Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của giống chè PH10 tại phú thọ (Trang 34)

4. Ý nghĩa thực tiễn

2.4.4.Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu

- Thành phần cơ giới búp: Trong mỗi ô thí nghiệm hái 10 búp một tôm ba lá, tách riêng búp, lá một, lá hai, lá ba, cuộng sau đó cân lấy khối lượng và tính tỷ lệ phần trăm. P1 Tỷ lệ lá 1(%) = P x 100 Tỷ lệ lá 2(%) = 100 P P 2  Tỷ lệ lá 3(%) = 100 P P3 

P4 Tỷ lệ tôm(%) = P x 100 P5 Tỷ lệ cuộng(%) = P x 100

Trong đó: P1, P2, P3, P4 , P5 lượt là khối lượng lá 1, lá 2, lá 3, tôm và cuộng. P là khối lượng của 10 búp một tôm 3 lá.

- Xác định tỷ lệ bánh tẻ: Lấy mẫu của lô búp theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Phương pháp xác định: Dùng phương pháp xác định bấm bẻ để xác định độ non già của búp chè. Mỗi lần nhắc cân 50g mẫu thực hiện bấm bẻ số búp của mẫu. Đối với cuống bẻ ngược từ cuống hái đến đỉnh búp, đối với lá bấm bẻ từ cuống lá đến đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ là phần bánh tẻ có trong lượng P1, phần non có trọng lượng P2 (trong đó: P1 +P2=50g)

Tỷ lệ (%) búp bánh tẻ = P1:50x100 Tỷ lệ (%) búp non = P2:50x100

- Căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ để đánh giá phẩm cấp búp theo từng công thức. Tiêu chuẩn chè đọt tươi được quy định như sau (theo TCVN 1053-71):

Loại chè A B C D

Tỷ lệ bánh tẻ (%) 0- 10% 11- 20% 21- 30% >30%

Tỷ lệ các thành phần búp TB là bình quân lần lượt các giá trị ở 3 lần nhắc lại

- Tỉ lệ búp mù xoè (%)

Phương pháp xác định: Mỗi công thức chọn 5 cây, hái tổng số búp của cây, rồi đếm số búp mù có trong tổng số búp của 5 cây

Tổng số búp mù BM% =

Tổng số búp x 100

2.4.5. Các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu - Các chỉ tiêu sinh hóa

+ Xác định hàm lượng chất tan (HCT) theo Phương Pháp Vonronxop. V. E (1946)

+ Định lượng chất thơm theo phương pháp Kharepbava (1960), tính bằng ml KMnO4 0,01N/100g chè.

+ Hàm lượng catechin tổng số theo phương pháp sắc ký lớp mỏng của Djinjolia (1971)

+ Xác định hàm lượng đường khử theo phương pháp Betrand

+ Xác định hàm lượng axitamin theo phương pháp V.R.Papove (1966) + Xác định hàm lượng đạm tổng số theo phương pháp Kjeldal với K = 1,42.

2.4.6. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu của cây chè

- Mức độ gây hại của rầy xanh (con/khay): Định kỳ theo dõi 10 ngày một lần (vào các ngày 9, 19, 29). Dùng khay có kích thước 35x25cm, đáy khay có tráng một lớp dầu hỏa. Đặt nghiêng khay dưới tán chè, dùng tay đập mạnh 5 cái trên tán chè theo phương vuông góc với khay từ trên xuống, đếm số rầy xanh rơi vào khay.

Tổng số rầy xanh điều tra Cách tính: Mật độ rầy xanh (con/khay) =

Tổng số khay điều tra

- Mức độ gây hại của bọ cánh tơ (con/búp): Tại mỗi điểm điều tra hái ngẫu nhiên 25 búp cho vào túi nilon sau đó đem vào phòng dùng kính lúp đếm số bọ cánh tơ trên búp.

Tổng số bọ cánh tơ điều tra Cách tính: Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) =

Tổng số búp điều tra (25 búp)

- Mức độ gây hại của nhện đỏ (con/lá): Tại mỗi điểm điều tra hái ngẫu nhiên 25 lá (bao gồm lá non, lá bánh tẻ và lá già) cho vào túi nilon sau đó đem vào phòng dùng kính lúp đếm số nhện đỏ trên lá.

