Nghiên cứu về kỹ thuật che phủ cho chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của giống chè PH10 tại phú thọ (Trang 26)

4. Ý nghĩa thực tiễn

1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật che phủ cho chè

Khi nghiên cứu các biện pháp che tủ đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững với vật liệu che phủ là tàn dư thực vật như rơm rạ, thân lá ngô, thân lá đậu đỗ, cỏ Stylo, lạc dại, đậu nho nhe, các loại cây họ đậu hoang dại... thấy rằng: các kỹ thuật nâng cao độ che phủ đất và canh tác theo kiểu làm đất tối thiểu trên đất dốc có thể hạn chế được xói mòn rửa trôi và cỏ dại; Cải tạo độ phì và các đặc tính của đất

đồng thời làm tăng năng suất cây trồng; tiết kiệm chi phí lao động (Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh, 2005) [24].

Nhiệt độ đất chè có tủ ở tầng đất mặt 10 cm và tầng đất 30 cm thấp và ổn định. Hàm lượng mùn và đạm dễ tiêu đất chè có tủ sau 5 tháng đều tăng hơn so đối chứng; chè con có tủ có tốc độ sinh trưởng gấp 2 lần so đối chứng (Đỗ Ngọc Quỹ, 1998) [14].

Biện pháp chống hạn cho chè vụ đông (tháng 11 - tháng 4) bằng cách tủ nilon toàn bộ hàng sông, để cỏ mọc tự nhiên, trồng cỏ Stilo giữa hàng sông, giống chè Trung Du gieo hạt 14 tuổi trên đất Feralit phiến thạch vàng đỏ. Kết quả cho thấy có tủ, độ ẩm đất chè vụ đông xuân và sản lượng chè có tủ đều tăng, trồng mục túc và để cỏ tự nhiên, sản lượng đều giảm so với đối chứng (dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ, 1998) [ 14].

Kết hợp giữa tủ và tưới nước tỉ lệ búp có tôm tăng từ 3,7% đến 18,7%; phẩm cấp chè A, B tăng từ 5% đến 17,3%; hàm lượng tanin tăng từ 0,7 - 2,1%; hàm lượng chất hòa tan tăng từ 1,0 - 1,5% (Lê Tất Khương, 1997) [16].

Trên giống chè Trung Du từ 8 - 15 tuổi trồng tại Phú Hộ, không bón phân chuồng, thay vào đó bón ép xanh cành lá chè đốn hàng năm vào tháng 1, cộng với 800 kg đạm amon và 100 kg clorua kali. Kết quả năng suất bình quân trong 8 năm đạt 8000 kg búp chè/ha. Bón ép xanh cành lá già và cỏ Stylo cũng làm năng suất chè tăng 13,9 - 24,2%. Độ xốp đất tăng 5%, độ mịn (0 - 20 cm) tăng 0,3% ở khu ép xanh bằng cành lá chè già. Độ xốp đất tăng 8,7% và mùn tăng 0,84 - 3,87% ở khu ép xanh bằng cỏ Stylo. Tốt nhất là ép xanh bằng 1/2 cỏ Stylo + 1/2 cành lá chè già, sản lượng chè tăng 3,19 - 16,4%, độ ẩm tăng 3 - 5% (Đỗ Ngọc Quỹ, 1998) [14].

Để canh tác bền vững trên đất dốc cần phải có những biện pháp canh tác có tác dụng cải thiện và bảo vệ đất trồng, trong đó biện pháp rẻ tiền và đa dụng nhất hiện nay là sử dụng tàn dư cây trồng, trồng các cây cải tạo đất làm vật liệu che tủ. Độ che phủ bề mặt đất và tính liên tục của lớp phủ là hai yếu tố cơ bản để chống xói mòn, tăng cường hoạt tính sinh học và tăng cường các quá trình tái tạo dinh dưỡng, tái tạo những tính chất cơ bản của đất như cấu tượng đất, hàm lượng hữu cơ, độ

xốp, hoạt tính sinh học, độ pH; giảm độ độc nhôm, sắt. Theo Lê Quốc Doanh và Hà Đình Tuấn,2005) [8], che phủ đất có những lợi ích sau:

Giảm nhiệt độ mặt đất: Lớp che phủ mặt đất đã làm giảm cường độ ánh sáng trực tiếp nên quá trình phân giải mùn và các chất hữu cơ được kìm hãm, chất hữu cơ dự trữ được duy trì, độ phì của đất được bảo vệ và đất được bồi dưỡng không ngừng.

Cung cấp các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng cho đất thông qua các loại vật liệu tủ.

Che phủ đất chống bốc hơi, giữ độ ẩm cho đất Hạn chế cỏ dại phát triển.

Chống xói mòn và cải thiện cấu tượng đất.

Che phủ đất tăng cường số lượng các nhóm vi sinh vật có ích, tăng mật độ vi sinh vật, và tác động đến hệ vi sinh vật theo chiều hướng có lợi.

Việc che tủ cho nương chè đặc biệt là trong giai đoạn kiến thiết cơ bản khi cây chè chưa khép tán là rất cần thiết. Che phủ có tác dụng bảo vệ, cải tạo đất và đặc biệt là làm tăng ẩm độ đất có tác dụng tốt tới sự phát triển tốt của bộ rễ cây, làm thay đổi tiểu khí hậu dưới tán cây, thông qua đó làm tăng sinh trưởng của cây nhất là trong thời điểm nắng hạn và ở những nơi không có điều kiện tưới nước. Ngoài ra che phủ đất cũng giúp làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón cho cây chè.

