Kiểm soát hoạt động tài chính.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính trong các Công ty Cổ phần thuộc Tổng Công ty Thiết bị Kỹ thuật Điện (Trang 34)

Kiểm soát hoạt động tài chính là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với các công ty cổ phần. Do phần vốn của nhiều cổ đông nên để đánh giá kiểm soát đợc hoạt động của công ty cổ phần cần có một nhóm ngời chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động tài chính nói riêng và các hoạt động khác của công ty nói chung. Đó chính là ban kiểm soát. Công ty cổ phần có trên mời một cổ đông phải có ban kiểm soát từ ba đến năm thành viên, trong đó phải có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban Kiểm soát bầu một thành viên làm Trởng ban, trởng ban kiểm soát phải là cổ đông. Quyền và nghĩa vụ của Trởng ban Kiểm soát do điều lệ công ty quy định.

Ban Kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính;

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra cụ thể từng vấn đề trong quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại Hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Doanh nghiệp;

- Thờng xuyên thông báo với Hội đồng Quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng Quản trị trớc khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông;

- Báo cáo về Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực thực của việc ghi chép, lu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động của công ty;

- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty.

2.1.3. Thực trạng quá trình Cổ phần hóa các doanh nghiệptrong Tổng Công ty Thiết bị Kỹ thuật Điện. trong Tổng Công ty Thiết bị Kỹ thuật Điện.

Cũng không nằm ngoài quy luật đó, công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp đợc coi là nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện. Từ năm 2003 đến nay, Tổng công ty đã chuyển đổi doanh nghiệp và cổ phần hoá hầu hết các đơn vị thành viên trong Tổng. Cụ thể nh sau:

- Năm 2003: Tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp của hai công ty chế tạo điện cơ HN và Công ty thiết bị điện HN. Đã đợc thẩm định ở cấp Tổng công ty và đang trình lên Bộ Công nghiệp.

- Năm 2004: Đã tiến hành cổ phần hoá xong hai công ty là Công ty chế tạo điện cơ HN và Công ty thiết bị điện HN. Hai công ty này đã tiến hành họp đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ và bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Hai đơn vị tiếp theo thuộc diện cổ phần hoá trong năm 2004 là nhà máy chế tạo biến thế và công ty t vấn và dịch vụ kỹ thuật điện (đã tổ chức xong đại hội cổ đông).

Công ty khí cụ điện I đã tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp giai đoạn 2 và đang bàn giao cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần quý IV/2004.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp của xí nghiệp Việt Thái thuộc công ty TNHH một thành viên Dây và cáp điện Việt Nam. Hồ sơ phơng án cổ phần hoá Xí nghiệp đang đợc thẩm định ở cấp Tổng công ty và sẽ trình lên Bộ Công nghiệp phê duyệt trong tháng 1/05.

Ngày 26/10/2004, Bộ Công nghiệp đã ban hành Quyết định số 2810/QĐ- TCCB về việc cổ phần hoá Công ty cơ điện lam Sơn. Công ty đang tiến hành kiểm kê xác định giá trị doanh nghiệp để trình Tổng công ty xem xét.

- Năm 2005: Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện là xây dung và hoàn thiện đề án chuyển mô hình Công ty mẹ – công ty con va thí điểm Hội đồng quản trị Tổng công ty ký hợp đồng với Tổng giám đốc. Đề án này đã đợc thông qua cấp Bộ và đang trình thủ tớng xem xét phê duyệt đề án.

và công ty cơ điện Lam Sơn. Bộ công nghiệp đã ra quyết định chuyển hai đơn vị này thành các công ty cổ phần. Năm 2005, hai đơn vị đã tổ chức xong đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất thông qua điều lệ, bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Ngoài ra có hai công ty là công ty cổ phần t vấn và dịch vụ kỹ thuật điện, công ty cổ phần chế tạo biến thế và vật liệu điện HN đã tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp giai đoạn 2 và đã đợc bàn giao cho Hội đồng quản trị Công ty cổ phần trong quý III, IV/2005.

2.1.4. Giới thiệu sơ lợc về Công ty Cổ phần Việt Thái.

Trụ sở giao dịch chính của Công ty đặt tại đờng 1 khu công nghiệp Biên Hòa Đồng Nai.

Tên giao dịch quốc tế: Viet Thai joint stock company. Tên viết tắt: VITHAICo

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất các loại mặt hàng luyện kim loại màu (đồng, thau, nhôm), thiết bị điện, vật liệu điện, dây và cáp điện. Đại lý bán hàng và dịch vụ sửa chữa các mặt hàng cơ khí. Xuất nhập khẩu vật t, máy móc thiết bị phụ tùng. Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Tiền thân của Công ty cổ phần Việt Thái là hai xí nghiệp Việt Thái và xí nghiệp cơ điện của Công ty thiết bị điện Cadivi thuộc Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện. Hợp nhất 2 xí nghiệp tách ra từ công ty cadivi theo quyết định số 218QĐ-TCNĐ ngày 26/02/1999 của Hội đồng quản trị công ty trên cơ sở công văn chấp thuận số 09/CV của Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện.

Đầu năm 2005, Bộ trởng Bộ công nghiệp đã ra quyết định số 1135/QĐ- TCCB về việc cổ phần hóa Xí nghiệp Việt Thái, đổi tên thành công ty cổ phần Việt Thái.

