Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty và nguồn hình thành vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Kết cấu vốn kinh doanh của công ty và nguồn hình thành vốn kinh doanh (Trang 35)

- Chi nhánh, Công ty Văn phòng đại diện

2.2.1. Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty và nguồn hình thành vốn kinh doanh.

doanh.

2.2.1.1. Kết cấu vốn kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự hạch toán một cách độc lập, lấy thu bù chi. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng được Công ty quan tâm và coi đây là một trong những vấn hàng đầu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.

Tính đến ngày 31/12/2004 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là: 174.905.634.520đồng, trong đó:

-Vốn cố định là: 133.936.507.904đồng, chiếm tỷ trọng 76,58% trong tổng vốn kinh doanh của Công ty.

-Vốn lưu động là: 40.969.126.616đồng, chiếm tỷ trọng 23.42% trong tổng vốn kinh doanh của Công ty.

2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh.

Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng năm 2003 - 2004 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động SXKD là 174.905.634.520đồng, trong đó vốn cố định là

133.936.507.904đ; vốn lưu động là 40.969.126.616đồng. Số vốn này được hình thành từ hai nguồn:

-Nguồn vốn chủ sở hữu: 143.178.179.795đồng.

-Nợ phải trả: 31.727.454.725đồng.

Để có thể đánh giá khái quát tình hình tổ chức vốn kinh doanh nói chung, vốn lưu động nói riêng và nguồn hình thành vốn của Công ty ta xem xét số liệu Biểu 2 ( Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty)

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn kinh doanh năm 2004 của Công ty tăng nhiều so với năm 2003, tăng tuyệt đối là 98.540.358.172đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 129%. Nguồn vốn kinh doanh tăng là do cả hai nguồn "Nợ phải trả"

§¹i häc C«ng ®oµn

-Nợ phải trả năm 2004 tăng so với 2003 là: 21.642.302.533đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là: 214,6%.

-Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng so với 2003 là: 76.898.055.639đ, với tỷ lệ tăng tương ứng là: 116%.

Nguồn hình thành vốn kinh doanh được thể hiện rõ qua bảng 2 (Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng).

Như vậy có thể thấy rằng nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong năm 2004 tăng chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Sở dĩ trong năm 2004 vốn chủ sở hữu tăng nhiều như vậy là do được Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam cấp vốn điều lệ để thành lập Công ty (như đã trình bày trong phần 2.1.1) là: 80 tỷ đồng.

Mặc dù xét về tuyệt đối vốn chủ sở hữu tăng nhiều so với nợ phải trả nhưng về tương đối tỷ lệ tăng nợ phải trả là: 214,6%; tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu là: 116%, chứng tỏ tốc độ tăng nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu.

Trong kết cấu nguồn vốn kinh doanh ta lại thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu:

-Năm 2003 nợ phải trả chiếm 13,2% trong khi vốn chủ sở hữu chiếm 86,8%. -Năm 2004 nợ phải trả chiếm 18,14% trong khi vốn chủ sở hữu chiếm 81,86%.

Tuy nhiên trong năm 2004 nợ phải trả đã có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Trong cơ cấu nguồn nợ phải trả, nợ ngắn hạn mà chủ yếu là vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao:

-Năm 2003 là 9.615.152.192đ với tỷ lệ là 95,34% trong tổng nợ phải trả. -Năm 2004 là: 31.727.454.725đ với tỷ lệ là 100% trong tổng nợ phải trả. Nợ phải trả năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là: 22.112.302.533đ, với tỷ lệ tăng tương ứng khá lớn là 230%. Riêng vay ngắn hạn tăng 19.679.662.087đ với tỷ lệ tăng tương ứng là: 397,6%.

