật.

-Ngoài ra, cũng còn một số lý do khác đáng quan tâm, có thể liệt kê ra sau đây: + Thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh. Đây là thực trạng ở Việt Nam. Các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện nay còn quá ít, hơn nữa số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch không bao nhiêu. Chính vì vậy, số

chuyên gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng sản phẩm phái sinh ở Việt Nam là rất hạn chế.

+ Phí thực hiện sản phẩm phái sinh cao. Chính rào cản này đã hạn chế doanh nghiệp đến với sản phẩm phái sinh. Tuy các hợp đồng kỳ hạn và giao sau không phải trả phí trực tiếp, nhưng quyền chọn hiện tại có phí “ khá cao” (theo đánh giá của nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh).

+ Còn nhập nhằng giữa phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Doanh nghiệp không nghĩ rằng sử dụng sản phẩm phái sinh là trả một khoản tiền để mua một giấc ngủ ngon cho mình, đồng thời chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và kiểm soát được chi phí của mình trong tương lai. Thay vào đó, họ chỉ mong muốn kiếm đuợc lợi nhuận và không muốn lỗ.

+ Khi mục tiêu chỉ nhằm vào đánh cuộc với biến động giá, thì khi biến động giá này không đúng như kỳ vọng, các doanh nghiệp lập tức không sử dụng tiếp các sản phẩm phái sinh nữa (như trường hợp của hợp đồng giao sau cà phê và

quyền chọn vàng, ngoại tệ). Có trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng mua kỳ hạn xong, thấy biến động bất lợi thì đòi hủy hợp đồng. Như vậy doanh nghiệp hiện mới chỉ nhìn vào lợi nhuận của sản phẩm phái sinh, chứ không thấy được lợi ích phòng ngừa rủi ro mang lại.

+ Thiếu nhân sự có năng lực về sản phẩm phái sinh. Đây là một trở ngại khá lớn làm cho các doanh nghiệp tuy thấy những rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của mình, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhập khẩu còn thấy rõ rằng nguy cơ phá sản do tỷ giá tăng nhưng họ không biết tìm đâu ra nhân sự ở cơ quan mình để thực hiện các chương trình quản trị rủi ro bài bản.

+ Thông tin về sản phẩm phái sinh khó tiếp cận. Điều này liên quan đến mức độ “khó hiểu” và không đầy đủ của các hướng dẫn về sản phẩm phái sinh của tổ chức cung cấp sản phẩm phái sinh và của các tài liệu đào tạo. Sở dĩ như vậy là vì sản phẩm phái sinh là một chủ đề khó, đòi hỏi trình độ chuyên môn đáng kể. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn thiếu chuyên gia am hiểu sâu về sản phẩm phái sinh có thể giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu vấn đề này cho doanh nghiệp.

+ Tâm ý ỷ lại. Chính sách bảo hộ ngầm của Nhà nước như việc để cho tỷ giá đô la Mỹ/ đồng Việt Nam và lãi suất cơ bản của tiền đồng Việt Nam liên tục ổn định trong nhiều năm đã khiến cho các doanh nghiệp hoàn toàn không chú ý đến phòng ngừa rủi ro giá và lãi suất.

KẾT LUẬN

Theo cam kết đa phương khi gia nhập WTO, đến 31/12/2018 nền kinh tế Việt Nam phải hoàn toàn hoạt động trên cơ chế thị trường. Xu thế tất yếu là Việt Nam đang dần mở cửa thị trường, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, lãi suất được tự do hóa, các luồng vốn được tự do chảy vào và chảy ra khỏi Viêt Nam… Khi đó các biến số của thị trường như lãi suất, tỷ giá sẽ liên tục biến động gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy cần phải phát triển các sản phẩm phái sinh như là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi roc ho các doanh nghiệp và cho chính ngân hàng.

Trên đây là một đôi nét về các công cụ tài chính phái sinh và thực tiễn phát triển tại Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro rất lớn, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh các thị trường tài chính luôn dao động mạnh. Sẽ đến lúc nhu cầu tự thân của doanh nghiệp là phải dùng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro và bảo hiểm hoạt động sản xuất-kinh doanh. Để làm được điều đó đòi hỏi sự phối hợp của Chính phủ, các Ngân hàng và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các công cụ này tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính phái sinh là gì đặc điểm của các loại chứng khoán phái sinh phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai liên hệ các loại chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w