2.1. Thực tiễn áp dụng quyết định hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Hà Nội bàn thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang có những đổi mới mạnh mẽ về tư duy chính trị pháp lý theo hướng xây dựng hệ thống chính trị ngày càng cởi mở, quan niệm về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng đang dần được đổi mới theo hướng gần hơn với quan niệm về quyền tư pháp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Theo xu hướng này phạm vi, chức năng của quyền tư pháp ở nước ta đang ngày càng mở rộng.
Theo đó, quyền tư pháp không chỉ là quyền xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của công dân, tổ chức mà còn trở thành một công cụ kiểm soát việc thực hiện các hành vi thực thi quyền lực nhà nước. Nhận thức trên đã được thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013, trong đó xác định Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh, bổ sung kịp thời với nhận thức tiến bộ đó.
Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao lưu quốc tế. Là thủ đô nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc, với nhiều đầu mối giao thông, đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy tỏa đi khắp mọi miền Tổ quốc và thế giới. Vì vậy, ngoài số lượng dân số, lưu lượng người tạm trú tại Thủ đô hàng ngày rất nhiều. Do vậy, song song với những mặt thuận lợi thì đây cũng là nguyên nhân để phát
37
sinh các loại tội phạm và các đối tượng phạm tội không chỉ là người Việt Nam mà có cả người nước ngoài với các thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt, tội phạm công nghệ cao…
Thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua cho thấy hình phạt tù giam được áp dụng nhiều chiếm tỉ lệ gần 80 %. Loại hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ và hình phạt tiền (là hình phạt chính) được áp dụng rất ít hoặc hầu như không được áp dụng. Đặc biệt là hình phạt tiền được áp dụng chủ yếu là hình phạt bổ sung kèm với hình phạt tù có thời hạn hoặc hình phạt chính khác cũng rất ít. Một số loại tội BLHS có qui định hình phạt tử hình nhưng trên thực tế hầu như Tòa án không áp dụng hình phạt này như: tội
“Hiếp dâm” (Điều 111); tội “Hiếp dâm trẻ em” (Điều 112); tội “Buôn lậu”
(Điều 153); tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh” (Điều 157); tội “Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” (Điều 231).
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2009 đến 2013, trong phạm vi cả nước, Tòa án sơ thẩm các cấp đã đưa ra xét xử 302297 vụ/526620 bị cáo, trong đó hình phạt tù có thời hạn được sử dụng phổ biến. Có tất cả 373370 bị cáo bị cáp dụng hình phạt tù có thời hạn, chiếm tỷ lệ 79,9%. Trong các hình phạt tù có thời hạn, hình phạt tù từ 3 năm trở xuống có tất cả 256661 bị cáo, chiếm tỷ lệ 68,7%; hình phạt tù từ 3 năm đến dưới 7 năm, có 7670 bị cáo, chiếm tỷ lệ 20,3%; hình phạt tù từ 7 năm đến dưới 15 năm, có 34157 bị cáo, chiếm tỷ lệ 9,1%; hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, có 6882 bị cáo, chiếm tỷ lệ 1,8%; các hình phạt khác, có 34379 bị cáo, chiếm tỷ lệ 9,2%. Từ số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ số bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, bị áp dụng hình phạt dưới 3 năm, chiếm tỷ lệ đa số, sau đó đến tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
38
cáo, cao nhất vào năm 2013 là 57352 bị cáo. Từ năm 2009 đến 2013, tăng 8159 bị cáo; Số bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nhất vào năm 2010 với 13006 bị cáo, cao nhất vào năm 2012 với 17031 bị cáo, tăng 2701 bị cáo; Số bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, ít nhất vào năm 2010 là 6034 bị cáo, cao nhất vào năm 2013 với 8257 bị cáo, tăng 2104 bị cáo; Số bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, ít nhất vào năm 2009, là 1152 bị cáo, cao nhất vào năm 2013 là 1678 bị cáo, tăng 526 bị cáo.
Từ việc phân tích số liệu cho thấy, số lượng bị cáo bị kết án phạt tù có thời hạn ngày một gia tăng. Từ năm 2009 đến 2013, số bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng tăng 2701 bị cáo, số bị cáo phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng cũng tăng lên trên 2000 bị cáo, số bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng tăng hơn 500 bị cáo. Từ việc thống kê, phân tích các hình phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội, có thể thấy, diễn biến tình hình tội phạm ở nước ta trong thời gian vừa qua có xu hướng tăng, tính chất của tội phạm ngày càng nghiêm trọng, thể hiện ở việc, các hình phạt tù có thời hạn cao được áp dụng ngày một nhiều. Riêng đối với số bị cáo bị kết án tù chung thân và tử hình, số lượng tăng dần từ năm 2009 đến năm 2013. Cụ thể, năm 2009 là 440 bị cáo, năm 2010 là 516 bị cáo, năm 2011 là 582 bị cáo, năm 2012 là 530 bị cáo, năm 2013 là 582 bị cáo. Tổng cộng trong 05 năm (từ 2009-2013), tổng số bị cáo bị kết án tù chung thân và tử hình là 2650 bị cáo. Tuy nhiên, so với số bị cáo bị kết án phạt tù có thời hạn (từ 20 năm trở xuống) thì số lượng các bị cáo bị kết án tù chung thân và tử hình chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ [Bảng 2.1].
