0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

CÁC DẤU HIỆU ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN LUẬN ÁN TS LUẬT (Trang 84 -84 )

Định khung hình phạt là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung, xác định TNHS nói riêng. Định khung hình phạt là sự đánh giá của các nhà làm luật và áp dụng pháp luật về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tăng (giảm) đáng kể TNHS, và do đó cần quy định và áp dụng mức độ TNHS cao (thấp) đáng kể. Vì lẽ đó, phân tích quy định của BLHS về các dấu hiệu định khung hình phạt đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân cũng là một nội dung phân tích TNHS đối với với các tội phạm này.

Định khung hình phạt được thực hiện sau khi đã xác định tội danh. Kết quả của định khung hình phạt là việc xác định được giới hạn tối thiểu và tối đa của hình phạt (khung hình phạt) theo luật định được phép áp dụng. Ví

dụ: Khoản 2 Điều 123 BLHS về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có khung hình phạt từ một năm đến năm năm. Trên cơ sở giới hạn luật định đó, hình phạt cụ thể được quyết định. Vì vậy, cũng có quan điểm cho rằng định khung hình phạt thuộc về hoạt động quyết định hình phạt... [37, tr. 76]. Nếu tội danh được xác định chỉ có một khung hình phạt thì vấn đề định khung hình phạt sẽ không đặt ra, định khung hình phạt chỉ đối với trường hợp điều luật có phân hóa thành nhiều khung hình phạt (khung cơ bản, khung tăng nặng, khung hình phạt giảm nhẹ). Căn cứ để định khung hình phạt là các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng, giảm nhẹ được quy định trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ của tội danh đã được xác định. Thống kê về quy định phân hóa các khung hình phạt trong Chương XIII - Các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân trong BLHS hiện hành cho thấy:

- 3/9 Điều luật xác định tội danh chỉ có một khung hình phạt duy nhất, đó là: Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128), Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng của công dân (Điều 129) và Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130). Đối với các tội danh này, việc xác định TNHS không bao gồm hoạt động định khung hình phạt.

- 7/9 Điều luật xác định tội danh với nhiều khung hình phạt, ngoài các khung hình phạt cơ bản, tất cả các khung hình phạt còn lại đều được phân hóa ở các dạng khung hình phạt tăng nặng. Trong đó có 4 điều luật xác định một khung hình phạt tăng nặng, đó là Tội xâm phạm chỗ ở của công dân; Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện tín của người khác; Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân; Tội làm sai lệch kết quả bầu cử và Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo; có 01 điều luật xác định 2 khung hình phạt tăng nặng, đó là tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Việc xác định TNHS tăng nặng/ giảm nhẹ đối với các tội phạm trong cùng một tội danh này liên quan mật thiết và bao gồm cả việc xác định khung hình phạt nặng/ thấp trong cùng tội danh đó.

Điều này cho thấy đường lối xử lý hình sự của Nhà nước ta đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân đã chú ý đến yêu cầu phân hóa TNHS và cá thể hóa hình phạt một cách tương đối công bằng và nghiêm khắc. Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng ở các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân được quy định phổ biến. Trong số các tội phạm tại Chương XIII của BLHS năm 1999, chỉ riêng Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123) thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng khi có mức hình phạt tù cao nhất đến 10 năm tù tại khoản 3 điều luật. Đa số dấu hiệu định khung tăng nặng được quy định với nội dung phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đó là:

- Về phương thức, thủ đoạn như: phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; phạm tội đối với nhiều người... quy định tại khoản 2 các Điều 123 (Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật), Điều 124 (Tội xâm phạm chỗ ở của công dân), Điều 125 (Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác), Điều 126 (Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân và Điều 127 (Tội làm sai lệch kết quả bầu cử).

- Về hậu quả do hành vi phạm tội gây ra (hậu quả nghiêm trọng) quy định tại khoản 3 Điều 123 (Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật); khoản 2 các Điều 124 (Tội xâm phạm chỗ ở của công dân) và Điều 125 (Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác).

- Dấu hiệu về nhân thân người phạm tội (phạm tội nhiều lần, tái phạm) quy định tại khoản 2 các Điều 123 (Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật) và Điều 125 (Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác).

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN LUẬN ÁN TS LUẬT (Trang 84 -84 )

×