KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân luận án TS luật (Trang 32)

HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN

Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với những quy định về các tội xâm phạm các quyền TDDC của công dân và TNHS đối với các tội phạm này tại Chương XIII, là cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi xâm phạm các quyền TDDC của công dân, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ các quyền TDDC của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Là một dạng của trách nhiệm pháp lý, TNHS là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm, thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được BLHS quy định đối với người phạm tội. Việc xác định TNHS đối với người phạm tội là một vấn đề trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và việc làm sáng tỏ TNHS đối với một nhóm tội phạm cụ thể - trong phạm vi nghiên cứu của luận án, là đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân - không thể không đề cập đến những vấn đề chung về khái niệm, ý nghĩa của việc quy định TNHS đối với nhóm tội phạm này.

2.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân Để có khái niệm toàn diện về các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân, cần xác định đúng những nội dung cơ bản của các quyền TDDC gắn với quyền con người, quyền công dân, bởi quyền TDDC thể hiện bản chất của quyền con người, quyền công dân, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu như quyền con người là khái niệm ở nghĩa rộng nhất thì quyền công dân hẹp hơn và quyền TDDC của công dân lại thuộc nội dung quyền công dân, đến lượt

mình, quyền công dân lại cũng thuộc nội dung quyền con người [86]. Do vậy, quyền TDDC của con người, của công dân chỉ được làm rõ khi đặt trong nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân, phản ánh sự ghi nhận và thể hiện nội dung bảo vệ các quyền đó trong hiến pháp và pháp luật của mỗi nhà nước. Quyền con người với các nội dung cơ bản có thể thấy trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia tiêu biểu cho sự tôn trọng và bảo vệ các quyền TDDC trong các giai đoạn phát triển của thế giới. Ở Mỹ, Tuyên ngôn độc lập năm 1776 ghi nhận mọi người sinh ra đều bình đẳng; tạo hóa đã cho họ các quyền không thể thay thế được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc. Ở Pháp, Hiến pháp năm 1791, đã xác định quyền con người là quyền tự do, sở hữu, được an toàn và chống lại áp bức. Trong Lời nói đầu của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc, quyền con người được xác định với những nguyên tắc cơ bản, trong đó thừa nhận nhân phẩm vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới…việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là nguyện vọng cao cả nhất của loài người. Nhân quyền phải được pháp luật bảo vệ để mỗi người không buộc phải nổi loạn như là biện pháp cuối cùng để chống lại chế độ cường quyền và áp bức. Trên cơ sở đó, các công ước sau này của Liên hợp quốc đã ghi nhận, cụ thể hóa quyền con người với những giá trị cốt lõi, yêu cầu bảo vệ nhân phẩm của tất cả con người và

xác định "các quyền con người phải được bảo vệ bằng pháp luật" [83, tr. 62].

Là giá trị chung của nhân loại, quyền con người cần được thừa nhận và bảo đảm thực thi bởi pháp luật của mỗi quốc gia. Trên cơ sở pháp luật quốc tế, các quốc gia sẽ nội luật hóa, xây dựng các thiết chế để bảo đảm thực thi quyền con người ở quốc gia đó. Mỗi quốc gia, mặc dù có hệ thống pháp luật khác nhau nhưng việc thực thi quyền con người thường không tách rời quyền công dân, bởi con người tồn tại với tư cách công dân của quốc gia, và mỗi công dân

đều có quyền con người trong cộng đồng nhân loại trên thế giới. So với quyền con người, quyền công dân trong pháp luật mỗi quốc gia được xác định hẹp hơn, gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của quốc gia đó. Dưới phương diện chủ thể và nội dung thì quyền con người và quyền công dân là những khái niệm không đồng nhất và khái niệm quyền con người là rộng hơn so với khái niệm quyền công dân [50, tr. 61]. Nói cách khác, quyền công dân hẹp hơn và không chứa đựng đầy đủ quyền con người. Dưới góc độ pháp lý, nội hàm quyền công dân không bao quát tất cả các quyền cá nhân của con người được nhà nước thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Chủ thể thực hiện quyền con người bao gồm công dân và cả những cá nhân không là công dân của Nhà nước đó, những chủ thể này mặc dù không được hưởng đầy đủ quyền công dân, nhưng vẫn được hưởng các quyền con người tại quốc gia mà họ đang sinh sống, làm việc như quyền được sinh sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng, danh dự, và nhân phẩm... mà hiến pháp và pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Còn quyền công dân chỉ dành cho chủ thể là công dân của một quốc gia thực hiện, nhưng cũng thể hiện là bộ phận của quyền con người và quyền con người bao hàm các quyền công dân. Điều này khiến cho sự thống nhất giữa quyền công dân với quyền con người trở thành một nguyên tắc cơ bản trong quy định của hiến pháp và pháp luật về quyền con người, quyền công dân của mỗi quốc gia.

