Những cảm xúc khác:

Một phần của tài liệu Tài liệu thực tập sư phạm : SỔ NHẬT KÍ THỰC TẬP (Trang 30 - 32)

Năm học trước (năm thứ hai Cao đẳng), chúng tôi đã từng khăn gói về trường Thực Hành Sư Phạm thực tập. Thời gian thực tế ấy, tuy rất bổ ích nhưng diễn ra quá nhanh (thông thường chỉ có ba tuần) và chúng tôi chỉ chủ yếu “mục sở thị”, ngồi dự giờ học tập rút kinh nghiệm là chính. Chúng tôi cũng có tập tành soạn giáo án, cũng tập dạy thử trên lớp hai tiết. Rồi thì cũng hoàn tất một số thủ tục cho công việc kiến tập. Thời gian ngắn nên vừa làm quen với học sinh – đối tượng sinh động của ngành nghề sư phạm – thì cũng vừa đến lúc chuẩn bị chia tay trở về trường.

Năm học cuối – trước khi ra trường – thực tập là “một phần tất yếu của cuộc sống” sinh viên sư phạm. Chúng tôi đã có một khoảng thời gian dài hơn, cọ xát nhiều hơn với thực tế ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt và hóa thân thành thầy cô “nhập vai” hơn rất nhiều. Từ khi bước chân về trường này theo đoàn thực tập, có mặt đúng giờ vào ngày đầu tiên chào cờ ra mắt toàn thể giáo viên và học sinh toàn trường, chúng tôi đã được đón nhận không khác gì một giáo viên đã vào nghề. Về phía nhà trường là sự phân công công việc – mà toàn những việc hệ trọng (chủ nhiệm, dạy lớp, tổ chức phong trào, tháo gỡ những khó khăn của trường, của lớp, quan hệ với “đồng nghiệp”, với các em học sinh), về phía bản thân là sự nhập cuộc thích nghi từ giờ giấc đến trang phục, từ lời ăn tiếng nói đến vóc đi dáng đứng, từ thái độ làm việc nghiêm túc đến tinh thần cầu tiến ham học hỏi…

Tất cả là những bài học lớn nhưng không phải nằm khô khan trên trang sách theo kiểu từ chương mà sống động, đa dạng biến hóa khôn lường… Đôi khi so với “lý thuyết màu xám” mà chúng tôi đã học thì “cây đời xanh và tươi” đến mức không chịu nổi và

GVHD: TRỊNH MỸ NHUNG SVTH: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

Trang 32

không ít “thầy cô giáo sinh viên” chúng tôi đã thực sự bị “sốc”, bị “choáng” – kể cả một số trường hợp ngoại lệ là bị hụt hẫng…

Nói về “tình huống sư phạm” thì nhiều không biết bao nhiêu mà kể – có những chuyện “thật mà như đùa”, “dở khóc dở cười” hay cười ra nước mắt mà chúng tôi đã từng chứng kiến. Ở đây, trong phạm vi bài dòng tâm sự nhỏ này, tôi chỉ muốn cụ thể hóa một số bài học – có thể nói là đầu tiên – trong thời gian thực tập mà chúng tôi rút ra được. Điều này không ngoài mục đích dành cho bản thân mình một mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới – và nếu có thể – thì những điều chúng tôi chia sẻ ở đây sẽ là những kinh nghiệm bổ ích cho các thế hệ sinh viên sư phạm đàn em bổ sung cho hành trang nghề nghiệp của mình trong tương lai.Thời gian thực tập sáu tuần tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt rồi cũng nhanh chóng trôi qua. Đối diện với học sinh với bảng đen phấn trắng trong tư cách là một giáo viên thật sự tôi cảm thấy thật bỡ ngỡ, khó khăn làm sao. Rồi từng ngày trôi đi, chúng tôi có cảm giác quen dần hơn, bao bỡ ngỡ dần dần giảm bớt và cuối cùng tôi cũng đã bắt nhịp được với công việc. Dần dần cảm thấy ngôi trường Tiểu học Lý Thường Kiệt thật thân quen, gắn bó làm sao. Tất cả đều là nhờ sự giúp đỡ của các em học sinh lớp chủ nhiệm, lớp giảng dạy, sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô và BGH nhà trường đặt biệt là cô hướng dẫn Trịnh Mỹ Nhung. Để rồi khi biết mình sắp phải rời xa mái trương, chia tay thầy cô và các em học sinh lớp chủ nhiệm, hình như trong tôi có cái gì đó bồi hồi, xúc động. Tôi sợ phải xa tất cả, xa những kỉ niệm ngọt ngào, những tiếng nói thân quen, những nụ cười hồn nhiên mà ngày ngày mình từng được chứng kiến.

Qua đợt thực tập năm cuối này, tôi cảm thấy như mình đã trưởng thành hơn, đã lớn hơn trước rất nhiều. Và cũng từ đây, tạo dựng cho tôi nhiều cảm xúc vô cùng hạnh phúc, rợn ngợp khi lần đầu tiên được làm thầy, lần đầu tiên được các em học sinh yêu quý, kính trọng, và được các em gọi bằng “Thầy” và những cảm xúc khác mà tôi không thể nào mô tả được bằng lời.

Tôi chỉ còn biết cám ơn, cám ơn quý thầy cô trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, trường CĐSP đã tạo điều kiện thuận lợi , giúp tôi hoàn thành tốt công việc trong suốt sáu tuần thực tập vừa qua. Và tôi cũng không quên cảm ơn tất cả các em học sinh trường Tiểu

GVHD: TRỊNH MỸ NHUNG SVTH: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

Trang 32

học Lý Thường Kiệt, đặc biệt là tập thể lớp 3/8 đã mang đến cho tôi những giây phút thật ngọt ngào và hạnh phúc, tôi xin chân thành cám ơn!!!

Cuối lời em xin kính chúc quý thầy cô “ngày càng dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người cao cả của mình - Chúc các em học sinh đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới”!!!

Sóc Trăng, ngày 21 tháng 03 năm 2011

GVHD duyệt (Sinh viên ký tên) Trịnh Mỹ Nhung Nguyễn Văn Chương

GVHD: TRỊNH MỸ NHUNG SVTH: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Tài liệu thực tập sư phạm : SỔ NHẬT KÍ THỰC TẬP (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w