Cũng theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, cho thấy, từ năm 2009 đến 2013, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm 35089 vụ/61248 bị cáo, trong đó có 34514 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chiếm tỷ lệ 56,4%. Trong các hình phạt tù có thời hạn, hình phạt tù từ 3 năm
39
trở xuống có tất cả 18663 bị cáo bị cáo, chiếm tỷ lệ 54,1%; hình phạt tù từ 3 năm đến dưới 7 năm, có 9008 bị cáo, chiếm tỷ lệ 26,1%; hình phạt tù từ 7 năm đến dưới 15 năm, có 4415 bị cáo, chiếm tỷ lệ 12,8%; hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, có 2428 bị cáo, chiếm tỷ lệ 7,0%; các hình phạt khác, có 5089 bị cáo, chiếm tỷ lệ 14,7%. Từ số liệu thống kê cho thấy, số bị cáo bị áp dụng hình phạt dưới 3 năm, chiếm tỷ lệ trên 50%, sau đó đến số bị cáo bị áp dụng hình phạt từ 3-7 năm, số bị cáo bị áp dụng hình phạt từ 7 năm đến dưới 15 năm, thấp nhất là số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm. Đây cũng là xu hướng chung của tình hình tội phạm trong cả nước [Bảng 2.2]. Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm, thấp nhất vào năm 2009 với 3621 bị cáo, cao nhất vào năm 2012 với 4204 bị cáo, tăng 593 bị cáo; số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm, thấp nhất vào năm 2009 là 1050 bị cáo, cao nhất vào năm 2012 với 2323 bị cáo, tăng 1273 bị cáo; số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù từ 7 năm đến dưới 15 năm, thấp nhất vào năm 2010 với 617 bị cáo, cao nhất vào năm 2013 với 1123 bị cáo, tăng 506 bị cáo; số bị cáp bị áp dụng hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, thấp nhất vào năm 2010 là 312 bị cáo, cao nhất vào năm 2009 là 667 bị cáo. Số các bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ dưới 15 năm, có xu hướng tăng, chỉ có số bị cáo phạm tội bị áp dụng hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, có xu hướng giảm, từ 667 bị cáo năm 2009, đến 2010 chỉ còn 312 bị cáo, tuy nhiên đến năm 2011, 2012, 2013 lại tăng nhưng vẫn ít hơn năm 2009. Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm, tăng nhiều nhất với 1273 bị cáo [Bảng 2.3].
Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội so với cả nước, có 34524 bị cáo/373370 bị cáo, chiếm tỷ lệ 9,2%. Số lượng bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, của cả nước có 6882, trong đó của Hà Nội có 2428 bị cáo, chiếm 35,3%; số bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tù từ 7 năm đến dưới 15 năm, có 4415 bị cáo/ 34157 bị
40
cáo, chiếm tỷ lệ 12,9%; số bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm, có 9008 bị cáo/75670 bị cáo, chiếm tỷ lệ 11,9%; số bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tù dưới 3 năm, có 18663 bị cáo/256661 bị cáo, chiếm tỷ lệ 7,3%. Có thể thấy, số lượng bị cáo bị áp dụng mức hình phạt từ 15-20 năm của Hà Nội so với của cả nước, chiếm tỷ lệ cao, hơn 35%. Điều này cho thấy, Hà Nội là một trong hai thành phố lớn của cả nước, lại là Thủ đô, dân số tập trung sinh sống đông, tỷ lệ thuận với đó là tình hình xã hội phức tạp, số lượng tội phạm nhiều, đặc biệt là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là điều đáng lo ngại, khi dân số tập trung về Hà Nội ngày càng gia tăng, kéo theo các loại tệ nạn và sự gia tăng của tội phạm.