Dưới góc độ chung, các quyền TDDC được hiểu là quyền làm chủ của người dân đối với Nhà nước, xã hội, quyền làm chủ suy nghĩ, hành động trên cơ sở tôn trọng lợi ích chung và trật tự của cộng đồng, xã hội. Xét theo phạm trù triết học, tự do là khả năng biểu hiện ý chí, hành động theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Trong đời sống thực tiễn, tự do là quyền được sống và hoạt động theo ý nguyện của mình, không bị cấm đoán, ràng buộc, xâm phạm. Một trong những cách hiểu được thừa nhận rộng rãi nhất, tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào [4, tr. 18] nhưng không

có nghĩa lợi dụng tự do để thỏa mãn những mong muốn, tham vọng cá nhân, phá hoại trật tự xã hội và xâm phạm đến quyền lợi của người khác, làm phương hại đến sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Theo Hegel, tự do là cái tất yếu được nhận thức [4, tr. 19], tự do thể hiện, hành động theo mong muốn của bản thân mình nhưng phải trên cơ sở nhận thức và tôn trọng cái tất yếu - các quy luật tự nhiên, xã hội. Còn dân chủ có nghĩa là người dân làm chủ, được quyết định các vấn đề quan trọng của xã hội, đất nước; các quyền, lợi ích của người dân được tôn trọng, bảo vệ. Về cơ bản, cội nguồn của khái niệm dân

chủ bắt nguồn từ xã hội Athen cổ đại, theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp là "quyền lực thuộc về nhân dân", người dân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan

đến cuộc sống cá nhân và xã hội...Ngoài ra, nó cũng có thể được xem xét như một hình thức chính quyền tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của công dân...[76, tr. 87]. Dân chủ là dân có quyền tham gia, bàn bạc vào công việc chung, quyền lợi của từng thành viên trong xã hội được tôn trọng; là chế độ chính trị theo đó quyền làm chủ thuộc về nhân dân [95, tr. 398]. Ngày nay, dân chủ không chỉ là mục tiêu phấn đấu của con người được thế giới quan tâm, đối với Việt Nam, đó còn là một trong những giá trị mang ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển XHCN. Điều này, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã phù hợp khi đề ra: "Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế..." [20, tr. 49].

Muốn có dân chủ thực sự, thì dân chủ phải đặt trong mối quan hệ với tự do và pháp luật [86, tr. 58]. Các quyền TDDC là nhu cầu tất yếu và khách quan của mỗi cá nhân, công dân, tuy nhiên chúng chỉ thực sự có ý nghĩa khi được nhà nước ghi nhận bằng Hiến pháp, bảo đảm và bảo vệ bằng pháp luật, dựa vào đó các cá nhân, công dân yêu cầu nhà nước bảo vệ các quyền TDDC của mình khi bị xâm hại. Có quan điểm đã cho rằng quyền con người là giá trị được xã hội hóa, nhà nước phải có trách nhiệm ghi nhận và bảo đảm quyền con người bằng các quy phạm pháp luật. Mức độ ghi nhận và đảm bảo quyền

con người phụ thuộc hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà con người đang sống... Trong bất kỳ quốc gia nào, nếu ở đâu có nền dân chủ thực sự, có nền tảng pháp luật vững chắc thì ở đó quyền con người được bảo đảm một cách đầy đủ. Ngược lại, nếu ở đâu còn tồn tại chế độ độc tài thì quyền con người ở đó chỉ là khẩu hiệu mà không bao giờ thực hiện được [28, tr. 47-48].