Tổng số nhện điều tra Cách tính: Mật độ nhện đỏ (con/lá) =

Tổng số lá điều tra (25 lá)

2.4.7. Chỉ tiêu nghiên cứu về tính chất vật lý, hoá học đất và vi sinh vật đất.

Tiến hành xác định 2 lần: lần 1 trước khi che phủ, lần 2: tháng 8/2014 khi kết thúc thí nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các chỉ tiêu lý tính đất:

+ Độ ẩm đất (W(%)): Mỗi lần nhắc lại theo dõi 3 điểm theo đường chéo. Lấy mẫu ở độ sâu 0 – 20cm. Mỗi tháng lấy mẫu 1 lần, lấy vào những ngày khô ráo (sau ngày mưa ít nhất 7 ngày). Mẫu đất sau khi lấy phải được đựng trong hộp kín để tránh bay hơi. Sấy cốc sứ ở 105oC đến khối lượng không đổi. Cho cốc vào bình hút ẩm, cân chính xác bằng cân phân tích được khối lượng mo. Cho 10g đất trên vào cốc, cân chính xác cốc và đất tươi được khối lượng m1. Sấy khô cốc ở 105o đến khối lượng không đổi, cân cốc và đất khô được khối lượng m2

.

. Độ ẩm đất được tính theo công thức: W(%) = .

Ẩm độ đất W (%) = { (m1 – m2)/m1} x 100 m1: khối lượng đất trước khi sấy.

m2: khối lượng đất sau khi đã sấy khô kiệt. W: ẩm độ đất (%)

+ Dung trọng đất: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 3 điểm theo đường chéo. Dùng ống trụ kim loại có thể tích 100cm3 đóng thẳng góc vào vị trí cần xác định dung trọng (vạt sạch cây cỏ tại vị trí đóng). Dùng xẻng lấy từ từ toàn bộ ống trụ và đất lên. Dùng dao mỏng cắt phẳng đất ở 2 đầu ống. Bỏ đất vào tủ sấy ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi. Dung trọng đất được tính theo công thức D =

V

P, trong

đó: D là dung trọng đất (g/cm3), P là trọng lượng đất tự nhiên trong ống trụ có thể tích 100cm3 được sấy khô tuyệt đối (g) ở 105oC, V là thể tích ống đóng (cm3).

+ Tỷ trọng đất: Mỗi lần nhắc theo dõi 3 điểm theo đường chéo. Lấy mẫu đất ở độ sâu 0-20cm, bảo quản trong túi nilon mang về phòng phân tích. Dùng bình picnomet có thể tích 100ml. Đổ nước cất vào đầy bình, đậy nút lại, lau sạch khô bên ngoài (cân được khối lượng P1 (g). Đổ bớt ra một nửa nước trong bình, cân 10 gam đất (được trọng lượng Po) đã qua rây 1mm, đổ vào bình picnomet, lắc và đun sôi 5 phút để loại hết không khí ra ngoài sau đó để nguội. Dùng nước cất đổ thêm vào cho đầy bình, đậy nút lại, lau sạch khô bên ngoài, cân được trọng lượng P2 (g).

Tỷ trọng d được xác định bằng công thức d=

2

1 P

P

Po  , trong đó T là hệ số tính sang khối lượng đất khô kiệt tuyệt đối T =

100

100A

(A là ẩm độ đất lúc phân tích)

+ Độ xốp đất: được tính bằng công thức sau P(%) = (1 - ) x 100, trong đó: P là độ xốp của đất, D là dung trọng đất, d là tỷ trọng đất

- Chỉ tiêu hoá tính đất: Lấy mẫu hỗn hợp, mỗi lần nhắc lại lấy mẫu ở 3 điểm theo đường chéo ở độ sâu 0 – 20cm rồi đổ chộn vào nhau được một mẫu phân tích của một lần nhắc lại.

+ Phân tích đạm tổng số theo phương pháp Kjeldahl,

+ Phân tích đạm dễ tiêu, lân tổng số theo phương pháp so màu, + Phân tích lân dễ tiêu theo phương pháp Oniani,

+ Phân tích kali tổng số theo phương pháp quang kế, kali dễ tiêu theo phương pháp quang kế

+ Phân tích OM theo phương pháp Walkey- Black

Các chỉ tiêu nghiên cứu về vi sinh vật đất: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 3 điểm theo đường chéo. Mẫu được lấy theo chiều vuông góc với mặt đất với lượng 200g/mẫu. Mẫu được đựng trong túi đựng mẫu và bảo quản trong phích lạnh. Số lượng vi sinh vật được tính theo phương pháp thạch bằng (trên môi trường thạch)

*) Vi sinh vật phân giải xen-lu-lô *) Vi sinh vật phân giải lân

2.4.8. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm

- Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi phí (TC): RVAC = GR – TC

- Tỷ suất lợi nhuận = (GR – TC)/TC X 100 (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và sâu bệnh hại của giống chè PH10.

3.1.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến sinh trưởng của giống chè PH10.

