Đã CỔ gia đình 58% Chưa lập gia đình 42% Hình 3.2. Tình trạng hôn nhân Nhận xét:
SỐ phụ nữ chưa có gia đình chiếm tỉ lệ khá cao là 42,0% tổng số khách hàng trong khi tỉ lệ này ở một nghiên cứu về phá tìiai ngoại khoa chỉ là 17,24% [15]. Điều này có thể là do các khách hàng cho rằng phưofng pháp mới nhẹ nhàng, kín đáo và không phải dùng thủ thuật, ít ảnh hưởng tới khả năng sinh con sau này. 3.1.5. Tiền sử sản khoa
SỐKH
Chua nạo Nạo chai Nạo thai Nạo thai Nạo thai Nạo thai
thai ỉ lần 2 lần 3 lẩn 4 lẩn 5 iần
SỐKH 60 50 40 30 20 10 0 Oiưa có con Hình 3.4. SỐ con đã có Nhận xét:
Đại đa số khách hàng đến vối dịch vụ phá thai bằng thuốc chưa có con (63,0%) và/hoặc chưa từng nạo hút thai (63,0%). Điều này có thể giải thích bởi những lý do sẽ được đề cập ở phần dưới như: đảm bảo tính riêng tư, kửi đáo, mang tmh tự nhiên hơn, gần với sảy thai, ít bị mặc cảm tội lỗi và so với phá thai ngoại khoa thì cũng ít bị đụng chạm hơn.
3.1.6. Tuổi thai
Tuổi thai được phân nhóm và tìiống kê như dưới bảng 3.7
Bảng 3.3. Tuổi thai S l i Tuổi thai Số khách hàng Tỉ lệ % Ngày Tuần 1 <35 <5 1 1.0 2 3 6 -4 2 6 40 40,0 3 4 3 -4 9 7 59 59,0 Tổng 100 100,0
Nhận xét:
Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng và xác định bằng khám lâm sàng, tứih ngày kinh hoặc siêu âm nếu chu kì kinh không đều. Đa số khách hàng có thai ở tuần thứ 6 (40,0%) hoặc thứ 7 (59,0%) chỉ có một trường hợp duy nhất có thai 5 tuần. Theo một nghiên cứu khác, đa số phụ nữ tìm đến phá thai sớm, với khoảng 60,0-70,0% các ca phá thai được thực hiện trong 6 tuần đầu[9]. Điều này cho thấy phá thai bằng thuốc dành cho tuổi thai dưói 7 tuần nếu được áp dụng rộng rãi sẽ mở ra thêm một lựa chọn mới cho rất nhiều phụ nữ, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ Việt Nam.
3.1.7. Lý do chọn phác đồ phá thai nội khoa
85 SỐKH Tự nhiên Muốn tránh nguy cơ thủ thuật 59 ^ ::r ■ - Kín đáo Lý dokhác
Hình 3.5. Lý do chọn phá thai nội khoa Nhận xét:
Kết quả phỏng vấn được ừình bày ở biểu đồ 3.5. Các khách hàng có thể có hơn một lựa chọn về lý do chọn phá tìiai nội khoa. Đa số khách hàng cho biết họ lựa chọn phá thai bằng thuốc vì muốn tránh nguy cơ của thủ thuật phá thai ngoại khoa (85,0 %), các nguyên nhân tiếp theo là tự nhiên hofn (65,0 %), kín đáo hơn (59,0 %) và lý do khác (9,0 %) như: đỡ căng thẳng, ít đau, tránh gây tê, sợ tiếp xúc dụng cụ hút thai...