Trong suốt quá trình trồng, quản lý chăm sóc chè, việc quản lý đất là quan trọng nhất. Đất chè Trung Quốc có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chủ yếu do đất bị xói mòn, rửa trôi (Chen Zong Mao, 1994) [28]:

Độ ẩm đất và hàm lượng nước của cây chè vô tính bị tác động khác nhau khi che phủ bằng 5 loại vật liệu tủ: mảng nhựa đen, mảnh đá vụn, cỏ Eragrostic Curvula, cỏ Napier và cỏ Guatemala. Trong điều kiện khô hạn kéo dài, độ ẩm đất nhìn chung đạt cao nhất ở diện tích che phủ bằng cỏ Napier và mảng nhựa đen. Tất cả các công thức nói chung đều tốt hơn so với công thức không được che phủ khi đánh giá độ ẩm đất ở độ sâu 90cm. Vào thời điểm bắt đầu mưa sau một mùa khô hạn kéo dài bất thường, tính thấm nước của đất nhanh hơn khi che phủ bằng các loại

cỏ. Sau 4 năm liên tục áp dụng biện pháp che phủ bằng cỏ cho thấy hầu hết đều có tác dụng về khả năng giữ nước (Othieno,1979)[31].

Việc sử dụng biện pháp che phủ đối với các cây trồng nhiệt đới như chè, cà phê đã được khuyến cáo từ lâu với rất nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do quan trọng nhất là bảo toàn đất và nguồn nước (Manipura et al 1969, Shyu and Wu 1968, Robinson and Hosegood 1965): Mặt khác che phủ cũng dẫn đến việc làm tăng hay giảm nhiệt độ đất (Othieno and Ahn 1980) và ngăn chặn cỏ dại. Che phủ trên bề mặt giúp duy trì độ ẩm đất bằng cách làm chậm quá trình bốc hơi nước và làm giảm tỷ lệ hấp thụ nhiệt của đất. Nhiệt độ cao thường tăng quá trình bốc hơi nước, đồng thời làm giảm tỷ lệ di chuyển hơi nước từ đất. Các vật liệu che phủ hữu cơ cũng có thể làm tăng khả năng cung cấp nước của đất bằng cách tăng tính thấm của những loại đất có cấu trúc bề mặt kém.

Che phủ cỏ cho ngô ở Nigeria làm giảm nhiệt độ đất ở giai đoạn cây con ở độ sâu 5cm là 50C so với không che phủ trong mùa nắng. Năng suất ngô ở công thức tủ cỏ tăng trung bình là 657 kg/ha so với công thức không che phủ (Adeoye K. B, 1984) [27].

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ bằng các vật liệu như: rơm rạ, bã cây xả (sau khi chiết xuất tinh dầu) đến cây họ hòa thảo và năng suất tinh dầu, hiệu suất sử dụng phân đạm trên cây kê Nhật bản đã kết luận: năng suất chất khô của cây họ hòa thảo tăng 17% khi che phủ bằng rơm rạ, tăng 31% khi che phủ bằng bã cây xả, và ở cả 2 công thức che phủ đều cho năng suất cao hơn so với công thức đối chứng (không che phủ). Che phủ đã làm cho năng suất tinh dầu của cây kê tăng một cách có ý nghĩa. Che phủ làm độ ẩm đất tăng 2- 4% so với không che phủ. Che phủ bằng rơm rạ, khả năng hấp thụ đạm của cây tăng 17%, tương ứng tăng 25% khi che phủ bằng bã cây xả (D.D.Patra, Muni Ram & D.V.Singh, 1993)[29].

Khi nghiên cứu các phương pháp che phủ khác nhau (che phủ 1 tháng trước khi trồng, che phủ ngay sau khi trồng và không che phủ) và thời gian trồng (01 tháng 10, 16 tháng 10 và 01 tháng 11) đến năng suất và các thuộc tính năng suất của cây cà chua trên đất đồi dốc đã kết luận: năng suất đạt cao nhất (21,43 tấn/ha) khi

tiến hành che phủ 1 tháng trước khi trồng; che phủ 1 tháng trước khi trồng kết hợp trồng vào 01 tháng 10 cho năng suất cà chua cao nhất trên (Z.A.Firoz, M.M.Zaman, M.S.Uddin và M.H.Akand, 2009)[36].

Ngoài ra, thí nghiệm của V. L. Zakharop, In-Donxvich và công trình nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Veraina ở tỉnh Donet (Liên Xô cũ) còn cho thấy: Việc bón chất hữu cơ cho đất đã có tác dụng tốt trong việc chống xói mòn, duy trì một nền canh tác lâu dài bởi vì chất hữu cơ góp phần điều hòa chế độ nước, chế độ nhiệt, chế độ không khí trong đất, nâng cao tính đệm và ảnh hưởng tốt đến dung tích hấp thu của đất từ đó có thể giữ lại và cung cấp một nguồn dinh dưỡng lớn cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tạo độ che phủ bề mặt đất cao và hạn chế được xói mòn. Theo Thomas Dierlf, Thomas Fairhurst và Ernst Mutert (2001), khi bổ sung chất hữu cơ vào đất đã làm giảm độ độc của nhôm, nếu bón 1 tấn chất hữu cơ tươi tương đương với hiệu quả của 100 kg vôi. Do đó bón chất hữu cơ sẽ có tác dụng cho việc duy trì một nền canh tác bền vững. đất đồi dốc (28,06 tấn/ha).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của giống chè PH10 tại phú thọ (Trang 26)