Xét riêng việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với tội Trộm cắp tài sản tại TAND một số quận, huyện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Do thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, chỉ xét xử các loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, với khung hình phạt từ 15 năm trở xuống nên mức hình phạt tù có thời hạn được áp dụng chỉ có 3 mức: dưới 3 năm, từ 3-7 năm và từ 7-15 năm. Theo thống kê của TAND thành phố Hà Nội, trong hai năm 2012 và 2013, trong 5 quận, huyện được lấy ví dụ, thì mức hình phạt tù cao nhất được áp dụng đối với người phạm tội là 7 năm, chiếm đa số là mức hình phạt dưới 3 năm tù. Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, có số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm tù nhiều nhất 90 bị cáo năm 2012 và 80 bị cáo vào năm 2013; Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm cũ, quận Hoàn Kiếm là những đơn vị có số lượng các bị cáo bị áp dụng mức hình phạt tù dưới 3 năm nhiều thứ 2, thứ 3; Với đặc thù là huyện xa trung tâm thủ đô, huyện Thạch Thất là huyện ngoại thành của Hà Nội nên tình hình tội phạm xảy ra ít, đối với tội trộm cắp, năm 2012, TAND huyện Thạch Thất chỉ có 06 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm, 03 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù từ 3-7 năm; năm 2013, có 07 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm, không có bị cáo nào bị áp dụng hình phạt tù từ 3-7 năm [Bảng 2.4].
41
Thực tiễn cho thấy công tác xét xử các vụ án hình sự trong các năm trở lại đây đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều vụ án được dư luận và báo chí quan tâm đã được đưa ra xét xử công khai, chất lượng xét xử ngày càng được cải thiện. Các phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ các chứng cứ đã được thu thập trong quá trình điều tra vụ án, được thẩm định tại phiên tòa nên việc xét xử đã đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Các hình phạt nghiêm khắc được áp dụng đối với các đối tượng phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tòa án các cấp đã cân nhắc thận trọng khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và các quy định của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt. Hình phạt mà Tòa án đã tuyên phạt đối với các bị cáo thể hiện được chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước là nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố, lưu manh côn đồ… Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại nên đã đề cao tính giáo dục và phòng ngừa chung đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay. Các phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét một cách toàn diện, khách quan các chứng cứ nên đảm bảo đúng người, đúng tội. Chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án hình sự nói chung tiếp tục được nâng lên.
Theo báo cáo kết quả công tác tính riêng năm 2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đối với các vụ án hình sự, toàn ngành thụ lý (sơ thẩm và phúc thẩm) 9.538 vụ - 17.884 bị cáo, đã giải quyết 9482 vụ - 17.707 bị cáo, đạt tỉ lệ 99,4 %. Số các bản án bị huỷ do nguyên nhân chủ quan 185 vụ, huỷ do nguyên nhân khách quan 18 vụ; sửa do nguyên nhân chủ quan 18 vụ, sửa do nguyên nhân khách quan là 301 vụ.
42
So với năm 2011, số vụ án hình sự thụ lý tăng 1.029 vụ và số bị cáo tăng 2.391 bị cáo. Trong đó, một số loại tội phạm vẫn gia tăng cả số vụ và số bị cáo như: tội phạm về ma tuý thụ lý 3.276 vụ - 3.814 bị cáo (tăng 626 vụ - 766 bị cáo); Tội đánh bạc thụ lý 865 vụ - 4.864 bị cáo (tăng 154 vụ - 528 bị cáo); Tội cướp giật tài sản thụ lý 164 vụ - 261 bị cáo (tăng 55 vụ - 92 bị cáo); Tội phạm về mại dâm thụ lý 205 vụ - 268 bị cáo (39 vụ - 36 bị cáo); Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thụ lý 183 vụ - 207 bị cáo (tăng 39 vụ - 36 bị cáo).
Trong tình hình chung là số lượng án hình sự tăng cao, nhưng với quyết tâm của các ngành, các cơ quan trong đó có Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án đã phối hợp điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, nên một số loại tội phạm nổi lên của những năm trước, năm nay đã giảm như: Tội giết người thụ lý 103 vụ - 219 bị cáo (giảm 35 vụ - 168 bị cáo); Tội cố ý gây thương tích thụ lý 307 vụ - 577 bị cáo (giảm 152 vụ - 113 bị cáo); Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thụ lý 236 vụ - 247 bị cáo (giảm 113 vụ - 112 bị cáo).
Cùng với việc xét xử nghiêm minh các loại tội phạm, công tác xét xử lưu động án hình sự và xét xử án điểm được xác định là những nhiệm vụ trọng tâm của Tòa án trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân.
Trong năm 2012, toàn ngành TAND thành phố Hà Nội đã tổ chức xét xử lưu động 2.007 vụ - 2.327 bị cáo, nhiều hơn 526 vụ - 599 bị cáo so với năm 2011. Trong đó, xét xử lưu động án ma túy 1.834 vụ-2.078 bị cáo; xử lưu động án mại dâm 85 vụ-102 bị cáo, xử lưu động các loại án khác 88 vụ-147 bị cáo. Tòa án đã phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để xác định và xét xử điểm 558 vụ-742 bị cáo, việc xác định án điểm nhằm giải quyết vụ án