3.1.8. Địa điểm khách hàng lựa chọn uống Misoprostol Bảng 3.4. Địa điểm uống Misoprostol
STT Địa điểm uống Misoprostol Sô khách hàng Tỉ lệ %
1 Phòng khám 0 0,0
2 Nhà 100 100,0
Tổng 100 100,0
Nhận xét:
Tuy rằng phác đồ chuẩn của Bộ Y tế qui định khách hàng phải uống thuốc tại cơ sở y tế dưói sự giám sát của cán bộ y tế nhưng khi được lựa chọn, tất cả các khách hàng đều chọn uống Misoprostol tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu uống thuốc tại nhà, ngoài đảm bảo tứứi riêng tư, khách hàng sẽ chỉ phải quay lại phòng khám trong lần khám lại. Điều này sẽ giúp các khách hàng tiết kiệm thòi gian vì phòng khám luôn đông bệnh nhân. Hơn nữa, bác sĩ, ngoài giám sát phá thai bằng thuốc, còn phải thực hiện phá thai ngoại khoa và khám cho các bệnh nhân khác. Ngoài ra, các khách hàng đa số là cán bộ nên uống thuốc tại cơ quan giúp họ không bị gián đoạn công việc và cảm thấy thuận tiện hơn.
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA PHÁ THAI BẰNG THUỐC3.2.1. Tác dụng không mong muốn của Mifepriston 3.2.1. Tác dụng không mong muốn của Mifepriston
Bảng 3.5. Tác dụng không mong muốn của Miíepriston STT Tác dụng không mong muốn Số khách hàng
(n= 100) Tỉ lệ % 1 Buồn nôn 2 2,0 2 Nôn 0 0,0 3 Đau bụng 1 1,0 4 Không gặp TD KMM 97 97,0 5 TDKMMkhác 0 0,0
Nhận xét:
97,0% khách hàng cho rằng không nhận thấy tác dụng không mong muốn của Miíepriston. Chỉ có 3 người nói rằng họ có gặp tác dụng không mong muốn là buồn nôn và đau bụng. Tuy nhiên các triệu chứng chỉ là thoáng qua, không ảnh hưỏmg nhiều đến sinh hoạt bình thường.
3.2.2. Tác dụng không mong muốn xuất hiện sau khi uống Misoprostol
Nôn Đau Rét run Ra máu Mệt
bụng
Hình 3.6. Tác dụng không mong muốn xuất hiện sau khi uống Misoprostol Nhận xét:
Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất sau khi uống Misoprostol là ra máu âm đạo (100,0% khách hàng gặp phải) và đau bụng (91,0% khách hàng gặp phải). Ngoài ra, một số tác dụng không mong muốn khác cũng được báo cáo lại: buồn nôn (48,0%), nôn (16,0%), rét run (21,0%), mệt (3,0%) và tiêu chảy (1,0%). Hiện tượng đau bụng và ra máu âm đạo là khó tránh khỏi vì sau khi uống Misoprostol, tử cung sẽ co bóp và tống xuất tổ chức thai ra. Tuy nhiên, đau bụng chỉ xuất hiện chủ yếu trong 1 hoặc 2 ngày đầu tiên sau khi uống Misoprostol.
Hơn nữa, tất cả các khách hàng đã được thông báo trước về điều này nên đều chấp nhận các hiện tượng trên một cách dễ dàng và chủ động, chỉ có 2 khách hàng đến khám bất thường do lo lắng.
So vổỉ Mifepriston, khi sử dụng Misoprostol khách hàng thông báo có nhiều tác dụng không mong muốn hơn, đặc biệt là đau bụng và ra máu, ngoài ra còn một tỉ lệ không nhỏ khách hàng phản ánh là họ bị buồn nôn, nôn, rét run.
3.2.3. Thời gian ra máu âm đạo sau khi dùng Misoprostol
Bảng 3.6. Thòi gian ra máu âm đạo sau khi dùng Misoprostol
STT Thòi gian ra máu Số khách hàng Tỉ lệ %
1 < 7 ngày 28 28,0
2 8 - 1 4 ngày 69 69,0
3 > 14 ngày 3 3,0
Tổng 100 100,0
Nhận xét:
Thòi gian ra máu âm đạo ngắn nhất là 3 ngày và dài nhất là 20 ngày. Đa số các trường hợp ra máu âm đạo kéo dài khoảng 2 tuần (69,0%), rất ít trường hợp ra máu kéo dài hơn 2 tuần (3,0%). Thời gian ra máu trung bình là 9 ± 2,9 ngày. Thòi gian này xấp xỉ với một nghiên cứu trước đây vói cùng phác đồ cho tuổi thai dưới 8 tuần (thòi gian ra máu trung bình trong nghiên cứu này là 9,9 ngày) [8].