Trong giai đoạn chè kiến thiết cơ bản, sinh trưởng thân cành có vai trò quan trọng đối với sức sinh trưởng cũng như tuổi thọ của nương chè về sau. Mục tiêu của giai đoạn này là cây chè sinh trưởng tốt, có bộ khung tán to, khỏe làm tiền đề cho năng suất cao.

Khả năng sinh trưởng và cơ sở cho năng suất búp của cây chè thể hiện qua chiều cao cây, chiều rộng tán chè và đường kính thân. Sự tăng trưởng chiều cao cây phản ánh sự tăng trưởng về thân, cành. Thân, cành sinh trưởng càng mạnh thì khả năng vận chuyển, hấp thu các chất dinh dưỡng càng tốt sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi cành, từ đó tăng khả năng phân cành, tạo tán. Cành chè được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng sức sinh trưởng của các mầm nách, và hình thành nên các búp mới, dẫn đến làm tăng mật độ búp của cây, góp phần làm tăng năng suất búp thu hoạch. Nếu thân sinh trưởng kém, số lượng cành ít sẽ tạo cho cây chè có bộ khung tán hẹp và yếu làm cho sức sinh trưởng của búp kém, khối lượng búp nhỏ,làm giảm khả năng cho năng suất của cây.

Độ rộng tán chè phản ánh mức độ rộng hẹp của không gian chứa búp. Tán chè càng rộng thì không gian chứa búp càng lớn, khả năng cho búp càng nhiều làm tăng mật độ búp. Mặt khác tán chè rộng còn tạo ra không gian thông thoáng về ánh sáng tạo điều kiện cho búp chè sinh trưởng và phát triển khỏe và đồng đều, tăng khối lượng búp. Đường kính gốc càng lớn chứng tỏ cây sinh trưởng càng khỏe và sức vận chuyển, hấp thu các chất dinh dưỡng từ rễ lên cây càng mạnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức bật cành, tạo tán.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng của giống chè PH10 thể hiện tại bảng 3.1.

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sinh trưởng thân cành của giống chè PH10

Đơn vị: cm

Chỉ tiêu

Công thức Chiều cao cây Chiều rộng tán Đường kính gốc

Không che phủ 56,9 57,2 1,57 Che phủ tế guột 66,8 71,2 1,82 Che phủ rơm, rạ 65,4 67,6 1,73 Che phủ hỗn hợp 58,1 62,1 1,67 P >0,05 <0,05 <0,01 LSD0,05 10,3 9,2 0,75 CV% 8,3 7,1 3,4 Bảng 3.1 cho thấy:

Sau một năm che phủ cho thấy vật liệu phủ không ảnh hưởng có ý nghĩa tới chiều cao cây (P > 0,05)) nhưng ảnh hưởng có ý nghĩa (P < 0,05) tới chiều rộng tán chè và đường kính gốc chè (P < 0,01).

Cây chè được che phủ tế guột và rơm rạ có chiều rộng tán (dao động từ 67,6 - 71,2 cm) cao hơn hẳn so với không che phủ (57,2 cm). Che phủ bằng tế guột và rơm rạ cây chè có chiều rộng tán cao tương đương nhau. Trong khi đó che phủ bằng hỗn hợp thì chiều rộng tán chè (đạt 67,6 cm) không sự sai khác so với không che phủ.

So với không che phủ cây chè được che phủ có đường kính gốc cao hơn hẳn. Trong đó che phủ bằng vật liệu tế guột có đường kính gốc lớn nhất 1,82 cm, tiếp đến là đường kính gốc của cây chè được che phủ bằng rơm rạ.

Như vậy sau một năm che phủ đã có tác dụng làm tăng sức sinh trưởng thân cành so với không che phủ. Công thức che phủ bằng tế guột và che phủ hỗn hợp cho mức tăng trưởng về các chỉ tiêu rộng tán, đường kính gốc cao nhất. Nguyên nhân có thể là do che phủ bằng tế guột và vật liệu che phủ hỗn hợp có tác dụng duy trì độ ẩm đất lâu hơn nên dẫn đến cây chè sinh trưởng tốt hơn so với che phủ bằng rơm rạ và vật liệu che phủ hỗn hợp.

3.1.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến sinh trưởng bộ rễ của các giống chè PH10.

