Tình hình các khoản phải thu, phải trả của Công ty:

Một phần của tài liệu Kết cấu vốn kinh doanh của công ty và nguồn hình thành vốn kinh doanh (Trang 43)

- Chi nhánh, Công ty Văn phòng đại diện

b. Tình hình các khoản phải thu, phải trả của Công ty:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là các khoản: Phải thu, phải trả. Tỷ lệ các khoản phải thu, phải trả trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. Để có thể phân tích, đánh giá đúng tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả ta có thể thông qua số liệu Bảng 4 (Các khoản phải thu, phải trả của Công ty)

* Các khoản phải thu:

Qua số liệu (Bảng 4) ta đã biết các khoản phải thu năm 2004 tăng 708.685.276 đ so với năm 2003 với tỷ lệ tăng tương ứng là 15,7%.

-Năm 2003 các khoản phải thu là: 4.515.067.173đ chiếm 8,29% tổng vốn lưu động.

-Năm 2004 các khoản phải thu là: 5.223.754.449đ chiếm 12,75% tổng vốn lưu động.

Khoản phải thu năm 2004 so với năm 2003 tăng5.568.748.425đ với tỷ lệ tăng tương ứng 24%. Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu năm 2004 tăng có thể khái quát như sau:

-Khoản phải thu của khách hàng năm 2004 so với năm 2003 tăng nhiều với số tiền là: 5.595.351.619đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 155%. Khoản phải thu của khách hàng lại chiếm tỷ trọng cao trong

§¹i häc C«ng ®oµn

tổng số phải thu. Cụ thể năm 2004 phải thu của khách hàng chiếm 91,5%, 2003 chiếm 80,4%. Số liệu này cho thấy khoản vốn mà Công ty bị khách hàng chiếm dụng ở cả hai năm là khá lớn, đặc biệt là năm 2004 đã vượt nhiều so với năm 2003. Điều này có ảnh hưởng không tốt làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

Để đánh giá tình hình quản lý các khoản phải thu ta xem xét thông qua một số chỉ tiêu sau:

Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu =

Số dư bình quân khoản phải thu

53.209.826.596

Vòng quay khoản phải thu = = 10,6 2004 5.030.542.7

Kết quả này cho thấy tốc độ thu hồi vốn của Công ty là chưa tốt. Công ty phải ấp tín dụng nhiều cho khách hàng. Điều này gây ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, dễ xảy ra tình trạng thiếu hụt vốn lưu động cho sản xuất, lưu thông và mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty.

360

Kỳ thu tiền trung bình = Vòng quay khoản phải thu

360

Kỳ thu tiền trung bình = = 34 2004 10,6

Kỳ thu tiền trung bình năm 2004 là 34 ngày.

Như vậy hơn một tháng Công ty có thể thu hồi được các khoản tín dụng. Trong khi đó các khoản phải thu lại có xu hướng tăng với tốc độ cao. Đây là một biểu hiện không tốt trong công tác quản lý các khoản phải thu. Thời gian tới Công ty cần phải chú trọng tìm biện pháp thu hồi nhanh các khoản bị chiếm dụng nhằm

§¹i häc C«ng ®oµn

đẩy nhanh vòng quay các khoản phải thu, giảm số ngày của kỳ thu tiền. Có như vậy mới đáp ứng kịp thời và hiệu quả nhu cầu về VLĐ.

- Các khoản tạm ứng năm 2004 cũng có xu hướng tăng đáng kể so với năm 2003 là: 266.216.849đ tương ứng 68,87% đã làm tăng tổng số phải thu của Công ty. Tuy nhiên trong năm 2004 số phải trả trước cho người bán đã giảm nhiều so với năm 2003 là 265.557.000đ với tỷ lệ giảm tương ứng là 97%; Kết quả này là do Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín đối với nhà cung cấp.

* Các khoản phải trả.

Trong quá trình phân tích ta thấy rằng so với các khoản vốn bị chiếm dụng của Công ty thì các khoản vốn Công ty chiếm dụng được cũng khá lớn và tăng lên với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng vốn bị chiếm dụng. Cụ thể là năm 2004 so với 2003 số vốn chiếm dụng được tăng: 2.030.661.237đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 40%. Mặc dù vậy trong năm 2004 tổng số phải thu vẫn lớn hơn số phải trả là: 2.963.292.846đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng quá lớn. Sở dĩ như vậy là do khách hàng của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng do đó có sự ưu đãi trong thanh toán. Hơn nữa bên cạnh các sản phẩm dịch vụ Công ty còn cung cấp các sản phẩm xây dựng có giá trị lớn vì vậy khách hàng không thể thanh toán ngay.

Để đánh giá sâu hơn, xác thực hơn tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả của Công ty ta so sánh tỷ lệ các khoản phải thu phải trả theo công thức sau.

Tổng số phải thu

Tỷ lệ phải thu so với phải trả = Tổng số phải trả

4.492.337.059

Tỷ lệ phải thu so với phải trả = = 88,66%

2003 5.067.131.401

10.061.085.484 Tỷ lệ phải thu so với phải trả = =

§¹i häc C«ng ®oµn

2004 7.097.792.638

Kết quả thu được: Tỷ lệ phải thu so với phải trả năm 2003 là: 88,66%; Năm 2004 là 141,75%.

Như vậy năm 2004 tỷ lệ các khoản phải thu tăng 53,09% so với 2003, đây là một tốc độ tăng khá cao, nó cho thấy tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả của Công ty chưa tốt. Công ty còn hạn chế trong việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng, vốn bị chiếm dụng lớn. Vấn đề đặt ra là trong thời gian tới Công ty cần có những chính sách, biện pháp thu hồi vốn, đôn đốc khách hàng trả tiền nhằm đảm bảo cho tình hình hoạt động của Công ty được tốt.

Một phần của tài liệu Kết cấu vốn kinh doanh của công ty và nguồn hình thành vốn kinh doanh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)