Đa số khách hàng cho biết số ngày ra máu nhiều (hơn kì kinh nguyệt bình thường) chỉ khoảng 1 hoặc 2 ngày đầu tiên sau khi uống Misoprostol và thường là xung quanh khoảng thời gian thai ra. Những ngày sau đó máu ra ít thậm chí chỉ thấm giọt. Không thấy có sự khác biệt rõ giữa các khách hàng khi xét mối
tuofng quan giữa số ngày ra máu với số con đã có cũng như giữa số ngày ra máu và số lần nạo hút thai trước đây.
Bảng 3.7. So sánh lượng huyết sắc tố trước và sau khi phá thai Số mẫu HSTTB trước phá thai
(g/I)
HST TB sau phá thai (g/1)
p
100 120,98 ±8,9 119,47 ±9,57 >0,05
Để đánh giá ảnh hưỏng của sự ra máu kéo dài đối với sức khoẻ, tất cả các khách hàng đều được định lượng huyết sắc tố trước khi dùng thuốc và 14 ngày sau khi dùng Mifepriston. Bảng 3.7 cho thấy hàm lượng HST trung bình trước khi phá thai là 120,98 ± 8,9 g/1 và sau khi phá thai là 119,47 ± 9,57 g/1; sự khác biệt không có ý nghm thống kê với p > 0,05, không có trường hợp nào mất máu nhiều và phải truyển máu. Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Ngọc và cộng sự với phác đồ 600mg Mifepriston và 400mcg Misoprostol uống 2 ngày sau đó, áp dụng cho tuổi thai dưới 8 tuần trên 260 phụ nữ [13].
3.2.4. Tỉ lệ thành công của phác đồ trong nghiên cứu Bảng 3.8. Tỉ lệ thành công của phác đồ
STT Kết quả Số khách hàng Tỉ lệ %
1 Thành công 98 98,0
2 Thất bại 2 2,0
Ihấtbại
Hình 3.7. Ti lệ thành công của phác đồ Nhận xét:
l ĩ lệ thành công của phác đồ trong nghiên cứu đạt 98,0%, có 2 trường hợp không thành công, chiếm 2,0%. Cả 2 trường hợp này được phát hiện trong lần khám lại là thai vẫn tiếp tục phát triển và phải xử lý bằng biện pháp ngoại khoa
sử dụng bơm hút Karman.
Tuy liều Mifepriston dùng đường uống đã giảm còn 200mg so với 600mg trong một số nghiên cứu trước đây nhưng tỉ lệ thành công vẫn tương đương. Việc giảm liều Mifepriston sẽ góp phần giảm đáng kể chi phí cho khách hàng và tăng tứứi khả thi cho phương pháp.
So sánh tỉ lệ thành công của phác đồ đang nghiên cứu với một số phác đồ nghiên cứu phá thai bằng thuốc khác, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 3.9
Bảng 3.9. So sánh tỉ lệ thành công của một số nghiên cứu phá thai bằng thuốc Miíepriston và Misoprostol.