Bên cạnh đó các nguồn vốn chiếm dụng khác như: Phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả phải nộp khác là các nguồn mà Công ty được sử dụng nhưng không phải trả bất kỳ một chi phí nào

§¹i häc C«ng ®oµn

lại chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nên mặc dù trong năm 2004 mức tăng tương đối cũng cao nhưng mức tăng tuyệt đối không đáng kể. Cụ thể là:

-Phải trả người bán tăng: 63.388.398đ với tỷ lệ tăng tương ứng: 23,84% -Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng: 326.672.510đ với tỷ lệ tăng tương ứng là: 36,7%

-Phải trả công nhân viên tăng 524.301.122đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 70,34%.

-Các khoản phải trả phải nộp khác tăng 1.826.072.249đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 57,04%.

Qua phân tích trên có thể thấy nguồn vốn mà Công ty chiếm dụng được chủ yếu là vốn vay ngắn hạn.

Xét về cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu ta thấy nguồn và và quỹ chiếm tỷ trọng chủ yếu cụ thể là:

-Năm 2003 nguồn vốn và quỹ chiếm 98,2%; nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm 1,8%.

-Năm 2004 nguồn vốn và quỹ chiếm 99,5%; nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm 0,5%.

Trong đó: Các quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, đầu tư XDCB, quỹ khen thưởng tuy có tăng nhưng không đáng kể.

Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều nợ phải trả, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty là rất lớn. Để đánh giá được cụ thể ta hãy xem xét một hệ số tài chính sau:

* Hệ số nợ: Tính theo công thức Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn 10.085.152.192 Hệ số nợ = 0,132 = 76.365.276.348 21.642.302.533

§¹i häc C«ng ®oµn

Hệ số nợ = 0,1814

= 98.540.358.172

Hệ số nợ năm 2003 là: 0,132; Năm 2004 là: 0,1814

Kết quả trên cho thấy hệ số nợ của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 nhưng không đáng kể. Với hệ số nợ năm 2003 là 0,132, năm 2004 là 0,1814 cho thấy đây là mức thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Việc hệ số nợ thấp mặc dù giúp cho Công ty không phải chịu sức ép của các khoản nợ vay, tuy nhiên lại không phát huy được tác dụng của đòn bẩy tài chính, mức gia tăng lợi nhuận của Công ty sẽ bị hạn chế.

*Hệ số vốn chủ sở hữu: Tính theo công thức Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn 66.280.124.156 Vốn chủ sở hữu = = 0,868 2003 76.365.276.348 143.178.179.795 Vốn chủ sở hữu = = 0,8186 2004 98.540.358.172

Hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2003 là 0,868; Năm 2004 là 0,8186. Như vậy hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty là khá cao cho thấy vốn tự có của Công ty lớn, khả năng tự tài trợ vốn kinh doanh cao.

*Hệ số đảm bảo nợ

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Được tính theo công thức:

§¹i häc C«ng ®oµnHệ số đảm bảo nợ = Hệ số đảm bảo nợ = Hệ số đảm bảo nợ = 2003 Hệ số đảm bảo nợ = 2004 Nợ phải trả 66.280.124.156 10.085.152.129 143.178.179.795 21.642.302.533 = 6,572 = 4,513

Hệ số đảm bảo nợ năm 2003 là: 6,572; Năm 2004 là 4,513.

Hệ số này cho thấy khả năng đảm bảo trợ nợ vay của Công ty là rất lớn, giúp cho Công ty tạo được lòng tin với các chủ nợ, người đầu tư và các đối tác khác trong kinh doanh.

Qua tính toán và các phân tích trên, để có thể đảm bảo kinh doanh an toàn mang lại hiệu quả cao trong thời gian tới Công ty cần phải lựa chọn, xây dựng được một cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Cơ cấu đó phải đảm bảo sao cho đạt được mức tăng lợi nhuận tối ưu, và hạn chế được những rủi ro tài chính. Đây là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả

Một phần của tài liệu Kết cấu vốn kinh doanh của công ty và nguồn hình thành vốn kinh doanh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)