III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
a) Nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật xuất bản và thực thi quản lý thị trường
quản lý thị trường
- Bước sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước có chính sách mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần tham gia kinh doanh xuất bản phẩm. Trong đó, tham gia đông đảo và nhiệt tình nhất là lực lượng tư nhân. Với một lượng vốn đáng kể, cơ cấu bộ máy hoạt động không cồng kềnh phức tạp như Nhà nước, lực lượng tư nhân có cơ hội len lỏi trên thị trường xuất bản phẩm và thực hiện tốt mục tiêu kinh tế. Họ không bị gò bó bởi các trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và nền tảng để phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, có một số tư nhân đã rất nhanh nhạy, chuyển hướng hoạt động thực hiện cả mục tiêu kinh tế đi đôi với mục tiêu xã hội nhằm gây dựng uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Mặt trái của cơ chế mở cửa đã xuất hiện tình trạng nhiều lực lượng tư nhân tham gia in nối bản, nhân bản nhằm hạ giá xuất bản phẩm, tạo ra sù cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Đây là một thực tế cần được Nhà nước xem xét và có những biện pháp nghiêm khắc. Các cơ quan như Cục xuất bản, Thanh tra Bộ Văn hoá- Thông tin, Bộ công an… nên phối hợp hoạt động để tiến hành quản lý một cách đồng bộ và chặt chẽ thị trường sách. Nhà nước nên kiểm tra và xem xét kỹ trước khi cấp giấy hoạt động cho bất kỳ một cá nhân tham gia kinh doanh, theo sát hoạt động của lực lượng tư nhân như lượng mua vào, lượng bán ra, có liên doanh liên kết không, quan hệ với các đối tác trên thị trường... Nhà nước nên có mức thưởng phạt thích đáng đối với từng trường hợp vi phạm. Đối với trường hợp vi phạm nhẹ, Nhà nước có thể áp dụng phạt hành chính quy bằng tiền mặt hoặc có thể đình chỉ đến cấm hoạt động nếu cố tình vi phạm.
- Luật xuất bản là giấy thông hành của các doanh nghiệp trong ngành phát hành sách trên thị trường xuất bản phẩm. Đã đến lúc Luật xuất bản phải sửa đổi cho phù hợp với giai đoạn phát triển của ngành phát hành sách hiện nay. Tuy nhiên không thể tránh được những thiếu sót do thực tiễn kinh doanh rất sôi động và phức tạp. Hiện nay, vấn đề chiết khấu thương mại đang gây nhiều tranh cãi cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất bản phẩm. Trường hợp chênh lệch quá lớn về chiết khấu cho khách hàng giữa tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước là một sự bất hợp lý. Vì vậy, Nhà nước cần có điều khoản quy định rõ mức chiết khấu đối với từng mặt hàng xuất bản phẩm để tạo ra sự cân bằng về giá trên thị trường hiện nay. Đối với danh mục các mặt hàng xuất bản phẩm được phép hoặc cấm xuất nhập khẩu, Nhà nước nên cụ thể hoá và chi tiết hơn để tránh tình trạng tranh cãi trong quá trình buôn bán ngoại thương ảnh hưởng đến uy tín của cả quốc gia.
- Thị trường xuất bản phẩm vẫn còn tồn tại tình trạng trôi nổi những xuất bản phẩm trái định hướng của Đảng và Nhà nước ta như sách cấm, sách ngoài luồng, sách in lậu… Tại một số di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội lớn, sách tử vi, tướng số có nội dung mê tín dị đoan vẫn được phép bày bán, sách kém chất lượng vẫn được đưa vào thư viện, trường học… Để giải quyết tận gốc tình trạng này, Nhà nước nên kiểm tra chặt chẽ ngay từ khâu hình thành xuất bản phẩm hay nói cách khác, Nhà nước nên kiểm tra khâu xuất bản để tránh trường hợp phát hành xuất bản phẩm sai định hướng. Như vậy, Cục xuất bản và Ban lãnh đạo các Nhà xuất bản cần có đội ngò nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, có hiểu biết sâu rộng về pháp luật và giàu kinh nghiệm thực tế để duyệt kế hoạch đề tài và kiểm định nội dung xuất bản phẩm trước khi xuất bản. Trong trường hợp xuất bản phẩm đã phát hành mà nhận được sự phản ánh của công chúng về nội dung xuất bản phẩm thì Nhà nước nên có hình thức cảnh cáo, kỷ luật phù hợp với vi phạm của cá nhân và tập thể.