Người thực hiện Cỡ mẫu Tuổi thai (tuần) LiềuMP (mg) Liều MS (mcg) Tỉ lệ thành công (%) Aubeni E. và c s [25] 1108 <9 600 400 93 SpitzM. và CS[28] 827 <7 600 400 92 Nguyễn Thị Như Ngọc và c s [13] 260 <8 600 400 96 ElulB. vàCS[8] 120 <8 200 400 93
3.2.5. Số khách hàng phá thai thành công quan sát được tổ chức thai sẩy ra Bảng 3.10. Báo cáo về quan sát tổ chức thai ra Bảng 3.10. Báo cáo về quan sát tổ chức thai ra
STT Quan sát được tổ chức thai ra Số khách hàng Tỉ lệ %
1 Nhìn thấy 53 54,1
2 Không nhìn thấy 45 45,9
Tổng 98 100,0
Nhận xét:
Trong số 98 khách hàng phá thai thành công có 54,1 % khách hàng cho biết đã quan sát được tổ chức thai sẩy ra, 45,9 % khách hàng còn lại thông báo là không quan sát được. Điều này có thể là do họ không để ý hoặc không phân biệt được đâu là tổ chức ứiai. Có một khách hàng đã đến khám bất thường do lo lắng vì ra máu kéo dài mà chưa ứiấy tổ chức thai ra. Tuy nhiên trường hợp này sau khi siêu âm được xác định là đã phá thai thành công và khách hàng cho biết nếu phải phá thai lần sau sẽ tiếp tục dùng phương pháp nội khoa cũng như lựa chọn uống Misoprostol ngay tại nhà.
Điều này cũng có nghĩa là sự ứiành công của phương pháp phá thai nội khoa cần phải dựa vào thăm khám lâm sàng và kết quả siêu âm chứ không thể dựa vào quan sát chủ quan của khách hàng. Thành công của phương pháp phá thai nội khoa cũng phụ thuộc kinh nghiệm của cơ sở y tế và công tác tư vấn cho khách hàng trước khi phá thai. Nếu cơ sở y tế không có kinh nghiệm thì trong nhiều trường hợp sẽ tiến hành thủ thuật ngoại khoa chấm dứt thai nghén trước khi thuốc có tác dụng và nếu tư vấn không tốt thì sự lo lắng của khách hàng cũng là một yếu tố tác động đến tâm lý của bác sĩ, khiến bác sĩ có thể chuyển sang dùng thủ thuật phá thai ngoại khoa khi chưa cần thiết.
3.2.6. Thờỉ gian thai ra sau khi uống Misoprostol
Bảng 3.11. Thòi gian thai ra sau khi uống Misoprostol
STT Thời gian Số khách hàng Tỉ lệ % 1 < 3 giờ 30 56,6 2 3 - 6 g iờ 20 37,7 3 > 6 giờ 3 5,7 Tổng 53 100,0 Nhận xét:
Thời gian thai ra nhanh nhất là 2 giờ, chậm nhất là 10 giờ 30 phút, trung bình thời gian thai ra sau khi uống Msoprostol là 3,3 ± 1,9 giờ. Tuy việc bài xuất thai của phá ứiai nội khoa không nhanh chóng như phá thai ngoại khoa và có thể gây tâm lý lo lắng cho khách hàng nhưng điều quan trọng ở đây là bác sĩ tư vấn phải dặn dò kĩ, giúp cho khách hàng yên lòng trong thời gian chờ thuốc có tác dụng.
3.2.7. Báo cáo về việc sử dụng thuốc giảm đau
Không dùngTGĐ 69% Có dùng TGĐ 31%
Nhận xét:
Đa phần khách hàng không dùng thuốc giảm đau (69,0%) vì cho rằng chưa cần thiết. Những khách hàng còn lại, dùng thuốc giảm đau chủ yếu là
Paracetamol (24 người dùng paracetamol trên tổng số 31 trường hợp có dùng thuốc giảm đau, chiếm 77,4% số thuốc giảm đau dùng trong nghiên cứu), không có trường hợp nào thông báo là dùng Ibuprofen.
