3.1. Chọn giống lợn rừng
Chọn lọc lợn đực giống:
- Lợn đực được chọn lọc và mua về lúc 6 tháng tuổi và sử dụng khi chúng đạt 7 - 8 tháng tuổi. Không sử dụng đực non vì còn nhỏ.
- Kiểm tra và đánh giá năng suất của lợn đực giống thông qua ngoại hình và thể chất bản thân cá thể. Tất cả lợn đực đều mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài:
- Đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ.
- 4 chân cao, thẳng và vững chắc. Lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng.
- Tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt. - Tính hăng rất cao.
- Số con đẻ ra/nuôi sống cao - Mang tính “hoang dã”, dữ tợn.
Hình 1.1.20. Lợn Rừng Đực
Chọn lọc lợn nái:
Lợn nái hậu bị được mua về lúc 4-6 tháng tuổi. Từ đàn nái hậu bị này sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá để làm lợn nái sinh sản.
Khuyết tật: khi chọn lọc nái sinh sản phải không có khuyết tật, nếu có sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nuôi con. Cần quan tâm tới 3 bộ phận: cơ quan sinh dục, vú và khung xương. Nái chọn lọc cần đạt được những yêu cầu tối thiểu như trên.
Phát triển cơ quan sinh dục: toàn đàn hậu bị có cơ quan sinh dục phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động.
Phát triển vú: phải đảm bảo cần có số vú đủ để nuôi đàn con đông. Lợn rừng có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không chọn hoặc phải kiểm tra đánh giá lại.
Phát triển xương: Toàn đàn có khung xương và 4 chân chắc, khoẻ, nhanh nhẹn và linh hoạt. Yêu cầu với những lợn hậu bị có chân yếu sẽ không chọn vì sẽ ảnh hưởng tới phối giống, đẻ và nuôi con.
Không ăn con
Hình 1.1.21. Lợn Rừng Nái
Chọn lợn nuôi thương phẩm:
Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc khỏe, các bộ phận phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà...), qua bản thân: ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất và qua đời sau
Hình 1.1.22. Lợn Rừng thương phẩm
3.2. Chọn giống lợn nuôi thả
+ Mua lợn giống từ những hộ chăn nuôi hoặc từ điểm cung cấp con giống tin cậy, rõ nguồn gốc.
+ Lợn đã được tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh (dịch tả, tụ dấu, phó thương hàn, lở mồm long móng).
+ Thời điểm chọn là từ 2 tháng tuổi có khối lượng 5 - 6 kg trở lên; lợn có khối lượng đồng đều và phàm ăn.
+ Tiêu chuẩn chọn lợn giống Ngoại hình:
- Mình dài, cân đối - Lưng thẳng
- Bụng thon gọn - Mông vai nở
- Chân thẳng và chắc chắn - Gốc đuôi to, đuôi thon đều - Không có dị tật
Thể chất: - Khỏe mạnh
- Mắt sang và tinh nhanh - Đi lại hoạt bát và nhanh nhẹn - Phàm ăn
+ Chú ý khi chọn lợn giống.
Không nên chọn những lợn có ngoại hình và thể chất như: - Mình ngắn, không cân đối
- Lưng võng - Bụng xệ - Mông, vai lép - Chân yếu, có tật - Gốc đuôi nhỏ - Có dị tật - Gầy yếu - Mắt lờ đờ, có dử
- Chậm chạp - Kém ăn, ăn mò
3.3. Lai tạo giống.
Các phương pháp lai giống (nhân giống lai)
Lai kinh tế
+ Khái niệm: Là phương pháp cho giao phối giữa những con đực và cái khác giống, khác dòng, con lai được dùng vào mục đích thương phẩm (để thu thịt, trứng, sữa…) mà không vào mục đích giống.
VD: Cho lợn rừng x lợn sóc, con lai F1 được nuôi lấy thịt,… + Các phương pháp lai kinh tế:
- Lai kinh tế đơn giản (lai giữa 2 giống, hoặc 2 dòng) Sơ đồ lai như sau:
Lai kinh tế đơn giản giữa hai giống, dòng khác nhau, do đó ưu thế lai cá thể là 100%.
Lai kinh tế đơn giản hiện nay đang được áp dụng ở hầu hết các loại vật nuôi của nước ta. Người ta thường dùng đực lợn rừng lai với các giống lợn địa phương tạo ra các lợn rừng lai hoặc lai tạo giữa các giống lợn nội với nhau… nhìn chung các con lai đều có năng suất cao, chống bệnh tốt và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho sản xuất chăn nuôi.
- Lai kinh tế phức tạp (giữa 3, 4 giống, hoặc 3, 4 dòng) Sơ đồ lai ba giống như sau:
Cái Giống, dòng A
Đực Giống, dòng B
Con lai F1 (AB)
Cái Giống, dòng A
Đực Giống, dòng B