Quy mô của công ty ngày càng đợc phát triển và mở rộng. Tính đến ngày 31/12/2005, giá trị tổng tài sản của công ty đạt trên 105 tỷ đồng. Trong đó:

- Tài sản lu động và đầu t ngắn hạn: 84 tỷ. - Tài sản cố định và đầu t dài hạn: 21 tỷ. Nguồn vốn chủ sở hữu là 40 tỷ.

Tổng số cán bộ công nhân viên là 422 ngời.

Giá trị cổ phần phát hành lần đầu là 24.000.000.000 đồng. Mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng. Số lợng cổ phần là 2.400.000 cổ phần.

Năm 2006, tính đến thời điểm 31/10/2006, giá trị tổng tài sản của công ty đã đạt mức 132 tỷ, đạt 89% kế hoạch năm. Dự tính năm 2006, mức chia lợi tức cổ phần dự tính đạt 15%.

2.1.5. Giới thiệu sơ lợc về Công ty Cổ phần cơ điện Lam Sơn.

Trụ sở giao dịch chính của Công ty đặt tại 757 Bà Triệu – phờng Trờng Thi – Thành phố Thanh Hóa.

Tên giao dịch quốc tế: Lam Son mechnics electrical joint stock company. Tên viết tắt: LASCO

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh thiết bị điện, vật liệu điện, điện tử điện lạnh, điện nớc công nghiệp và dân dụng, sản xuất và sửa chữa các mặt hàng cơ khí, các kết cấu đờng dây và trạm biến áp. Thực hiện các dịch vụ sửa chữa và bảo hành các loại thiết bị điện, điện tử, điện lạnh. Xây lắp điện đến 110KV, một phần đờng dây 220KV, xây dựng giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng và xây lắp công nghiệp. T vấn khảo sát thiết kế điện và thiết kế công nghiệp. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phong.

Tiền thân của Công ty cổ phần cơ điện Lam Sơn là Công ty là một Công ty cơ điện, điện tử Lam Sơn Thanh Hóa, thành lập theo quyết định số 520TC/UBTH ngày 10/4/1993 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa với số vốn ban đầu là 3.722 triệu đồng.

Đợc sự chấp thuận của Bộ Công nghiệp, ngày 2/7/2003, chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện đã có quyết định số 45/VEC/QĐ-HĐQT về việc tiếp nhận Công ty cơ điện điện tử Lam Sơn Thanh Hóa làm thành viên chính thức của Tổng Công ty.

Ngày 4/4/2005, Bộ trởng Bộ công nghiệp đã ra quyết định số 1252/QĐ- TCCB về việc cổ phần hóa Công ty cơ điện Lam Sơn.

Đến nay qua hơn 1 năm cổ phần hóa công ty đã có những bớc tiến rõ rệt, đời sống cán bộ nhân viên ngày một nâng cao.

Quy mô của công ty ngày càng đợc phát triển và mở rộng. Tính đến ngày 31/12/2005, giá trị tổng tài sản của công ty đạt trên 20 tỷ đồng. Trong đó:

- Tài sản lu động: 14 tỷ. - Tài sản cố định: 6,5 tỷ.

Nguồn vốn chủ sở hữu là 13,7 tỷ.

Tổng số cán bộ công nhân viên là 172 ngời.

Giá trị cổ phần phát hành lần đầu là 15.000.000.000 đồng. Mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng. Số lợng cổ phần là 1.500.000 cổ phần.

2.2. Thực trạng phân tích tình hình tài chính thông quacác chỉ tiêu tài chính tại các Công ty Cổ phần thuộc Tổng các chỉ tiêu tài chính tại các Công ty Cổ phần thuộc Tổng

Công ty Thiết bị Kỹ thuật Điện.

Cách thức phân tích tài chính tại các Công ty cổ phần chủ yếu sử dụng phơng pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu cơ bản thuộc báo cáo tài chính. Nội dung phân tích chủ yếu tập trung vào một số chỉ tiêu:

2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính.

Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp đợc phân tích thông qua Bảng cân đối kế toán, bao gồm:

- So sánh mức độ tăng giảm của Tổng tài sản, nguồn vốn và từng khoản mục cụ thể bằng số tuyệt đối và tơng đối giữa số cuối kỳ và đầu kỳ.

- Tính toán tỷ trọng của từng khoản mục trong tài sản và nguồn vốn với Tổng tài sản và nguồn vốn. Từ đó xác định mức độ tăng giảm tơng đối về vị trí của từng khoản mục trong tổng giá trị tài sản.

Qua số liệu phân tích thực tế của Công ty cổ phần cơ điện Lam Sơn nh sau:

Bảng 2: Phân tích chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần cơ điện Lam Sơn năm 2005.

Đơn vị:đồng

Tài sản

số Số đầu năm Số cuối năm

Tăng (giảm) Tỷ trọng Tuyệt đối Tơng

đối Đầu năm Cuối năm A. Tài sản lđ và đtnh 100 9,238,106,029 14,291,815,369 5,053,709,340 54.7 61.1 68.8 I. Tiền 110 575,514,572 1,773,383,485 1,197,868,913 208.1 3.8 8.5 1. Tiền mặt tại quỹ 111 87,547,258 225,487,164 137,939,906 157.6 0.6 1.1 2. Tiền gửi ngân hàng 112 487,967,314 1,547,896,321 1,059,929,007 217.2 3.2 7.5

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính trong các Công ty Cổ phần thuộc Tổng Công ty Thiết bị Kỹ thuật Điện (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w