Với bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, ở Việt Nam, quyền TDDC được Nhà nước bảo đảm, thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau, được ghi nhận bởi Hiến pháp và cụ thể hóa trong các đạo luật, có thể được chia thành ba nhóm chính như sau:

- Nhóm thứ nhất, đó là nhóm quyền dân chủ về chính trị bao gồm: các

quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội - tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân; quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân; quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào... theo đúng các quy định của pháp luật.

- Nhóm thứ hai, đó là nhóm quyền dân chủ về kinh tế, văn hóa, xã hội

bao gồm: các quyền lao động; quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; quyền học tập; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác; quyền thừa kế; quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền được xây dựng nhà ở; quyền bình đẳng nam nữ; quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình; quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe; quyền được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập; quyền được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ...

- Nhóm thứ ba, đó là nhóm quyền tự do cá nhân bao gồm: các quyền

tình theo quy định của pháp luật, quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín...

Một trong những hướng cơ bản trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã đề ra là bảo vệ những quyền cơ bản của công dân, quyền con người để mỗi công dân, mỗi cá nhân đều có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm bản thân tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN [86, tr. 68-69]. Với ý nghĩa bảo vệ các quyền TDDC của công dân được Hiến pháp ghi nhận, BLHS nước ta đã cụ thể hóa, xác lập một chương riêng, mà hiện hành là Chương XIII của BLHS năm 1999 về

Các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân, trong đó quy định các tội danh

xâm phạm quyền TDDC của công dân làm căn cứ áp dụng để xử lý TNHS đối với người phạm tội.

Trên cơ sở kế thừa và đổi mới, Hiến pháp năm 2013 được ban hành đã thể hiện sự tiến bộ khi lần đầu tiên thừa nhận quyền con người bên cạnh các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở nước ta và đưa lên quy định ngay

tại Chương II của Hiến pháp với tên chương là "Quyền con người, quyền và

nghĩa vụ cơ bản của công dân". Trong Chương này, các quyền TDDC của con người, của công dân được phân biệt rõ, theo hướng:

- Các quyền thuộc về con người mà mọi người đều có quyền, không phân biệt là công dân Việt Nam hay không, bao gồm như: quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); quyền không bị bắt, giam giữ trái pháp luật (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín... (Điều 21); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24); quyền khiếu nại tố cáo (Điều 30);...

- Các quyền chỉ đối với công dân Việt Nam, được xác lập trong mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, bao gồm như: quyền tự do đi lại, quyền

cư trú ở trong nước (Điều 23); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Điều 25); quyền bình đẳng giới (Điều 26); quyền bầu cử, ứng cử của công dân (Điều 27); quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước (Điều 28); quyền biểu quyết khi trưng cầu ý dân (Điều 29);...

Hiến pháp năm 2013 cũng xác định nguyên tắc, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; đồng thời quy định rõ: quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 14). Điều này thể hiện sự mong muốn và tạo mọi điều kiện để bảo đảm tốt nhất quyền tự do, dân chủ trong xã hội của Nhà nước ta. Các quyền con người, quyền công dân được thể hiện trong Hiến pháp đã phản ánh việc ghi nhận tối đa các quyền cơ bản của cá nhân, quyền làm chủ xã hội, làm chủ đất nước của công dân, góp phần phát huy xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trên cơ sở tôn trọng lợi ích và trật tự của cộng đồng, thông qua sự điều chỉnh bằng pháp luật. Nếu phân tách các quyền nên trên theo nhóm quyền tự do và quyền dân chủ, thì

quyền tự do là các quyền được Nhà nước ghi nhận mà cá nhân, công dân được

tự mình thực hiện như: công dân có quyền tự do lập hội, hội họp, cư trú, đi

lại; mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo... Còn quyền dân chủ là

các quyền mà cá nhân, công dân được Nhà nước cho phép tham gia, thực hiện trên cơ sở bảo đảm tôn trọng lợi ích cộng đồng, như: mọi người có quyền khiếu nại tố cáo, có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; công dân có các quyền chính trị như quyền bầu cử, ứng cử, có quyền tham gia vào công việc quản lý xã hội, cũng như có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân luận án TS luật (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)