3.3. ĐÁNH GIÁ Sự CHẤP NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI PHÁC Đổ 3.3.1. Đánh giá sự tuân thủ của khách hàng đối vốỉ phác đồ
Bảng 3.12. Sự tuân thủ của khách hàng đối với phác đồ
STT Sự tuân thủ của khách hàng Sô khách hàng Tỉ lệ %
1 Uống thuốc theo đúng giờ 100 100,0
2 Đến khám lại đúng hẹn 100 100,0
Nhận xét:
Tất cả các khách hàng đều uống thuốc đúng giờ và quay lại khám đúng hẹn sau 2 tuần. Có 2 trường hợp đến khám bất thường trước ngày hẹn do lo lắng vì máu ra quá nhiều, Việc chấp hành đúng phác đồ một phần do sự tự giác của khách hàng nhưng quan trọng hơn chính là do các khách hàng đã được tư vấn về sự cần thiết phải uống thuốc đúng giờ cũng như quay lại phòng khám đúng hẹn để kiểm tra kết quả và tình hình sức khoẻ. Qua đó cho thấy việc tư vấn, hướng dẫn kĩ cho khách hàng trước khi lựa chọn phương pháp là rất quan trọng. Điều này có thể sẽ khó hơn nếu áp dụng phương pháp trên diện rộng.
3.3.2. Đánh giá sự chấp nhận của khách hàng với phác đồHài lòng Hài lòng 68% Rất hài lòng 28% Không hài lòng 4%
Hình 3.9. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với phác đồ Nhận xét
Đa số khách hàng hài lòng với phương pháp phá thai bằng thuốc, chỉ có 4 trường hợp không hài lòng. Trong đó do ứiời gian ra máu kéo dài là 2 ngưòi (một người ra máu trong 15 ngày còn ngưòi kia ra máu trong 20 ngày) và do phá thai không thành công là 2 nguời. Tl lệ cao khách hàng hài lòng với phưofng pháp mới cho thấy việc đưa phá thai bằng thuốc vào hệ thống dịch vụ y tế phù hợp vói nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao và phong phú của phụ nữ Việt Nam.
3.3.2. Ý kiến của khách hàng về việc sử dụng thuốc giảm đau
Bảng 3.13. Ý kiến của khách hàng về việc sử dụng thuốc giảm (Ịau
STT Ý kiến về việc dùng TGĐ Số khách hàng Tỉ lệ %
1 Cầnứiiết 33 33,0
2 Không cần thiết 53 53,0
3 Không rõ 14 14,0
Nhận xét
Phần nhiều khách hàng cho rằng tuy đau bụng là tác dụng không mong muốn khó tránh khỏi nhưng mức độ đau có thể chịu đựng được mà không cần dùng thuốc giảm đau. Đây là một ưu điểm của phá thai nội khoa vì nếu phá thai ngoại khoa thì cho dù là biện pháp nào, khách hàng vẫn phải dùng thuốc giảm đau (uống hoặc tiêm) và gây tê cổ tử cung, đó là chưa kể đến việc chịu đựng dụng cụ ngoại khoa đưa vào tử cung để lấy thai ra.
3.3.4. Lựa chọn cho lần phá thai sau
Bảng 3.14. Lựa chọn của khách hàng nếu phải phá thai lần sau
STT Biện pháp phá thai Số khách hàng Tỉ lệ % 1 Nội khoa 81 81,0 2 Ngoại khoa 3 3,0 3 Không rõ 16 16,0 Tổng 100 100,0 Phá thai bằng ứiuốc 81% Phá thaĩ ngoại khoa" 3% Không chắc chắn 16%
Nhận xét
Có 81,0% khách hàng cho biết họ sẽ chọn biện pháp nội khoa nếu có lần phá thai sau, 16,0% chưa quyết định. Việc khồng lựa chọn phá thai nội khoa mà là ngoại khoa của 3,0% khách hàng còn lại có liên quan nhiều đến số ngày ra máu âm đạo và sự thành công của phác đồ. Trong đó, 2 người phá thai không thành công và một ngưòi ra máu kéo dài (20 ngày). Tỉ lệ cao khách hàng đồng ý nhận dịch vụ phá thai bằng thuốc nếu phải phá thai lần sau cho thấy ưu điểm so vdi những biện pháp đã có trước đây cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của phá thai nội khoa.
Lựa chọn noi uống Misoprostol của khách hàng cho lần phá thai sau (nếu có) được thống kê như sau: