0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN LUẬN ÁN TS LUẬT (Trang 29 -29 )

Qua phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu như trên, có thể thấy những nội dung lý luận cơ bản về TNHS đối với các tội xâm phạm các quyền TDDC như: khái niệm, đặc điểm của TNHS đối với các tội xâm phạm các

quyền TDDC, cơ sở pháp lý và hình thức của TNHS đối với các tội xâm phạm các quyền TDDC của công dân trong BLHS năm 1999... chưa được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng. Việc nghiên cứu về TNHS đối với các tội xâm phạm các quyền TDDC của con người, của công dân dưới góc độ lý luận về TNHS còn nhiều khoảng trống trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Các nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về TNHS đối với các tội phạm này còn thiếu và chưa mang tính tổng thể. Các giải pháp, kiến nghị liên quan TNHS đối với các tội xâm phạm các quyền TDDC của công dân trong các công trình nghiên cứu chưa toàn diện, không còn mang tính thời sự, chưa đề cập đến quyền con người mà Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, do đó chúng còn thiếu cơ sở lý luận và cũng chưa bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn.

Hiến pháp năm 2013 mới được thông qua, tại Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã ghi nhận mới một số quyền TDDC của con người, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền TDDC của công dân, thể hiện rõ sự đổi mới về tư tưởng, nhận thức trong bảo vệ các quyền TDDC ở Việt Nam hiện nay. Điều này cần phải được nghiên cứu, thể chế hóa vào nội dung các pháp luật liên quan, trong đó có việc hoàn thiện các quy định của BLHS về TNHS đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân để bảo vệ các quyền TDDC của con người, của công dân theo đúng tinh thần mà Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận.

Trước thực tiễn tình hình nghiên cứu nêu trên, để đáp ứng những đòi hỏi đặt ra, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn về TNHS đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân cần được tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay, đó là:

- Nghiên cứu, đưa ra khái niệm khoa học mang tính tổng quát nhất về TNHS đối với các tội xâm phạm quyền TDDC; xác định ý nghĩa của việc quy định TNHS, đặc điểm TNHS đối với các tội phạm này. Làm rõ lịch sử các quy định về TNHS đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng như việc tìm hiểu các quy định tương

ứng trong pháp luật hình sự một số nước cũng là các vấn đề cần phải được quan tâm nghiên cứu để bổ sung kinh nghiệm, lý luận khoa học Luật hình sự về vấn đề TNHS đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân.

- Làm rõ thực trạng các quy định về cơ sở, hình thức TNHS đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân trong BLHS hiện hành; phân tích thực tiễn áp dụng các quy định về TNHS đối với các tội phạm này trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp cho việc đề ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng bảo đảm phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng tốt yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân trong tình hình hiện nay.

- Trên cơ sở những nghiên cứu, đánh giá về lý luận và thực tiễn, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLHS về TNHS đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của con người, của công dân bảo đảm sát hợp với các quy định mới về quyền TDDC của con người, của công dân trong Hiến pháp năm 2013 và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng, là mục đích quan trọng đặt ra, cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.

Việc tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề nêu trên, nhằm bổ sung lý luận về TNHS đối với các tội xâm phạm các quyền TDDC của công dân theo quy định của BLHS năm 1999, là yêu cầu mang tính cấp thiết, nhất là việc phân tích chuyên sâu các nội dung, hình thức thể hiện của TNHS đối với các tội xâm phạm các quyền TDDC của công dân trong BLHS năm 1999 và qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng, chỉ rõ vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn. Đây chính là những vấn đề được luận án xác định cần được nghiên cứu, giải quyết một cách căn bản, thấu đáo, nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của BLHS liên quan TNHS và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của con người, của công dân ở Việt Nam trong tình hình mới.

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ

CỦA CÔNG DÂN

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN LUẬN ÁN TS LUẬT (Trang 29 -29 )

×