Bộ rễ có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của cây. Bộ rễ không chỉ giúp cây đứng vững mà còn là nơi khởi đầu cho sự hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng từ đất vào cây. Cung cấp dinh dưỡng cho cây qua đất là con đường quan trọng nhất và không thể thay thế trong canh tác nông nghiệp truyền thống, đặc biệt là đối với cây chè. Bộ rễ sinh trưởng khỏe, rễ dẫn dài, ăn sâu, rộng thì cây càng cứng cáp tạo điều kiện cho sinh trưởng thân lá càng tốt và khả năng chịu hạn càng tốt. Đất có độ ẩm thích hợp thì bộ rễ phát triển càng mạnh. Rễ hút dài, có khối lượng lớn thì khả năng hút, trao đổi và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng từ đất càng tốt. Khối lượng rễ phản ánh hàm lượng chất khô trong rễ. Khối lượng rễ càng cao, chứng tỏ hàm lượng chất khô trong rễ càng nhiều và khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đất của rễ càng tốt.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến sinh trưởng của bộ rễ giống chè PH10 thể hiện tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến sinh trưởng bộ rễ của giống chè PH10

Rễ dẫn Rễ hút Công thức/ Chỉ tiêu Khối lượng rễ (g/25cm3) Khối lượng (g/25cm3) Độ dài (cm) Khối lượng (g/25cm3) Độ dài (cm) Không che phủ 201,0 188,3 768,0 14,7 806,2 Che phủ tế guột 225,6 198,8 877,7 21,7 857,8 Che phủ rơm, rạ 216,0 193,4 846,3 19,3 823,9 Che phủ hỗn hợp 210,7 191,8 822,3 20,1 811,7 P >0,05 >0,05 <0,01 <0,01 <0,01 LSD0,05 10,8 7,3 40,65 2,9 24,1 CV% 2,5 1,9 2,5 7,7 1,5

Bảng 3.2 cho thấy: Vật liệu che phủ không ảnh hưởng có ý nghĩa tới khối lượng toàn bộ rễ và khối lượng rễ dẫn (P > 0,05) nhưng ảnh hưởng có ý nghĩa tới độ dài rễ dẫn, khối lượng và độ dài rễ hút (P < 0,01). Cụ thể khối lượng toàn bộ rễ dao

động trong khoảng 201,0 – 225,6g/25cm , khối lượng rễ dẫn dao động trọng khoảng 188,3 – 198g/25cm3.

Cây chè được che phủ có độ dài rễ dẫn (dao động từ 822,3– 877,7cm) cao hơn hẳn so với không che phủ (768,0cm). Trong đó che phủ bằng tế guột có độ dài rễ dẫn lớn nhất, tiếp đến là che phủ bằng rơm rạ.

Khối lượng rễ hút: Cây chè được che phủ đều có khối lượng rễ hút cao hơn hẳn so với không che phủ. Trong đó khối lượng rễ hút của cây chè che phủ bằng tế guột lớn nhất đạt 21,7g/25cm3, tiếp đến là của cây chè được che phủ bằng rơm rạ đạt 19,3 g/25cm3.

Độ dài rễ hút: Cây chè được che phủ bằng tế guột có độ dài rễ hút (857,8 cm) cao hơn hẳn so với không che phủ (806,2cm). Trong khi đó che phủ bằng rơm rạ và che phủ bằng hỗn hợp thì độ dài rễ hút (dao động 811,7 – 823,9 cm) không có sự sai khác so với không che phủ.

Như vậy các công thức được che phủ đều cho các chỉ tiêu về rễ cao hơn so với công thức không che phủ. Công thức che phủ bằng tế guột có các chỉ tiêu về rễ cao hơn so với công thức che phủ bằng rơm rạ và công thức che phủ bằng các vật liệu hỗn hợp.

3.1.3 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè PH10. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yếu tố cấu thành năng suất chè bao gồm mật độ búp, khối lượng búp, chiều dài búp…Mật độ búp phản ánh khả năng cho năng suất của giống. Cây chè, đối tượng thu hoạch chính là búp và lá non nên mật độ búp càng cao sẽ cho năng suất búp càng cao và ngược lại (trong trường hợp khối lượng búp ít biến động). Cũng như mật độ búp, khối lượng búp có ảnh hưởng quyết định đến năng suất. Nếu mật độ búp ít biến động thì khối lượng búp càng cao sẽ cho năng suất càng cao. Tuy nhiên, mật độ búp là yếu tố nhạy cảm, có độ biến động lớn. Chiều dài búp và khối lượng búp có mối tương quan chặt chẽ với nhau, khối lượng búp lớn hay nhỏ là do chiều dài búp quyết định. Chiều dài búp càng nhỏ thì khối lượng búp càng nhỏ và ngược lại chiều dài búp càng lớn thì khối lượng búp càng lớn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất búp thu hoạch của giống chè PH0 thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến một số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của giống chè PH10 tại phú thọ (Trang 34)